Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 67)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu

(%) Giá trị Cơ cấu

(%)

1. Cây LT- TP 1354 52,08 1518 52,34 2056 58,74

2. Cây CN ngắn ngày 552 21,23 634 21,86 785 22,43

3. Cây khác 694 26,69 748 25,79 659 18,83

Nguồn: Chi cục thống kê, phịng Tài ngun mơi trường - NN Cô Tô.

Bảng 3.2 cho thấy rằng giá trị sản xuất ngành trồng trọt mang lại ngày một tăng. Năm 2013 so với năm 2012 tăng lên 20,6% và so với năm 2011 thì tăng 34,6%. Đây cũng là kết quả đáng khen ngợi. Vì mặc dù diện tích gieo trồng của ngành bị giảm dần qua các năm nhưng giá trị nó mang lại khơng phải vì thế mà giảm đi mà ngược lại. Để có được kết quả này cũng là sự cố găng không ngừng của các cấp, chính quyền liên quan, mà bản thân các hộ, các trang trại cũng không ngừng tiếp thu cái mới để áp dụng vào sản xuất, đưa giá trị của ngành ngày càng đi lên và vẫn chiếm một tỷ trọng chiến lược trong cơ cấu kinh tế của nông nghiệp.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, ta thấy tỷ trọng cây lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất, có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể: nếu như năm 2011 chiếm 52,08% trong cơ cấu thì đến năm 2013 nó tăng lên và chiếm 58,74% trong cơ cấu. Nguyên nhân chính dẫn đến là do chủ trương của huyện giảm diện tích đất trồng cây lương thực- thực phẩm để trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Q trình chuyển dịch này đã làm ảnh hưởng lớn đến sản lượng của chúng, nhưng bản thân chúng cũng đã và đang vẫn giữ vai trò chủ chốt trong cơ cấu ngành trồng trọt. Nếu như không coi trọng nó thì bản thân ngành trồng trọt và các ngành khác cũng khó có thể phát triển được.

Điều tiếp theo mà ta thấy đó là, giá trị các loại cây khác: cây hoa, cây cảnh...cũng đang chiếm một tỷ trọng lớn nhưng cũng có xu hướng giảm: Năm 2011 tỷ trọng của chúng chỉ chiếm 26,69% thì đến năm 2013 chiếm 18,83%. Tốc độ phát triển của chúng năm 2013 so với năm 2011 là

-5%. Đây là con số đáng buồn, vì các loại cây này đã đóng góp phần lớn vào tỷ trọng ngành trồng trọt.

Cơ cấu giá trị của cây công nghiệp ngắn ngày tuy có tăng nhưng số lượng khơng đáng kể. Mặc dù việc gieo trồng các loại cây trồng ngắn ngày cũng được quan tâm, nhưng do thu nhập không cao từ chúng dẫn đến không hấp dẫn được người sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)