Tiếp cận thị trường tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 109 - 114)

5. Bố cục của luận văn

4.2.8. Tiếp cận thị trường tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế nói chung và cơ cấu sản xuất ngành trồng nông nghiệp nói riêng đều nhằm mục đích sản xuất ra nhiều hàng hoá để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy tiếp cận thị trư ờng là một trong những giải pháp quan trọng nhất để chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp có hiệu quả. Các giải pháp về thị trường cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

-Phát triển và mở rộng thị trường du lịch để thu hút khách đến với huyện đảo Cô Tô, bao gồm cả thị trường trong nước và ngoài nước. Cụ thể, tiếp tục quảng bá thông qua các ấn phẩm giới thiệu du lịch Cô Tô, cập nhật các thông tin du lịch trên trang web của huyện, thông qua các bài viết giới thiệu trên các báo, tạp chí; tuyên truyền, quảng bá giới thiệu thông qua các sự kiện lớn của tỉnh Quảng Ninh,…

-Đối với các sản phẩm nông nghiệp, các đặc sản như mực, hải sâm, tham gia và thiết lập các chứng nhận an toàn như VietGAP, GlobalGap,..) để tăng độ tin cậy, uy tín cũng như giá trị của sản phẩm

-Xây dựng kênh phân phối và giới thiệu sản phẩm tại các thành phố lớn thông qua việc ký kết với hệ thống các siêu thị, cửa hàng đặc sản nhằm đảm bảo ổn định đầu ra và giá bán sản phẩm.

-Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì được đóng gói (sứa, mực một nắng,..) theo quy cách sẽ nâng cao sức cạnh

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, nông nghiệp huyện Cô Tô đã và đang có những bước phát triển mới theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, quá trình chuyển dịch này đã góp phần đưa cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện từ manh món sang sản xuất hàng hoá. Có được thành tựu này, cũng do có sự đóng góp và nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong huyện trong việc phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế chung của huyện

Tuy nhiên, so với tiềm năng của huyện có lợi thế lớn trong việc phát triển nông nghiệp thì quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp trong những năm qua còn chậm, chưa tạo ra được sức bật mới để phát triển sản xuất và dịch chuyển cơ cấu kinh tế của huyện trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện vẫn còn khá nặng nề về trồng trọt, trong ngành trồng trọt thì cây lương thực lại chiếm tỷ trọng rất lớn. Đây không phải là một cơ cấu sản xuất mang lại hiệu quả và thu nhập cao cho nông dân trong huyện. Do vậy mà yêu cầu chuyển đổi của ngành trồng trọt đang được huyện quan tâm, và có định hướng chuyển dịch, giảm tỷ trọng cây lương thực để phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cây rau, quả và phát triển du lịch - sinh thái.

Cô Tô còn nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ hơn. Qua việc tìm hiểu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện, luận văn về cơ bản đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra:

Thứ nhất, luận văn cơ bản đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.

Thứ hai, mô tả và phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh theo 3 nội dung chủ yếu: Theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế và theo vùng.

Thứ ba, Đề xuất, khuyến nghị các giải pháp để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

Từ kết quả đã đạt được cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh có vai trò quan trọng và cần thiết. Để có được một cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng huyện cần xây dựng hệ thống chính sách phù hợp với sự phát triển các ngành kinh tế, quy hoạch cơ cấu các ngành, nghề hợp lý và cần có thêm sự ủng hộ của Tỉnh, Nhà nước, các bộ ngành TW về cơ chế chính sách và các nguồn lực để đầu tư đó là các yếu tố quan trọng quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đến năm 2020 thành công.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song vì điều kiện thời gian và khả năng còn có những hạn chế, nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy, cô giáo và những người quan tâm đến đề tài để bản luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội giai đoạn năm 2011 - 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2015-2020 của huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

2. Bộ Khoa học, Công nghệ và Mội trường (1995), Nghiên cứu xác định cơ cấu kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm, Chương trình khoa học cấp nhà nước “Đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý”, Đề tài KX.03.20, nghiệm thu tháng 12, Hà Nội.

3.Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp - nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới (1986 - 2002), Nxb Thống kê, Hà Nội , tr.535

4.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến XI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

5.Bùi Huy Đáp (1983), Về cấu nông nghiệp - nông thôn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp

6. Ngô Đình Giao (1997), Một số vấn đề về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ngành, vùng, thành phần) trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài khoa học xã hội 0104, Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước KHXH02, nghiệm thu tháng 12, Hà Nội.

7. Lê Thu Hoa (1997), “Đầu tư có trọng điểm và vấn đề hình thành cơ cấu kinh tế lãnh thổ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”,

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 18, tháng 5-6, Hà Nội.

8.Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành về phát triển cơ cấu ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 9.Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội huyện Cô Tô đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030.

10. Tatyana P.Soubbotina (2005), Không chỉ là tăng trưởng kinh tế, Nhập môn về phát triển bền vững, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

11. Bùi Tất Thắng (2006), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Phạm Nguyệt Thương (2008), Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường ĐH Kinh tế và QTKD.

13. Trung tâm biên soạn từ điển quốc gia (1995), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

14. Viện chiến lược Phát triển, Bộ kế hoạch và Đầu tư (2002), Một số vấn đề lý luận, phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.11 15. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường

dẫn tới giàu sang), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Ngô Doãn Vịnh (2006), Những vấn đề chủ yếu về kinh tế phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Website:

- http://www.quangninh.gov.vn/ - http://www.baoquangninh.com.vn/ - http://www.xaydungdang.org.vn/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)