Quan điểm và Phương hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 97)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu thúc đẩy quá trình chuyển dịch

4.1.1. Quan điểm và Phương hướng

4.1.1.1. Quan điểm

Việc xác định một cơ cấu nông nghiệp hợp lý làm cơ sở thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu KTNN và cơ cấu kinh tế chung của huyện Cô Tô phải dựa trên các quan điểm và định hướng cơ bản sau:

- Quan điểm 1: Phải khai thác một cách có hệ thống và đa dạng các lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô

Lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện Cô Tô rất đa dạng và phong phú cho việc phát triển nông nghiệp tổng hợp: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,... Vì vậy, trong thời gian tới cần khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế kể trên để có thể phát triển mạnh và tạo sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nơng nghiệp của huyện, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Việc phát triển phải được đặt trong mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ, liên kết phát triển; cần phải tính đến mối liên hệ liên vùng, quan hệ nội vùng, nghĩa là các mối quan hệ giữa các huyện, thành thị lân cận trong tỉnh và các tỉnh bạn thuộc vùng phụ cận Thủ đơ và vùng trung du, miền núi phía Bắc.

- Quan điểm 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Cô

phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường, phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa

Điều này cho phép giải phóng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, trước hết là lao động, đất đai; khai thác tốt các

điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp của địa phương; mở rộng thị trường các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của tỉnh/huyện sang các địa phương trong nước và các nước trong khu vực, trên thế giới.

- Quan điểm 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Cô phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường trong yêu cầu phát triển bền vững

Quan điểm này cho thấy cần phát huy mọi nguồn lực của tỉnh và huyện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung bao gồm cả cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh với hiệu quả cao. Cần phát triển những ngành nơng nghiệp mà huyện Cơ Tơ có lợi thế; nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, làm tiền đề thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Nông nghiệp-công nghiệp- dịch vụ) theo hướng công nghiệp hóa. Áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại giá trị gia tăng cao. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập dân cư, giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, nước, khoáng sản trên địa bàn huyện.

- Quan điểm 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Cô Tô phải đi đôi với đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và hoạch định chính sách cho phát triển kinh tế và nông nghiệp của địa phương

Để khắc phục những bất cập trong phát triển nông nghiệp, cần đổi mới và hồn thiện các chính sách quan trọng cho phát triển nơng nghiệp (chính sách về đất đai, về quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh; về đào tạo nguồn nhân lực, về vốn, đầu tư cho phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, quy hoạch phát triển các đô thị, khu công nghiệp…), nhằm thúc đẩy sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

4.1.1.2. Phương hướng *Về trồng trọt

Giảm dần diện tích trồng lúa để chuyển mạnh sang trồng rau màu, hoa quả thực phẩm sạch cung cấp trực tiếp cho thị trường đô thị tỉnh Quảng Ninh. Tăng giá trị sản phẩm trên một ha diện tích đất canh tác. Tập trung thâm canh, đưa các giống lúa mới phẩm cấp chất lượng tốt được thị trường tiêu thụ ưa chuộng và giá bán cao. Từng bước giảm dần các giống lúa chất lượng gạo thấp, khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh kém. Tiếp tục nghiên cứu chọn lọc đưa các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu thực phẩm có chất lượng cao vào trồng trọt tại huyện

Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước vùng đồi gị như trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày, trồng cỏ chăn nuôi gia súc, cây ăn quả.

* Về chăn nuôi

Cơ Tơ là huyện đảo, địa hình chủ yếu là đồi núi, có lợi thế về đồi bãi rộng lớn, được phủ kín bởi rừng, rất thích hợp cho việc chăn thả gia cầm.Từ thực tế các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và phân tán nên cần phải quy hoạch thành từng vùng tập hợp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một tổ chức có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong đó xác định con ni chính là gà, lợn và bò. Phấn đấu đến 2020 tỷ lệ bò lai sim đạt 100%, số lượng gia cầm ổn định ở mức 2,0-2,5 triệu con. Khuyến khích phát triển chăn ni các con đặc sản lợn rừng lai, gà sao, gà lôi, gà đồi vào sản xuất trang trại, các khu vực đồi gị.

* Về thuỷ sản

Cơ Tơ có rạn san hơ cùng với hệ thực vật phong phú và đáy cát, bùn, có nhiều các eo biển, vịnh, ít bị tác động bởi sóng gió, ít bị ảnh hưởng trực

tiếp của nước ngọt đổ vào. Với lợi thế này, huyện có thể phát triển mạnh việc nuôi trồng thủy sản tại một số khu vực thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân.

Ngoài ra giải pháp phát triển thủy sản của Cô Tô trong thời kỳ quy hoạch là: Thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa bấp bênh không ăn chắc sang lúa - cá, hoặc chuyên nuôi trồng thuỷ sản,. Mạnh dạn áp dụng phương thức nuôi trồng thủy sản thâm canh, đưa các giống thủy sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng, khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)