Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 103 - 104)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.4. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp

Hạ tầng cơ sở ở một số địa phương là môi trường để phát triển sản xuất nơng nghiệp ở địa phương đó. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn như giao thông, thuỷ lợi, cơ sở dịch vụ nơng nghiệp càng hồn thiện thì càng tạo ra mơi trường thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, đa dạng hóa sản phẩm. Do đó việc đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn là một giải pháp không thể thiếu được trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Trên thực tế ở huyện Cô Tô những năm qua cho thấy để đưa được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất có một ý nghĩa quan trọng. Cần tạo dựng cơ chế thoả đáng để thu hút các

thành phần kinh tế, các doanh nghiệp cho xây dựng cơ sở hạ tầng, tránh không để người dân phải đóng góp nhiều. Những năm qua, thực hiện phong trào “Cô Tô chung sức xây dựng Nông thôn mới” cùng với cơ chế hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng cho một số xã đạt chuẩn về xây dựng Nơng thơn mới và các xã cịn lại đang tích cực triển khai. Song so với yêu cầu phát triển một nền nơng nghiệp hàng hóa trong huyện thì cần phải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng hệ thống thuỷ lợi đảm bảo cho thâm canh đa dạng hóa cây trồng; đầu tư xây dựng đồng ruộng, chuồng trại và mặt nước nuôi trồng thủy sản; xây dựng đường giao thông thôn bản, xây dựng và nâng cao năng lực hoạt động của các Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Trạm Vật tư; Đầu tư các cơ sở chế biến nông, lâm sản tại huyện và các trung tâm cụm xã để đáp ứng kịp thời đòi hỏi yêu cầu cho các hộ dân sản xuất và ổn định sản xuất.

Mặt khác, để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Cô Tô theo hướng phát triển nông nghiệp hiện đại, trong giai đoạn tới cần hướng đầu tư vào công nghiệp chế biến và khâu thương phẩm. Đây là khâu quyết định của tồn bộ q trình sản xuất và tiêu thụ nơng phẩm của nơng nghiệp hàng hóa. Đây có thể xem là yếu tố vật chất - kỹ thuật, cấu trúc lại nông nghiệp, chuyển nông nghiệp thành một nông nghiệp thương phẩm, công nghệ cao và hiện đại. Về mặt quan niệm, nông nghiệp hiện đại là nơng nghiệp bao gồm trong đó khâu chế biến và khâu thương phẩm hóa hiện đại. Để làm được điều này cần phân bổ lại nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến nông, lâm, thủy sản và mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu phát triển. Đây là giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp khơng chỉ đối với huyện Cơ Tơ, mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)