Tình hình phát triển ngành thuỷ sản huyện Cô Tô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 84)

Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tổng sản lượng thuỷ sản Trong đó: SL khai thác SL nuôi trồng TS Tấn 550 3827 4991 300 3650 4850 250 177 141 2. Diện tích nuôi trồng TS Ha 111 121 128 3. Giá trị sản phẩm TS Triệu đồng 18400 24800 27300

Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả

Tổng sản lượng thuỷ sản tăng từ 550 tấn lên 4991 tấn (tăng 4441 tấn). Trong đó, khai thác hải sản chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng. Từ năm 2011 - 2013, sản lượng khai thác hải sản tăng 16 lần, chiếm 97% tổng sản lượng thuỷ hải sản toàn huyện (năm 2013) trong khi năm 2011, sản lượng khai thác hải sản chỉ chiếm 54%. Sự gia tăng sản lượng khai thác thủy sản những năm qua là kết quả của việc huyện đã đầu tư củng cố, tăng cường phương tiện đánh bắt hải sản cả về số lượng và công suất. Năm 2013, toàn huyện có 652 phương tiện đánh bắt hải sản có gắn máy (tăng 135 chiếc). Sản phẩm chủ yếu trong khai thác hải sản là cá với sản lượng gần 2578 tấn, chiếm khoảng 53% tổng sản lượng khai thác toàn huyện, tăng 1150 tấn cá khai thác so với năm 2011; tôm khai thác được 1.243 tấn, tăng 324 tấn, chiếm 25,7% tổng sản lượng khai thác hải sản. Ngoài ra, huyện còn khai thác mực với sản lượng 676 tấn và một số hải sản khác.

Trong tổng sản lượng thuỷ hải sản toàn huyện, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỷ trọng nhỏ hơn sản lượng khai thác hải sản, chiếm khoảng 45% tổng sản khai thác năm 2013 nhưng giảm mạnh xuống còn 3% ở năm 2013. Tuy nhiên, sang năm 2014, huyện đã nhanh chóng khắc phục khó khăn trên, đồng thời thực hiện 10 dự án nuôi trồng thuỷ sản theo phương pháp công nghiệp với diện tích 15 ha, đã đưa vào nuôi thả 8 ha cho năng suất từ 10 - 14

tấn/ ha. Nhờ vậy, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của huyện bước đầu được khôi phục và sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo.

Sản phẩm chính của nuôi trồng thuỷ sản là cá và tôm, rau câu tươi (sản lượng đạt 100 tấn bằng 70% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản). Ngay như hải sâm thương phẩm, mặc dù mới xuất hiện trên địa bàn huyện gần đây nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả khá cao cho người nuôi và đang từng bước trở thành sản phẩm chủ lực của huyện. Năm 2013, toàn huyện đã có 10 hộ được cấp phép nuôi trồng hải sâm với diện tích lên tới trên 7 ha, tập trung chủ yếu trên địa bàn xã Thanh Lân.

Đặc biệt, huyện đã triển khai thực hiện mô hình nuôi Hải sâm thương phẩm, tôm he chân trắng, cá Vược… là những sản phẩm thuỷ sản có giá trị cao. Trong tương lai, ngành nuôi trồng thuỷ sản của huyện sẽ còn tiếp tục phát triển vì đây là ngành có tiềm năng phong phú, lại được huyện quan tâm đầu tư áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng và sản xuất.

Trong 3 năm qua, giá trị sản phẩm ngành thuỷ sản không ngừng tăng mạnh từ 18400 triệu lên 273.000 triệu đồng (tăng 1,4 lần), là ngành tăng mạnh nhất trong 3 ngành thuộc cơ cấu nông - lâm - thuỷ sản. Do đó, tỷ trọng ngành thuỷ sản tăng nhanh, năm 2013 chiếm 48,9% giá trị toàn ngành nông - lâm - thuỷ sản.

Nhìn chung, ngành thuỷ sản huyện Cô Tô thời gian qua tăng trưởng mạnh dẫn đến tỷ trọng của ngành này được nâng cao hơn trong cơ cấu ngành nông - lâm - thuỷ sản. Cùng với việc phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng và thực hiện nhiều chính sách phù hợp (như chính sách hỗ trợ thuỷ sản, chuyển diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, triển khai nuôi trồng thuỷ sản theo phương pháp thâm canh…) đã góp phần thúc đẩy ngành thuỷ sản phát triển và trở thành ngành kinh tế mòi nhọn của huyện.

Tóm lại: Sự phát triển ngành thuỷ sản và ngành chăn nuôi trong huyện được coi là bước quan trọng, quyết định để tạo sự chuyển dịch mạnh trong nội

bộ ngành nông - lâm - thuỷ sản. Năm 2013, thuỷ sản và chăn nuôi chiếm 57,16% giá trị toàn ngành nông - lâm - thuỷ sản. Đây là sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới ở huyện đảo Cô Tô ngày một giàu đẹp hơn.

3.2.1.5. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ sản xuất nông nghiệp

Dịch vụ nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Các ngành dịch vụ như: Dịch vụ vốn, dịch vụ kỹ thuật vật tư cần thiết cho nông dân vì chung giúp cho các hộ thiếu vốn có điều kiện vay để thanh toán sau khi thu hồi hoặc mua giúp vật tư giúp đến từng hộ bằng tiền vay của ngân hàng, vật tư được đảm bảo chất lượng, giá thành thích hợp. Dịch vụ kỹ thuật vừa làm chức năng khuyến nông vừa kinh doanh giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Trước đây các hoạt động này do Nhà nước quản lý, đến nay chúng có thể được trao đổi trên thị trường và tư nhân cũng có thể tham gia, điều đó làm cho hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, giá cả cạnh tranh góp phần tăng dần tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Ở Cô Tô, hoạt động dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Vì đây là hoạt động mới mẻ, chỉ chủ yếu do các HTX nông nghiệp đảm nhiệm, tư nhân chưa tham gia. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu là: cho thuê đất canh tác, thủy nông, cung ứng vật tư... còn nhiều hoạt động khác vẫn chủ yếu do các cấp chính quyền liên quan cấp trên đảm nhiệm.

Trong những năm tới để đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp thì Đảng bộ huyện đã đưa ra nhiều chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động này, để tạo ra sự đa dạng về các hoạt động và chất lượng trong viêc cung ứng các dịch vụ. Trong thời gian tới sẽ có

những chính sách hỗ trợ để phát triển loại hình dịch vụ, để điều kiện phát triển tốt nhất cho quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện. Đây là một tác động gián tiếp giúp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng.

3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng

Huyện Cô Tô gồm 02 xã và một thị trấn. Sự phân chia vùng kinh tế của huyện vẫn chưa được rõ nét, nhìn chung Các vùng khác có chuyển đổi nhưng tốc độ chậm và không đều giữa các xã trong vùng, giữa các vùng vẫn chưa có sự liên kết trong công tác chuyển dịch cây trồng, vật nuôi.

3.2.2.1. Vùng gò đồi

Vùng gò đồi của huyện là xã Đồng Tiến. Đây là vùng có địa hình đồi núi cao so với thị trấn và xã Thanh Lân, do đó mà cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong vùng đã có sự chuyển dịch nhưng chậm và không đều. Đặc biệt ở xã Đồng Tiến do quá trình chuyển đổi đất đai nông nghiệp sang đất chuyên ngành không theo qui hoạch của Nhà nước đã gây thiệt hại đáng kể cho nông nghiệp và Nhà nước ta.

Sự chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa tập trung chủ yếu vào một số trang trại và một số nơi có lợi thế so sánh đối với một số loại sản phẩm (cây ăn quả, chăn nuôi bò, nuôi gà đồi..). Hầu hết các hộ gia đình vẫn giữ phương thức luân canh trên hai nền lúa nước. Tuy nhiên mô hình ứng dụng giống lúa mới của hộ gia đình nhà anh Diêm ở xã Đồng Tiến cấy lúa lai Trung Quốc cho năng suất 240tạ/sào cao gấp 2 lần các giống lúa thường, lại là mô hình mà nguời dân trong vùng có thể tham khảo.

Cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây ngắn ngày ít có sự thay đổi, chủ yếu vẫn trồng lạc, ngô và khoai lang. Tuy nhiên gần đây cũng đã xuất hiện các hướng sản xuất mới nhằm đạt giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Điển hình như: Mô hình trồng cây dưa chuột Đài Loan vụ đông cho năng

suất 1- 1,5 tấn/ sào, cho thu nhập cao gấp 3-5 lần so với trồng các cây vụ đông khác. Diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như hoa và cây rau cũng tăng lên đáng kể.

Cơ cấu sản phẩm chăn nuôi có sự thay đổi mạnh trong thời gian gần đây. Một số mô hình chăn nuôi mới như: Mô hình chuyển đổi đất trũng sang nuôi trồng thủy sản hộ gia đình ông Lê Mạnh Hùng ở Thanh Lân bước đầu mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa. Đặc biệt ông Hùng đã nuôi thành công tôm càng xanh đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Nhiều mô hình ứng dụng giống gia cầm mới: vịt SuperM, CV2000, ngan Pháp, vịt trứng Triết Giang; các giống gà thả vườn như gà đồi,Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir... đã được nhân rộng và được người dân coi là hướng làm kinh tế chính.

Dịch vụ nông nghiệp còn phát triển chậm, mới chỉ tập trung vào các hoạt động dịch vụ giống và vật tư nông nghiệp, còn các dịch vụ khác còn rất hạn chế. Hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học cộng nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, chưa theo một chương trình chụ thể, và bản thân nhiều hộ còn lúng túng trước sự đổi mới của công nghệ trong nông nghiệp.

3.2.2.2. Vùng trũng

Trên vùng sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong ngành trồng trọt của các xã còn rất chậm, cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống cây trồng. Các công thức luân canh cây trồng vẫn bố trí trên nền sản xuất hai vụ lúa nên hiệu quả chưa cao. Với địa hình là vùng trũng có khả năng nuôi trồng thủy sản, do đó trong thời gian gần đây cũng đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp: Mô hình chuyển đổi từ cấy lúa một vụ sang cấy lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Nguyễn Khắc Lương thôn ở xã Thanh Lân năm 2013 đạt thu nhập gấp 6,75 lần năm 2011; Mô hình chuyển đổi từ cấy 2 vụ lúa bấp bênh sang nuôi trồng lúa + gà đồi của hộ gia đình ông

Nguyễn Huy Kế xã Đồng Tiến năm 2012 đạt thu nhập gấp 87 lần trước khi chuyển đổi.

Bên cạnh những mô hình chuyển đổi hiệu quả, trong vùng cũng có một số mô hình không thành công, tiêu biểu là mô hình nuôi thủy sản của ông Trần Văn Nghị xã Thanh Lân, gia đình ông có 5 lao động, nhận thầu đầm hoang của xã để nuôi thả cá. Khi nước lớn đầm có diện tích là: 25 ha; nếu ở mức bình thường thì chỉ rộng: 5 ha; khi cạn là: 2,5 ha. Năm 2013 với tổng số 33,5 triệu đầu tư cho thả cá trên diện tích 5 ha, vì thiên tai, mưa lớn đập bị tràn, vỡ, cá bị thất thoát, gia đình ông chỉ thu được 29,1 triệu đồng, lỗ 4,4 triệu đồng.

Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của vùng tăng dần, đặc biệt là phát triển chăn nuôi lợn thịt và chăn nuôi gia cầm. Trong vùng cũng có một số mô hình chăn nuôi bò sữa có triển vọng nhưng qui mô nhỏ, chưa được nhân rộng.

Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp đã có bước phát triển mới nhằm phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu nhưng cũng còn rất chậm và chưa đa dạng.

3.2.2.3. Vùng giữa

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn biến theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng ngành chăn nuôi khá cao chiếm gần 50%, tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không đều giữa các xã trong vùng, chỉ chủ yếu tập trung vào các xã: Đồng Tiến, Thanh Lân... còn thị trấn của huyện Cô Tô thì rất chậm.

Ngành trồng trọt có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng cây lương thực để chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm khác có tỷ suất hàng hóa cao và giá trị kinh tế cao hơn như trồng cây họ đậu, trồng hoa nhài, trồng lạc....nhưng tiến trình dịch chuyển còn chậm do khó khăn về thị trường và nước tưới.

Chăn nuôi khá phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt và gia cầm. Mấy năm gần đây đã xuất hiện một số mô hình phát triển chăn nuôi gà đồi ở xã Đồng Tiến bước đầu cho hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận. Cô Tô là huyện đảo, địa hình chủ yếu là đồi núi, có lợi thế về đồi bãi rộng lớn, được phủ kín bởi rừng, rất thích hợp cho việc chăn thả gia cầm.Từ thực tế các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và phân tán nên cần phải quy hoạch thành từng vùng tập hợp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một tổ chức có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp trong những năm gần đây đã có bước phát triển mới phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi song chưa đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất.

Qua đây ta thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo vùng của huyện tuy đã thu được những kết quả khả quan, và theo chiều hướng tăng tỷ trọng các ngành lợi thế của mỗi vùng: Vùng gò đồi tập trung vào các mô hình chuyển đổi diện tích gieo trồng lúa sang trồng cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn so với cây lúa; Vùng đất giữa lại tập trung vào việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng trọt, diện tích ngành trồng trọt cũng giảm đi đáng kể, thay vào đó là diện tích rau màu sạch được tăng dần qua các năm; Vùng đất bằng phát triển khá nhanh và mạnh các mô hình chăn nuôi gia súc và gia cầm, đặc biệt và chăn nuôi lợn thịt và gà đồi, việc chuyển đổi này đã mang lại thu nhập cao cho người làm nông nghiệp. Bên cạnh những kết quả đó thì việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng của huyện vẫn còn khá nhiều bất cập, do trình độ của người lao động chưa cao cộng với việc chưa có định hướng qui hoạch vùng cụ thể dẫn đến nhiều khi người dân chuyển đổi tự phát lan tràn không kiểm soát được, do vậy những hậu quả để lại rất khó khắc

phuc. Nhiều nơi người dân không hưởng ứng các chương trình chuyển đổi, do không hiểu và biết được vai trò quan trọng của các dự án.

3.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế kinh tế

Trải qua một thời gian dài với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cơ cấu thành phần kinh tế nước ta chủ yếu là hai loại hình: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể làm cho sản xuất nông nghiệp lạc hậu trì trệ, không phát triển xứng với tiềm năng vốn có.

Đến nay qua nhiều kì Đại hội của Đảng, trong nền kinh tế nước nhà đã có nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực mà Nhà nước không cấm. Chính nhân tố này đã tạo điều kiện không chỉ cho kinh tế nói chung mà trong ngành nông nghiệp cũng có bước tiến rõ rệt.

Trên địa bàn huyện Cô Tô không có doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp liên doanh trong sản xuất nông nghiệp. Chủ thể sản xuất chính trong nông nghiệp hiện nay vẫn là các hộ gia đình, giá trị mà thành phần này tạo ra chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2013 chiếm 93,79% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngày nay thành phần kinh tế này đang phát triển độc lập, tự chủ và qui mô sản xuất ngày càng lớn hơn, hình thành các trang trại, gia trại và xuất hiện các hộ nông dân làm ăn giỏi.

Còn thành phần kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)