Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 92)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Quá trình chuyển đổi ở một số nơi còn mang tính tự phát, manh mún, chưa theo các chỉ thị, kế hoạch của các ban, ngành cấp trên, dẫn đến khó khăn trong vấn đề giải quyết các vấn đề liên quan.

Cơ sở hạ tầng- kỹ thuật yếu kém, đầu tư cho nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu nước tưới cho cây trồng ở một số vùng hiện nay làm hạn chế quá trình dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thị trường tiêu thụ nông sản còn trôi nổi, chưa gắn kết sản xuất với chế biến để tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định cho nông dân. Bên cạnh đó nhiều nông dân còn có ý nghĩ nông nổi, nhiều công ty, dự án ký hợp đồng mua sản phẩm, nhưng khi sản phẩm được giá thì nông dân rất dễ phá hợp đồng, tự ý bán sản phẩm ra ngoài thị trường gây giảm lòng tin đối với các nhà doanh nghiệp.

Nông dân còn thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, nhưng vấn đề vay vốn phát triển sản xuất còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt với các hộ nghèo muốn tăng gia phát triển sản xuất lại càng khó khăn hơn. Vì nhu cầu vay vốn để mơ rộng sản xuất của các trang trại khá lớn, nên việc đáp ứng cung khó khăn, dẫn đến qui mô sản xuất trên địa bàn huyện còn nhỏ, sản phẩm chưa tập trung và ổn định, khó khăn trong việc tiêu thụ, hạn chế tsự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.

Trình độ sản xuất của nông dân còn thấp và hạn chế dẫn đến việc nắm bắt và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn khó khăn và hạn chế. Một bộ phận nông dân không theo chủ đạo của lịch thời vụ, nhiều hộ còn bảo thủ trong sản xuất không muốn thay đổi nếp làm cũ, lao động dư thừa nhưng chưa tích cục sản xuất vụ đông, nhiều hộ còn chủ quan thờ ơ trong phòng trừ sâu bệnh dịch hại điều này đã ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Hệ thống khuyến nông còn gặp nhiều bất cập chưa phục vụ kịp thời và toàn diện yêu cầu chuyển đổi ở các cơ sở. Cho đến nay huyện Cô Tô đã có trạm khuyến nông nhưng hoạt động còn chưa đúng với chức năng của mình, do vậy mà chưa hiệu quả.

Sự quan tâm của các ngành, cấp trong việc chuyển dịch cơ cấu còn hạn chế, công tác tuyên truyền vận động cho người dân hiểu được tác dụng của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp không thường xuyên làm cho người dân còn do dự, không hăng hái học hỏi chuyển đổi. Công tác chính trị tư tưởng nhận thức chưa sâu kỹ do đó dẫn tới đầu tư chưa thỏa đáng.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH 4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Cô Tô, Quảng Ninh

4.1.1. Quan điểm và Phương hướng

4.1.1.1. Quan điểm

Việc xác định một cơ cấu nông nghiệp hợp lý làm cơ sở thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu KTNN và cơ cấu kinh tế chung của huyện Cô Tô phải dựa trên các quan điểm và định hướng cơ bản sau:

- Quan điểm 1: Phải khai thác một cách có hệ thống và đa dạng các lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô

Lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện Cô Tô rất đa dạng và phong phú cho việc phát triển nông nghiệp tổng hợp: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,... Vì vậy, trong thời gian tới cần khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế kể trên để có thể phát triển mạnh và tạo sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nông nghiệp của huyện, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Việc phát triển phải được đặt trong mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ, liên kết phát triển; cần phải tính đến mối liên hệ liên vùng, quan hệ nội vùng, nghĩa là các mối quan hệ giữa các huyện, thành thị lân cận trong tỉnh và các tỉnh bạn thuộc vùng phụ cận Thủ đô và vùng trung du, miền núi phía Bắc.

- Quan điểm 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Cô phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường, phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa

Điều này cho phép giải phóng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, trước hết là lao động, đất đai; khai thác tốt các

điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp của địa phương; mở rộng thị trường các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của tỉnh/huyện sang các địa phương trong nước và các nước trong khu vực, trên thế giới.

- Quan điểm 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Cô phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường trong yêu cầu phát triển bền vững

Quan điểm này cho thấy cần phát huy mọi nguồn lực của tỉnh và huyện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung bao gồm cả cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh với hiệu quả cao. Cần phát triển những ngành nông nghiệp mà huyện Cô Tô có lợi thế; nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, làm tiền đề thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Nông nghiệp-công nghiệp- dịch vụ) theo hướng công nghiệp hóa. Áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại giá trị gia tăng cao. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập dân cư, giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, nước, khoáng sản trên địa bàn huyện.

- Quan điểm 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Cô phải đi đôi với đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và hoạch định chính sách cho phát triển kinh tế và nông nghiệp của địa phương

Để khắc phục những bất cập trong phát triển nông nghiệp, cần đổi mới và hoàn thiện các chính sách quan trọng cho phát triển nông nghiệp (chính sách về đất đai, về quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh; về đào tạo nguồn nhân lực, về vốn, đầu tư cho phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, quy hoạch phát triển các đô thị, khu công nghiệp…), nhằm thúc đẩy sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

4.1.1.2. Phương hướng *Về trồng trọt

Giảm dần diện tích trồng lúa để chuyển mạnh sang trồng rau màu, hoa quả thực phẩm sạch cung cấp trực tiếp cho thị trường đô thị tỉnh Quảng Ninh. Tăng giá trị sản phẩm trên một ha diện tích đất canh tác. Tập trung thâm canh, đưa các giống lúa mới phẩm cấp chất lượng tốt được thị trường tiêu thụ ưa chuộng và giá bán cao. Từng bước giảm dần các giống lúa chất lượng gạo thấp, khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh kém. Tiếp tục nghiên cứu chọn lọc đưa các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu thực phẩm có chất lượng cao vào trồng trọt tại huyện

Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước vùng đồi gò như trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trồng cỏ chăn nuôi gia súc, cây ăn quả.

* Về chăn nuôi

Cô Tô là huyện đảo, địa hình chủ yếu là đồi núi, có lợi thế về đồi bãi rộng lớn, được phủ kín bởi rừng, rất thích hợp cho việc chăn thả gia cầm.Từ thực tế các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ và phân tán nên cần phải quy hoạch thành từng vùng tập hợp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một tổ chức có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ. Trong đó xác định con nuôi chính là gà, lợn và bò. Phấn đấu đến 2020 tỷ lệ bò lai sim đạt 100%, số lượng gia cầm ổn định ở mức 2,0-2,5 triệu con. Khuyến khích phát triển chăn nuôi các con đặc sản lợn rừng lai, gà sao, gà lôi, gà đồi vào sản xuất trang trại, các khu vực đồi gò.

* Về thuỷ sản

Cô Tô có rạn san hô cùng với hệ thực vật phong phú và đáy cát, bùn, có nhiều các eo biển, vịnh, ít bị tác động bởi sóng gió, ít bị ảnh hưởng trực

tiếp của nước ngọt đổ vào. Với lợi thế này, huyện có thể phát triển mạnh việc nuôi trồng thủy sản tại một số khu vực thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân.

Ngoài ra giải pháp phát triển thủy sản của Cô Tô trong thời kỳ quy hoạch là: Thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa bấp bênh không ăn chắc sang lúa - cá, hoặc chuyên nuôi trồng thuỷ sản,. Mạnh dạn áp dụng phương thức nuôi trồng thủy sản thâm canh, đưa các giống thủy sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng, khai thác.

4.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu đến năm 2020 là phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững vùng biển đảo Cô Tô để sớm thoát khỏi tình trạng khó khăn, chậm phát triển. Đến năm 2030, tiến tới xây dựng Cô Tô thành một huyện đảo có kinh tế năng động, một trọng điểm phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Chiến lược biển cả nước nói chung; đồng thời là căn cứ vững chắc để bảo vệ quốc phòng an ninh và chủ quyền quốc gia vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc.

Đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 17% - 18%/năm, trong đó giai đoạn 2014-2015 đạt 12%-13%/năm; giai đoạn 2016-2020 khoảng 16% - 17%/năm và giai đoạn 2021-2030 19%-20%/năm, phù hợp với mục tiêu trong quy hoạch Khu kinh tế-quốc phòng cụm đảo Đông Bắc, tỉnh Quảng Ninh/Quân khu 3. Giai đoạn 2014-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vào khoảng 8%-9%. Tương tự, các mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2016-2010 l là 7%-8% và cho giai đoạn 2021-2030 là 9%-10%.

GDP bình quân đầu người tăng đều, cụ thể, giai đoạn 2014-2015 là khoảng 10%-11%/ năm; giai đoạn 2016-2020 là khoảng 12%-13%/năm và tăng mạnh trong giai đoạn 2021-2030 là khoảng 16%-17%/năm.

Phấn đấu GDP bình quân đầu người sẽ tăng từ từ 34,7 triệu đồng/năm vào năm năm 2015 lên 65,0 triệu đồng/năm vào năm 2020, 143,4 triệu/năm vào năm 2025 và lên 345,6 triệu/ năm vào năm 2030.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cô Tô

4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách

Trong những năm qua huyện Cô Tô đã thực hiện tốt những chính sách về kinh tế mà Nhà nước đã ban hành nhằm khuyến khích, động viên các hộ nông dân đầu tư phát triển sản xuất như chính sách vay vốn tín dụng, chính sách thuế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở huyện miền núi. Để tạo điều kiện cho nền kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển huyện cần nghiên cứu và xây dựng một số giải pháp và cơ chế sau:

* Giải pháp kinh tế

- Hỗ trợ khuyến khích nông dân sử dụng cây, con, giống mới, tham gia vào mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng việc sử dụng vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và vốn chuyển giao công nghệ.

- Hỗ trợ vốn và trợ giá để phát triển cây trồng, vật nuôi đặc sản và phát triển những sản phẩm mà huyện chủ trương phát triển mạnh để tạo sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn

- Hỗ trợ khuyến nông, động viên đối với cán bộ khuyến nông tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác tại cơ sở, trợ giúp các hộ gia đình về mặt áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

- Tạo điều kiện cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ để khuyến khích các hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, phương thức công nghiệp và bán công nghiệp để hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô vừa tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.

- Đẩy nhanh việc rà soát quy hoạch đất tại cấp xã để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân yên tâm sản xuất.

* Bảo vệ môi trường tự nhiên

Rừng, đất và nước cùng gắn bó với thảm thực vật - sinh vật là các yếu tố quyết định tạo nên cân bằng sinh thái. Do vậy, huyện phải căn cứ vào tình hình thực tế đề ra các quy định để bảo vệ môi trường tự nhiên như việc xử lý các chất thải của của các khu trang trại chăn nuôi, khu dân sinh, khu khai thác... phải tính đến nguồn ô nhiễm ảnh hưởng tới con người và sản xuất nông nghiệp, việc phun thuốc bảo vệ thực vật sử dụng quá nhiều phân bón hoá học, việc quy định xây dựng sử dụng bãi rác, quy định bảo vệ rừng sinh thái, rừng phòng hộ của huyện nhằm đảm bảo nguồn sinh thuỷ không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất và sinh hoạt

* Chăm sóc môi trường sức khoẻ - dinh dưỡng và văn hoá

Cải thiện môi trường về sức khoẻ, dinh dưỡng và văn hóa cho người dân nông thôn là nhân tố quyết định của phát triển nông nghiệp bền vững vì chúng ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực ở nông thôn. Vì vậy cần làm tốt công tác chăm sóc môi trường sức khoẻ cho nhân dân, như phòng dịch, khám bệnh miễn phí, xây dựng công trình nước sạch nông thôn. Đồng thời làm tốt công tác truyền thông văn hóa, đưa thông tin đến cơ sở, để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, qua đó làm giảm dần sự chênh lệch về đời sống giữa nông thôn với thành thị.

4.2.2. Triển khai triệt để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

4.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo vùng, lãnh thổ a. Phát triển theo các tiểu vùng

Tiểu vùng giữa: Diện tích sẽ bị thu hẹp dần để nhường chỗ cho mở rộng phát triển du lịch. Đối với diện tích đất còn lại thì :Phương hướng chính là chuyển dần sang phát triển nông nghiệp đô thị, công nghệ cao sản xuất rau quả thực phẩm sạch có giá trị kinh tế cao như: Bí đao, su su, ớt, rau, đậu các loại, trồng hoa, cây cảnh để phục vụ trực tiếp cho thị trường tiêu thụ dân cư Cô Tô.

Tiểu vùng gò đồi: Phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây thực phẩm như dựa chuột, khoai tây, dưa hấu, cà chua, rau các loại, chăn nuôi gia cầm thả vườn như gà đồi, bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc.

Trên địa bàn tiểu vùng này nhờ hội tu nhiều điều kiện thuận lợi ban đầu cho phát triển các ngành công nghiệp (các yếu tố mới như mặt bằng sản xuất, điều kiện giao thông) dự kiến sẽ hình thành và phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các trung tâm đào tạo, chuyển giao công nghệ mới. Tương lai tại đây sẽ là tiểu vùng phát triển năng động nhất của huyện, có khả năng lan toả kéo theo các xã khác cùng phát triển nhanh.

Tiểu vùng miền núi: phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị và có thị trường như đay, dứa, đậu các loại. Chăn nuôi gia cầm - thả vườn, gia cầm công nghiệp - tập trung với quy mô lớn, bò thịt, bò sinh sản….

Trên cơ sở phương hướng chính của các tiểu vùng kinh tế một số dự án được triển khai đi vào hoạt động như:

Triển khai dự án trồng lúa chất lượng cao và các dự án trồng rau sạch ở các xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô. Khi diện tích đất bị thu hẹp để phát triển du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)