Triển khai triệt để chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 99 - 101)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2. Triển khai triệt để chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp

4.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo vùng, lãnh thổ a. Phát triển theo các tiểu vùng

Tiểu vùng giữa: Diện tích sẽ bị thu hẹp dần để nhường chỗ cho mở

rộng phát triển du lịch. Đối với diện tích đất cịn lại thì :Phương hướng chính là chuyển dần sang phát triển nơng nghiệp đô thị, công nghệ cao sản xuất rau quả thực phẩm sạch có giá trị kinh tế cao như: Bí đao, su su, ớt, rau, đậu các loại, trồng hoa, cây cảnh để phục vụ trực tiếp cho thị trường tiêu thụ dân cư Cơ Tơ.

Tiểu vùng gị đồi: Phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các

loại cây thực phẩm như dựa chuột, khoai tây, dưa hấu, cà chua, rau các loại, chăn nuôi gia cầm thả vườn như gà đồi, bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc.

Trên địa bàn tiểu vùng này nhờ hội tu nhiều điều kiện thuận lợi ban đầu cho phát triển các ngành công nghiệp (các yếu tố mới như mặt bằng sản xuất, điều kiện giao thơng) dự kiến sẽ hình thành và phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các trung tâm đào tạo, chuyển giao công nghệ mới. Tương lai tại đây sẽ là tiểu vùng phát triển năng động nhất của huyện, có khả năng lan toả kéo theo các xã khác cùng phát triển nhanh.

Tiểu vùng miền núi: phát triển mạnh các loại cây cơng nghiệp, cây ăn

quả có giá trị và có thị trường như đay, dứa, đậu các loại. Chăn nuôi gia cầm - thả vườn, gia cầm công nghiệp - tập trung với quy mơ lớn, bị thịt, bò sinh sản….

Trên cơ sở phương hướng chính của các tiểu vùng kinh tế một số dự án được triển khai đi vào hoạt động như:

Triển khai dự án trồng lúa chất lượng cao và các dự án trồng rau sạch ở các xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô. Khi diện tích đất bị thu hẹp để phát triển du lịch Cô Tô sẽ tập trung chủ yếu vào sản xuất rau quả sạch có chất lượng cao.

Triển khai, khôi phục và phát triển dự án trồng dứa vùng đồi và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở các xã có kinh nghiệm.

Triển khai dự án chăn ni bị thịt, bị sữa, lợn siêu nạc, nuôi trồng thuỷ sản.

4.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo các hành lang và trên các khu vực trọng điểm kinh tế - xã hội

- Phát triển trên các khu vực xã khó khăn

- Phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao với cơ cấu rau quả thực phẩm sạch, an toàn.

- Phát triển vùng chăn nuôi gia cầm, gia súc tập trung theo mơ hình trang trại, chăn nuôi công nghiệp.

- Phát triển các dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng ở các khu vực đô thị và các khu, cụm dân cư tập trung

- Hoàn thành xây dựng cơ sở hạ các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại để sớm đưa vào khai thác.

Tập trung xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng cho các cơng trình nêu trên sẽ tạo ra được một tuyến phát triển năng động bao gồm các khu, cụm công nghiệp, TTCN, trung tâm dịch vụ thương mại, đô thị và hệ thống các trường đại học, đào tạo nghề, bệnh viện, trạm điều dưỡng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)