Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung về tình hình chuyển chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông
nghiệp ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2013
3.3.1. Những kết quả đạt được
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cô Tô trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã góp phần cải thiện tình hình kinh tế xã hội ở Cô Tô:
Cơ cấu chuyển dịch theo chiều hướng tích cực: tỷ trọng trồng trọt giảm từ 7,2% năm 2011 xuống còn 6,27% năm 2013, tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm từ 9,14% năm 2011 xuống 8,24% năm 2013, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh từ 32,69% năm 2011 lên 36,56% năm 2013.
Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp nông thôn được tăng cường và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nôngdân không ngừng được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao góp phần làm cho nông nghiệp nông thôn ngày càng đổi mới.
Sản xuất nông nghiệp có bước chuyển mình rõ rệt, đang từng bước phá vỡ thế độc canh, chuyển sang sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm. Ngành trồng trọt và chăn nuôi giảm dần về tỷ trọng, ngành dịch vụ tăng dần lên.
Bảng 3.10: Một số kết quả và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
- Tỷ trọng ngành TT % 7,2 6,11 6,27
- Tỷ trọng ngành CN % 9,14 8,63 8,24
- Tỷ trọng ngành DV % 32,69 33,05 36,56
- G.trị SX NN/khẩu NN Tr.đồng 1,13 1,44 1,52
- G.trị SXNN/1 ha Tr.đồng 28 34 35
Nguồn: Phòng KTKH & PTNT huyện Cô Tô
Giá trị sản xuất mà ngành nông nghiệp đem lại ngày một cao, thu nhập của người lao động trong nông nghiệp cũng vì thế mà ngày càng được nâng cao, đời sống của người dân ngày một được cải thiện. Tuy diện tích canh tác qua các năm có giảm nhưng do có sự linh họat trong việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ mà giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác mỗi năm một tăng.
Trong nội bộ ngành trồng trọt, cây lương thực giảm dần thay vào đó là cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả, cây hoa màu có giá trị kinh tế cao được tăng lên. Bước đầu đã có sự thay đổi về phương thức sử dụng ruộng đất theo hướng thâm canh, tăng vụ, hình thành nhiều phương thức luân canh mới cho giá trị thu nhập đạt 39 triệu/ha. Cơ cấu giống, mùa vụ có sự thay đổi tăng tỷ trọng các giống ngắn ngày, nhiều giống mới được đưa vào sản xuất có giá trị kinh tế cao như: Ngô lai, Dưa chuột Đài Loan, ớt, ngô bao tử... Mở rộng diện tích cây ăn quả và cây rau màu.
Bảng 3.11: Năng suất một số loại cây trồng của huyện
ĐVT: Tạ/ha
Loại cây trồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Lúa 28,5 32,2 31,4
2. Ngô 22,34 24,2 23,8
3. Khoai lang 50,0 50,7 51,0
4. Cây khác 21,3 25,8 26,4
5. Sắn 50,0 50,0 50,0
Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô.
Diện tích trồng lúa tuy có giảm dần qua các năm, nhưng năng suất lúa thì ngược lại, ngày một tăng: Nếu năm 2011 28,5 tạ/ha, đến năm 2012 32,2 tạ/ha và 37 tạ/ha vào năm 2013. Điều này chứng tỏ việc gieo trồng các giống lúa mới, kết hợp với cách thức chăm sóc khoa học đã đem lại hiệu quả cao.
Đây là điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Với sản lượng 554 tấn/năm 2013, cây lúa vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân, một mặt đảm bảo an ninh lương thực, mặt khác giúp nâng cao, cải thiện đời sống nhân dân.
Việc đổi mới cơ cấu mùa vụ cũng từng bước được tiến hành, mở ra nhiều cơ hội gieo trồng các loại cây trồng, đặc biệt gieo cấy lúa nhiều loại có thời gian sinh trưởng ngắn, thu hoạch sớm, và còn lại thời gian thì gieo trồng các loại câu tăng vụ khác. Xu hướng của diện tích trồng lúa sẽ được chuyển sang trồng các loại cây chất lượng cao và nuôi trồng thủy sản. Năm 2012 diện tích lúa 2 vụ là 195 ha, mục tiêu đến năm 2020 giảm 95 ha, chuyển sang thủy sản (như Hải sâm, Ốc hương,…) trồng rau, hoa và các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Diện tích cây ngô giảm qua các năm trong khi đó thì năng suất biến động không ổn định, năm thì cao, năm thì thấp. Năm 2011 là 22,34 tạ/ha, đến năm 2012 tăng lên 24.2 tạ/ha nhưng đến 2013 thì lại giảm xuống còn 23,8 tạ/ha. Nguyên nhân chủ yếu là do cây ngô không mang lại hiệu quả cao, trong khi chi phí bỏ ra khá cao, do vậy người dân không mấy quan tâm đến việc cait tạo giống hay chăm sóc chúng. Họ trồng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cho vật nuôi trong gia đình.
Năng suất khoai lang và một số cây khác tuy có tăng qua các năm nhưng không đáng kể. Một số nơi trong huyện trước đây chỉ quen độc canh cây lúa và trồng khoai lang, đến nay bà con cũng nhận thấy nếu chỉ độc canh cây lúa thì không thể làm giàu được, một số thôn của xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Do vậy mà thu nhập từ nông nghiệp ngày một cao, tạo niềm tin và phấn khởi cho người sản xuất nông nghiệp.
Cơ cấu vật nuôi cũng có sự chuyển dịch thích ứng với trình độ đầu tư và nhu cầu thị trường. Cô Tô có rạn san hô cùng với hệ thực vật phong phú và đáy cát, bùn, có nhiều các eo biển, vịnh, ít bị tác động bởi sóng gió, ít bị ảnh
hưởng trực tiếp của nước ngọt đổ vào. Với lợi thế này, huyện có thể phát triển mạnh việc nuôi Hải Sâm tại một số khu vực thị trấn Cô Tô và xã Thanh Lân
Nuôi ốc hương: Sản phẩm Ốc Hương Cô Tô phải được nhiều người biết đến và có vai trò quan trọng trong chuỗi du lịch sinh thái biên của Cô Tô. Vì vậy, cần xác định sản phẩm Ốc Hương là một trong những sản phẩm chủ lực của nuôi trồng thủy sản tại địa bàn Cô Tô.
Bên cạnh các sản phẩm chủ lực, Cô Tô cũng đa dạng hóa các sản phẩm như trồng rau gia vị, rau sạch, hoa công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch và người dân trên đảo nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất nông nghiệp và tiết kiệm nước, giảm ô nhiễm môi trường nhờ giảm lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu.
Trong quá trình phát triển kinh tế của Cô Tô, kinh tế hộ giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Bên cạnh đó có sự tham gia tích cực của các HTX nông nghiệp giữ vai trò cung cấp các dịch vụ vật tư và kỹ thuật phục vụ nhu cầu sản xuất của các hộ nông dân. Các thành phần kinh tế trong nông nghiệp huyện Cô Tô đã thay đổi, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của nó, ngoài ra còn có sự tham gia của một số doanh nghiệp tư nhân nông nghiệp làm phong phú thêm lực lượng sản xuất ở đây.
Các tiến bộ khoa học công nghệ thường xuyên được quan tâm, phát triển và triển khai áp dụng tích cực vào sản xuất trên diện rộng, tạo tiền đề quan trọng cho sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Chúng là nhân tố góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa.
Nhiều hoạt động khuyến nông, huấn luyện có sự tham gia của người dân, chuyển giao kỹ thuật... góp phần nâng cao trình độ thâm canh cho người sản xuất.
Tóm lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cô Tô đạt thành tựu to lớn, sản xuất nông nghiệp bước đầu được phát triển nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, giảm tác hại cho môi trường, nâng cao trình
độ khao học kỹ thuật, tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường, hình thành bộ phận nông dân sản xuất hỗn hợp tập trung với các trang trại, gia trang, phương thức sản xuất công nghiệp. Kết quá đó đã thúc đẩy các nhiệm vụ khác như: Giải quyết việc làm, đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất (hình thành một số HTX kiểu mới: Chăn nuôi lợn hướng lạc, chăn nuôi bò sữa...) các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng của huyện như: lao động, đất đai, cơ sở hạ tầng...
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Cô Tô cũng cũng còn nhiều vấn đề bất cập. Quá trình chuyển dịch ở nôi bộ ngành nông nghiệp hầu hết đều diễn ra chậm chạp, chưa phát huy hết tiềm năng của mỗi ngành, dẫn đến kết qua thu được chưa cao như kế hoạch đặt ra. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên: Thời tiết luôn diễn biến phức tạp ản hưởng đến kế hoạch sản xuất mùa vụ, đất đai còn manh món trong thời gian dài: hầu hết các thửa đất canh tác ở Cô Tô vừa có diện tích nhỏ lại được chia thành từng băng do vậy bề ngang thửa đất hẹp, bờ thửa ruộng hẹp...khó khăn cho việc đưa máy móc vào sản xuất, đầu tư thâm canh bị hạn chế, khó khăn khi tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Đầu tư vốn ít cho sản xuất nông nghiệp về cải tạo đất, giống cây trồng con cơ sở phục vụ cho sản xuất, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt nặng về cây lúa, các công thức luân canh cây trồng đa số đựơc bố trí trên 2 nền lúa nên hiệu quả không cao.
Sức sản xuất và vai trò của kinh tế hộ được phát huy mạnh mẽ, trong khi đó thì thành phần kinh tế tập thể lại tỏ ra chưa có hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu dịch vụ của kinh tế hộ, vô hình chung đã làm giảm hiệu quả chung.
Chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, chất lượng cao để nâng cao năng lực canh tranh của các sản phẩm nông sản trên thị trường.
Kỹ thuật sản xuất của nông dân còn thấp, hầu hết mang tính chất thủ công truyền thống.
Phát triển sản xuất còn mang tính tự phát, chưa bám sát vào nhu cầu thị trường, chủ yếu là thấy người khác làm hiệu quả thì làm theo, chưa thông qua nghiên cứu thị trường, do vậy mà sản phẩm tạo ra nhiều khi không có thị trường tiêu thụ, bên cạnh đó công tác gắn sản xuất với chế biến chưa được chặt chẽ, cũng dẫn đến công tác tiêu thụ sản phẩm càng khó khăn.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa chú ý đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, mà mới quan tâm tăng về mặt số lượng, do vậy mà hiệu quả kinh tế, xã hội chưa hòa hợp, thống nhất với nhau.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo vùng lãnh thổ, nhiều tiềm năng lợi thế của các tiểu vùng chưa được khai thác, và nhiều nơi khai thác không theo kế hoạch gây ra những hậu quả không tốt đến môi trường.
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Quá trình chuyển đổi ở một số nơi còn mang tính tự phát, manh mún, chưa theo các chỉ thị, kế hoạch của các ban, ngành cấp trên, dẫn đến khó khăn trong vấn đề giải quyết các vấn đề liên quan.
Cơ sở hạ tầng- kỹ thuật yếu kém, đầu tư cho nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu nước tưới cho cây trồng ở một số vùng hiện nay làm hạn chế quá trình dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Thị trường tiêu thụ nông sản còn trôi nổi, chưa gắn kết sản xuất với chế biến để tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định cho nông dân. Bên cạnh đó nhiều nông dân còn có ý nghĩ nông nổi, nhiều công ty, dự án ký hợp đồng mua sản phẩm, nhưng khi sản phẩm được giá thì nông dân rất dễ phá hợp đồng, tự ý bán sản phẩm ra ngoài thị trường gây giảm lòng tin đối với các nhà doanh nghiệp.
Nông dân còn thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, nhưng vấn đề vay vốn phát triển sản xuất còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt với các hộ nghèo muốn tăng gia phát triển sản xuất lại càng khó khăn hơn. Vì nhu cầu vay vốn để mơ rộng sản xuất của các trang trại khá lớn, nên việc đáp ứng cung khó khăn, dẫn đến qui mô sản xuất trên địa bàn huyện còn nhỏ, sản phẩm chưa tập trung và ổn định, khó khăn trong việc tiêu thụ, hạn chế tsự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp.
Trình độ sản xuất của nông dân còn thấp và hạn chế dẫn đến việc nắm bắt và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn khó khăn và hạn chế. Một bộ phận nông dân không theo chủ đạo của lịch thời vụ, nhiều hộ còn bảo thủ trong sản xuất không muốn thay đổi nếp làm cũ, lao động dư thừa nhưng chưa tích cục sản xuất vụ đông, nhiều hộ còn chủ quan thờ ơ trong phòng trừ sâu bệnh dịch hại điều này đã ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Hệ thống khuyến nông còn gặp nhiều bất cập chưa phục vụ kịp thời và toàn diện yêu cầu chuyển đổi ở các cơ sở. Cho đến nay huyện Cô Tô đã có trạm khuyến nông nhưng hoạt động còn chưa đúng với chức năng của mình, do vậy mà chưa hiệu quả.
Sự quan tâm của các ngành, cấp trong việc chuyển dịch cơ cấu còn hạn chế, công tác tuyên truyền vận động cho người dân hiểu được tác dụng của chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp không thường xuyên làm cho người dân còn do dự, không hăng hái học hỏi chuyển đổi. Công tác chính trị tư tưởng nhận thức chưa sâu kỹ do đó dẫn tới đầu tư chưa thỏa đáng.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CÔ TÔ, TỈNH QUẢNG NINH 4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Cô Tô, Quảng Ninh
4.1.1. Quan điểm và Phương hướng
4.1.1.1. Quan điểm
Việc xác định một cơ cấu nông nghiệp hợp lý làm cơ sở thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu KTNN và cơ cấu kinh tế chung của huyện Cô Tô phải dựa trên các quan điểm và định hướng cơ bản sau:
- Quan điểm 1: Phải khai thác một cách có hệ thống và đa dạng các lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô
Lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện Cô Tô rất đa dạng và phong phú cho việc phát triển nông nghiệp tổng hợp: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,... Vì vậy, trong thời gian tới cần khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế kể trên để có thể phát triển mạnh và tạo sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nông nghiệp của huyện, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
Việc phát triển phải được đặt trong mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ, liên kết phát triển; cần phải tính đến mối liên hệ liên vùng, quan hệ nội vùng, nghĩa là các mối quan hệ giữa các huyện, thành thị lân cận trong tỉnh và các tỉnh bạn thuộc vùng phụ cận Thủ đô và vùng trung du, miền núi phía Bắc.
- Quan điểm 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Cô Tô phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường, phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa
Điều này cho phép giải phóng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, trước hết là lao động, đất đai; khai thác tốt các
điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp của địa phương; mở rộng thị trường các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của tỉnh/huyện sang các địa phương trong nước và các nước trong khu vực, trên thế giới.
- Quan điểm 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Cô