Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp của một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 42)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp của một

địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm một số địa phương a. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm nông nghiệp và an ninh lương thực của cả nước. Tỉnh có mật độ dân số cao (khoảng 700 người/km2), với 85% dân số sống ở nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành tạo ra khoảng 50% trong tổng GDP của tỉnh và chiếm gần 90% giá trị xuất khẩu.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là nhiệm vụ hết sức cần thiết của ngành nông nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích và tăng thu nhập của nông dân trong tỉnh. Mục tiêu là nhằm xây dựng một nền nông nghiệp tăng trưởng liên tục và bền vững theo vùng sinh thái; tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường, mang lại giá trị lợi nhuận ngày càng tăng.

Nhìn lại tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009-2012, tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) giai đoạn 2009-2012tăng bình quân 12,35%/năm, cao hơn giai đoạn 2004 - 2008 là 3,76%. GDP bình quân trên đầu người tăng từ 7,6 triệu đồng vào năm 2005 lên 14,8 triệu đồng vào năm 2008, xấp xỉ đạt chỉ tiêu cả nhiệm kỳ 20010 - 2015.

Năm 2012, tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế là 53,5%, 15,2% và 31,3%. So với năm 2008, tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản giảm 2,05%; công nghiệp - xây dựng tăng 1,12% và thương mại - dịch vụ tăng 0,93%. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 5,15%/năm, chiếm 42,23% trong GDP. Nhờ thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi thủy sản bình quân trên mỗi ha đất canh tác ngày càng tăng, năm 2008 đạt 77,78 triệu đồng/ha, tăng 78,07% so với năm 2008. Trong đó huyện Bình Tân là huyện có giá trị đạt cao nhất: 120,17 triệu đồng/ha nhờ phong trào đưa cây màu xuống ruộng mạnh nhất tỉnh và sử dụng diện tích ao hầm nuôi thủy sản theo hướng thâm canh có hiệu quả nhất.

Đến cuối năm 2012, trồng trọt chiếm tỷ trọng 69,7%, chăn nuôi 27%, thủy sản là 3,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng đa canh, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, gắn

với thị trường tiêu thụ. Ngành trồng trọt chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, rau màu.

Mặc dù, diện tích trồng lúa giảm từ 203.084 ha xuống còn 177.414 ha nhưng nhờ tập trung đầu tư nâng cao năng suất, nên sản lượng lúa hàng năm vẫn ổn định khoảng 900 ngàn tấn; chất lượng lúa được nâng lên và hàng năm xuất khẩu khoảng 300 ngàn tấn gạo. Tỉnh đang chú trọng tăng tỷ trọng các loại gạo có chất lượng cao, gạo đặc sản để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Cây ăn trái là thế mạnh sau cây lúa, chiếm tỷ trọng gần 50% giá trị ngành trồng trọt với nhiều loại cây trồng cho sản lượng, chất lượng và hiệu quả cao. Toàn tỉnh hiện có 45.874 ha vườn cây lâu năm (trong đó diện tích cây ăn trái gần 39.000 ha), tăng 7,3% so năm 2008. Sản lượng trái cây hiện đạt 466.100 tấn, tăng 21,6% so năm 2008. Đặc biệt, tỉnh đã và đang xây dựng vùng sản xuất và thương hiệu sản phẩm bưởi Năm Roi Bình Minh, cam sành Tam Bình, nhãn và chôm chôm Long Hồ, Trà Ôn,...

Diện tích cây màu năm 2012 là 29.677 ha, tăng 46,6% so với năm 2008. Sản lượng màu năm 2012 đạt 545.684 tấn, tăng 42,5% so với năm 2008. Tỉnh đã xây dựng được một số vùng rau màu chuyên canh, luân canh trên đất lúa, vùng rau an toàn với hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa. Hiện tỉnh có 05 hợp tác xã (HTX) sản xuất rau an toàn (RAT): Phước Hậu, Thành Lợi, Vũng Liêm, Tân Quới, Tầm Vu. Trong đó, hoạt động mạnh nhất là 2 HTX Thành Lợi và Phước Hậu. Hiện nay, nhiều HTX trong tỉnh đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh bao tiêu đầu ra cho rau màu của nông dân phục vụ xuất khẩu. RAT đẹp về mẫu mã, đảm bảo chất lượng và đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang là xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng hiện nay.

Chăn nuôi tuy gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhưng nhìn chung vẫn có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, nhất là chăn nuôi gia súc (bò, heo) với số lượng tổng đàn năm 2012tăng 4% so với

năm 2005 góp phần đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 24% vào năm 2008 lên 27% vào năm 2012. Chăn nuôi heo phát triển theo hướng tập trung với qui mô vừa, chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh theo hướng tập trung với qui mô lớn, đảm bảo vệ sinh thú y và kiểm soát được dịch bệnh.

Nuôi thủy sản của tỉnh phát triển rất mạnh, tốc độ tăng bình quân 45,14%/năm. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2012 là 112.878 ngàn tấn, tăng gần 4 lần so với năm 2008, góp phần đưa tỷ trọng ngành thủy sản tăng từ 9,2% vào năm 2008 lên 15,1% vào năm 2012. Loại hình nuôi thủy sản phát triển nhất trong tỉnh là cá tra công nghiệp (ao thâm canh) và nuôi cá lồng bè (chủ yếu là cá Điêu hồng).

Trình độ khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp - thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, thủy sản. Chương trình giống được triển khai thực hiện với nhiều dự án: lúa, cây ăn trái chất lượng cao, Sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn heo... Năng lực sản xuất giống đảm bảo 100% nhu cầu giống cho cây ăn trái, giống cá tra đạt 62,5%, thuỷ sản khác đạt 100% nhu cầu, 80% nhu cầu giống heo và 100% giống bò,... Có 100% diện tích đất trồng lúa được cơ giới hoá khâu làm đất và suốt lúa, 50% diện tích lúa được gặt bằng máy, 25% sản lượng lúa được làm khô bằng công nghệ sấy, các khâu phun thuốc BVTV, vệ sinh chuồng trại… từng bước được cơ giới hoá.

Nông thôn Vĩnh Long phát triển khá nhanh, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Hiện có 90/94 xã có đường ô-tô tới trung tâm, 72/94 xã có đường liên ấp được nhựa hóa, trên 50% đường sá được bê tông hóa; 90% số ấp, khóm xe hai bánh lưu thông suốt 2 mùa mưa và khô. Nhiều công trình thủy lợi đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, góp phần khép kín thủy lợi cho 96.000 ha (chiếm 82,53% diện tích đất nông nghiệp), trong đó 49.997 ha chủ động tưới tiêu; 100% số xã có điện, với gần 98% số hộ dân được sử dụng

điện; 83% số hộ dân sử dụng nước sạch, 53% dân số sử dụng nước sạch theo quy định về tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch của Bộ Y tế; 80/107 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và 97/107 xã, phường có bác sĩ; xây mới, nâng cấp nhiều chợ, khu dân cư, khu đô thị.

Quan hệ sản xuất luôn được quan tâm xây dựng, hiện có 112/360 trang trại được cấp giấy chứng nhận; 35 hợp tác xã nông nghiệp, 1 liên hiệp hợp tác xã thủy sản và hơn 2 ngàn tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp. Một số hợp tác xã có được uy tín nhất định về chất lượng và tiêu thụ sản phẩm như Hợp tác xã rau an toàn Thành Lợi, Hợp tác xã bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, Hợp tác xã rau an toàn Phước Hậu, Hợp tác xã Tân Thành... Công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, ngành nghề, làng nghề truyền thống và dịch vụ nông thôn được phục hồi và phát triển, giải quyết nhiều việc làm cho người dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp dần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm, từ 12,87% vào năm 2008 xuống còn 8,6% vào năm 2012. Một số điều kiện về nhà ở, đi lại, học tập, chữa bệnh được cải thiện tốt hơn. Nhiều ấp, khóm, xã đạt chuẩn văn hóa, trình độ dân trí được nâng lên. Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trong những năm gần đây tăng nhanh, từ 18,2% vào năm 2008 lên 29,87% vào năm 2012. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, lao động trong khu vực nông nghiệp - thủy sản giảm từ 67,6% xuống còn 64,39%, lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ tăng lên.

b. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Giai đoạn 2008 - 2012, kinh tế tỉnh Hải Dương đạt mức tăng trưởng hằng năm 9,3%, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Giá trị ở khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,9%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 11,5%/năm, dịch vụ tăng 10,1%/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

thay đổi theo hướng tích cực, tạo ra giá trị kinh tế cao. Hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn lao động tốt hơn. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản và phát triển mở rộng "đa ngành, đa nghề"...

Kết quả ấy đã chứng minh thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn Hải Dương những năm gần đây. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ những kết quả đã đạt được nhằm phát triển bền vững thì tỉnh Hải Dương cần khắc phục những hạn chế trong nội bộ nền kinh tế, triển khai những biện pháp cơ bản có tính đột phá để xây dựng và định hình rõ rệt hơn cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về định hướng phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế. Cấp bách là, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cấu trúc các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu hợp lý kinh tế, bảo đảm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới với "19 tiêu chí" theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trước hết là vấn đề nhận thức. Thói quen của nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, của cơ chế quan liêu, bao cấp, thiếu tự chủ, độc lập và sáng tạo trong tổ chức vận hành nền kinh tế đang nặng nề. Không ít cấp ủy, chính quyền cơ sở còn chỉ đạo, điều hành sản xuất như tổ chức một phong trào, hoặc chỉ dừng ở mức độ xây dựng mô hình... Do đó, chưa có những hành động cụ thể, thiết thực để thay đổi và biến đổi lượng/chất trong cơ cấu kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập để tạo ra cái mới, có tính đột phá.

Muốn giải quyết vấn đề đó, cần thay đổi cách nghĩ, cách làm dựa vào cơ chế, chính sách phù hợp, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với từng vùng, từng lĩnh vực và từng địa phương. Hải Dương xác định: Nông nghiệp làm nền tảng, công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch mạnh theo hướng tăng năng lực cạnh tranh và có khả năng thích ứng linh hoạt với sự biến đổi mau lẹ của thị

trường. Đó là yêu cầu hàng đầu, quyết định cho sự phát triển. Phải nâng cấp công nghệ thông qua việc chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nhất, bảo đảm sự phát triển bền vững. Chú trọng chất lượng tăng trưởng và tạo ra sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, bảo vệ, cải thiện môi trường sống với bảo đảm an sinh xã hội của các tầng lớp dân cư. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhằm thay đổi cơ bản cơ cấu nông nghiệp và phi nông nghiệp, tạo sức hút lao động, nhất là người lao động qua đào tạo để họ có nhiều cơ hội hơn trong tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao, từ đó nâng cao mức sống đại đa số người dân. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đồng nghĩa với việc tập trung hướng sản xuất vào việc tạo ra những nhóm sản phẩm hàng hóa theo quy mô lớn, công nghệ sạch, đạt chất lượng, hiệu quả và giá trị cao, gắn với chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Phát triển công nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Khai thác tốt tiềm năng, tạo bước đột phá trong kinhtế dịch vụ để tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu tổng thể của nền kinh tế. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển.

Các năm 2011 - 2015 được xác định là giai đoạn trọng điểm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn của Hải Dương. Tỉnh đã và đang tích cực rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tương thích với thực tiễn địa phương và các yêu cầu đặt ra của nền kinh tế thị trường. Tập trung lập quy hoạch tổng thể từng ngành, từng lĩnh vực trọng yếu có vị trí then chốt với vai trò là “chìa khoá” và là động lực của nền kinh tế. Phát huy lợi thế so sánh, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, tạo ra sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường và tạo sức cạnh tranh. Thúc đẩy phát triển các tiểu vùng, trong đó ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư phát triển tiểu vùng phía Nam tỉnh. Để thực hiện chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững, Hải Dương coi trọng

sự gắn kết chặt chẽ và hiệu quả giữa sản xuất nông sản nguyên liệu và công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp quy mô lớn và mở rộng dịch vụ nông thôn.

Trong các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn mới, tỉnh đặt ra một cách cụ thể về sự lựa chọn việc “nuôi con gì, trồng cây gì” cho từng vùng, từng địa phương theo tư duy mới, khoa học và cụ thể. Người dân trực tiếp tham gia xây dựng kế hoạch và quy hoạch lựa chọn các nhóm cây, con xác định ở ngay trên mảnh đất quê hương của họ. Tỉnh chú trọng làm tốt quy hoạch và thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh; phát huy sự chủ động tổ chức sản xuất của nông hộ, trang trại nhằm đạt quy mô hàng hóa lớn, trong đó ưu tiên loại cây trồng, vật nuôi cho sản phẩm hàng hóa chiếm tỷ trọng ưu thế. Điểm đáng chú ý là chọn cây, con chủ lực (phát triển cả hai hình thức: đại điền và tiểu điền) cho các vùng chuyên canh nhằm tận dụng tối đa thế mạnh của từng vùng. Mặt khác, xác định quỹ đất để quy hoạch và phát triển các vùng cây nguyên liệu, cây công nghiệp tập trung; mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt và các trang trại chăn nuôi, chú trọng nghiên cứu và triển khai bộ giống mới...

Đẩy mạnh sự liên kết chặt giữa 4 nhà: nhà quản lý (Nhà nước) - nhà khoa học - nhà nông và nhà doanh nghiệp. Tỉnh chú trọng khâu định hướng hỗ trợ thông tin về thị trường, về các quy trình, quy chuẩn công nghệ sạch, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng và dự báo khả năng liên kết giải quyết đầu ra cho sản phẩm... những yếu tố sống còn cho phát triển bền vững của nông nghiệp. Đồng thời, chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Vì lẽ, thời gian qua, những mặt hàng nông sản của Hải Dương chưa đủ sức cạnh tranh, bởi lối sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, theo thủ công vẫn là chính... Do đó, tỉnh tiếp tục đổi mới quy hoạch cả trước mắt lẫn lâu dài, cả về quy mô sản xuất lẫn chất lượng sản phẩm. Mục tiêu đặt ra là, phải tạo dựng được thương hiệu nông phẩm hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện cô tô, tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)