Vị trí địa lý của huyện Tuy An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 51 - 61)

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Tuy An nằm về hướng Đông của dãy Trường sơn, địa hình phân bổ phức tạp có nhánh tách ra chạy ra hướng Đông và ra sát biển tạo thành các dốc đèo và chia cắt những đồng bằng hẹp.

Nhìn khái quát chung Tuy An có địa hình thấp từ Tây sang Đông, điểm cao nhất là núi Hòn Chướng, núi Ông Ha cao 500m. Địa chia thành 3 dạng:

- Vùng biển: Tuy An có trên 47,5km không kể các đảo (Hòn Chùa mái nhà) biển Tuy An là bãi ngang có nhiều bến cảng như cảng An Ninh Tây, Mỹ Quang, mực nước sâu có điều kiện nuôi trồng thủy hải sản.

- Vùng đồng bằng bao gồm các dải đồng hẹp, các xã An Nghiệp, An Định, An

Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đông, thị trấn Chí Thạnh, An Hiệp, An Hòa, An Mỹ, An Chấn, các dải đồng bằng này có địa hình tương đối bằng phẳng được tạo thành. Do sự lắng động phù sa của sông Kỳ Lộ và các suối lớn tạo thành. Đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng đồi núi: Nằm ở phía Tây kéo dài từ phía Bắc đến phía Nam của huyện. Có độ cao trung bình từ 150-200 m so với mặt nước biển, dạng địa hình này tập trung chủ yếu ở 3 xã: An Xuân, An Thọ, An Lĩnh và một phần phía Bắc An Nghiệp, An Dân, An Cư.

2.1.1.3. Khí hậu

Theo phân vùng khí hậu: Tuy An thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thể

hiện hai mùa rõ rệt, chịu khí hậu của Đại dương chi phối. Nhiệt độ trung bình 26,50C,

nhiệt độ cao nhất 2900C, nhiệt độ thấp nhất 22,50C. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12

chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, lượng mưa trung bình 290mm, các tháng này lượng mưa chiếm 70-80% lượng mưa cả năm, từ tháng 10-12 thường xuất hiện lụt bão. Mùa khô từ thàng 01 đến tháng 8 các tháng này chịu ảnh hưởng của gió Tây và Tây Nam, lượng mưa trung bình tháng 57 mm, tháng 4 là tháng khô nhất trong năm, tháng 7- 8 thường xuất hiện gió Tây Nam khô nóng với cường độ mạnh và thời gian dài.

- Độ ẩm trung bình 81%; Độ ẩm thấp nhất 72%.

- Lượng bốc hơi bình quân 13,25; Lượng bốc hơi tối đa 21,8 mm; Lượng bốc hơi thấp 4,7 mm.

- Gió: có 3 hướng gió chính là: Gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3; Gió Đông (gió Nồm) từ tháng 4 đến tháng 6; Gió Tây từ tháng 7 đến tháng 9. Tốc độ gió bình quân: 3,6 m/s.

2.1.1.4. Địa chất thủy văn và tài nguyên nước

- Hệ thống sông suối và nguồn nước mặt:

Tuy An có hệ thống sông chính là Sông Cái (Sông Kỳ Lộ, sông La Hiêng): Đây là con sông có lưu vực lớn thứ 2 của tỉnh (sau sông Ba), lượng nước hàng năm khoảng

1,5 tỉ m3/năm. Trên sông này đã được xây dựng hệ thống thủy lợi Tam Giang gồm 3

đập dâng nước: đập Tam Giang, đập Hà Yến và đập Đồng Kho, tưới trên 2.100ha lúa, hoa màu của các xã, thị trấn Chí Thạnh vùng phía Đông, Bắc huyện.

- Sông Cay: Trên hệ thống sông này đã xây dựng hồ chứa nước Đồng Tròn với dung tích gần 15 triệu m3 nước.

- Sông Đồng Sa: Trên hệ thống sông này đã xây dựng một đập ngăn nước Phong Hậu. Ngoài ra trên địa bàn huyện Tuy An còn có một số hồ, suối nhỏ như hồ Đông Nổ, Đồng Môn (An Hải), hồ Bà Mẫu (An Hòa), Bầu Súng (An Mỹ), hồ Đá Mới (An Cư) và hồ Bầu Đô, hồ Suối Bướm (An Xuân).

Nguồn nước mặt: trong mùa khô, sông suối thường cạn kiệt, các công trình xây dựng hồ chứa chưa được đầu tư nhiều, hồ Đồng Tròn lớn nhất huyện dung tích chỉ có 16 triệu m3.

- Nước dưới đất: Trên địa bàn huyện được đánh giá chung là vùng khó khăn về nước dưới đất, nghèo về trữ lượng nước dưới đất ở tầng nông khai thác chủ yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất nhỏ.

2.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo hệ thống phân loại đất Việt Nam đã được Viện Quy hoạch và Thiết kế Bộ Nông nghiệp điều tra xây dựng năm 1978 trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000. Đồng thời trong năm 1993 huyện có điều tra bổ sung một số vùng đất đã trồng lúa về các chỉ tiêu nông hóa. Đất đai huyện Tuy An có các loại sau:

a. Nhóm đất cát

Diện tích 3.640 ha chiếm 8,80% diện tích tự nhiên, trong đó bao gồm: Đất cát và đất cát mặn 1.205 ha, cồn cát, bãi cát ven sông 2.435 ha. Nhóm đất này phân bố ở ven sông Cái và ven biển.

+ Cồn cát trắng vàng (Cc)

Phân bố tập trung ở vùng ven biển, ven sông Cái. Diện tích 2.435 ha. Đất được hình thành do sự hoạt động của thủy triều và gió, sự bồi đấp của dòng sông Cái. Do đặc điểm hình thành nên địa hình của các cồn cát khác nhau, có nơi tương đối bằng phẳng, có nơi lượn sóng, có vùng là những đụn cát cao. Cồn cát trắng vàng thường có vị trí trung gian giữa biển và đồng bằng. Trên loại đất này một số đã được trồng rừng chắn gió.

+ Đất cát (C)

Diện tích 1.205 ha. Phân bố ở vùng ven sông Cái, vùng An Mỹ, An Chấn, An

Hòa, An Hải, An Ninh Đông, An Ninh Tây, giáp ranh giới với các cồn cát ven biển,

địa hình tương đối bằng phẳng.

b. Đất mặn ít và trung bình (M)

Diện tích tự nhiên 396 ha (chiếm 0,9 diện tích tự nhiên), tập trung ở vùng ven đầm, ven cửa sông của An Cư, An Ninh Đông, An Ninh Tây, An Hiệp, An Hòa. Đất được hình thành do mạch nước ngầm vào các bãi bồi ven cửa sông, ven đầm, ven biển.

c.Nhóm đất phù sa

Diện tích 4.779 ha, chiếm 111,55% diện tích tự nhiên, bao gồm:

- Đất phù sa được bồi (Pb) diện tích 698 ha.

- Đất phù sa không được bồi (P) diện tích 528,5 ha. - Đất phù sa Glây (Pb) diện tích 2214,5 ha.

- Đất phù sa có tầng loang lỗ (Pf) diện tích 930,5 ha. - Đất phù sa ngòi suối (Py) diện tích 406 ha.

d.Nhóm đất thung lũng (D)

Diện tích 900 ha chiếm 2,17% diện tích tự nhiên, tập trung ở các thung lũng vùng An Dân, An Định, An Nghiệp, An Ninh Đông, An Thọ, An Lĩnh, An Xuân.

e.Nhóm đất xám (Xa)

Diện tích 127 ha chiếm 0,3% diện tích tự nhiên, tập trung ở vùng An Thọ.

f. Nhóm đất đỏ vàng

Diện tích 21.780 ha chiếm 52,66% diện tích tự nhiên bao gồm:

Diện tích 14.027 ha chiếm 33,91% diện tích tự nhiên tập trung chủ yếu ở An Lĩnh, An Xuân và rải rác ở các dãy đồi An Cư, An Ninh Đông, An Ninh Tây, An Chấn, An Hải.

+ Đất đỏ vàng trên đá trung tính (Fu)

Diện tích 2.420 ha chiếm 5,85% diện tích tự nhiên, tập trung ở vùng An Thọ, An Xuân, An Nghiệp, An Dân, An Định, An Hải, An Ninh Tây, Thị Trấn.

+ Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa)

Diện tích 4.956 ha chiếm 11,98% diện tích tự nhiên, đất tập trung ở vùng Nam An Thọ trên độ dốc cấp 3,4,5.

+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá riôlit (Fa)

Diện tích 1.162 ha chiếm 2,80% diện tích tự nhiên, đất phân bố ở vùng Nam An Thọ và bắc An nghiệp.

+ Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét (Fs)

Diện tích 377 ha chiếm 0,91% diện tích tự nhiên, đất phân bố ở một số đồi núi vùng Chí Thạnh (ven núi Bà) và An cư.

g. Nhóm đất đen

Diện tích 6.585 ha chiếm 15,92% diện tích tự nhiên gồm hai loại:

+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụBazan (Rk)

Diện tích 1.495 ha tập trung ở An Thọ, An Chấn, An Mỹ, An Hòa và một số ít ở vùng An Ninh Đông.

+ Đất nâu thẫm trên bazan (Ru)

Diện tích 5.090 ha tập trung ở các đồi bazan vùng An Lĩnh, An Xuân, An Thọ, An Chấn, An Hòa, An Hiệp, An Cư.

h.Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E)

Diện tích 370 ha chiếm 0,8% diện tích tự nhiên tập trung ở các đồi núi trọc, núi đá của xã An Hòa, An Hải, An Thạch, An Ninh Tây, An Mỹ, An Chấn.

2.1.1.6. Tài nguyên rừng

Theo thống kê đất đai năm 2016, toàn huyện có 12679,40 ha rừng. Trong đó: rừng sản xuất là 11226,40 ha, rừng phòng hộ là 1453 ha. Đây là nguồn tài nguyên quý giá: vừa cung cấp các loại gỗ quý, vừa là nguồn giữ thủy cung cấp nước tưới và đảm bảo hệ sinh thái môi trường nhằm phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, cần bảo vệ, phát

triển trồng rừng mới, để bảo vệ môi trường, tăng thêm nguồn nước, sử dụng hiệu quả đất đai. Vấn đề này yêu cầu tăng cường công tác bảo vệ rừng và đầu tư trồng rừng mới, đồng thời phải xử lý nghiêm khắc đối với những đối tượng khai phá lấn chiếm đất rừng.

2.1.1.7. Tài nguyên biển, hồ, đầm

- Tài nguyên biển: Với đường bờ biển dài 42,5 km và nhiều hòn đảo (Hòn Chùa, Hòn Yến, Lao Mái Nhà,…), biển Tuy An không chỉ giàu tiềm năng cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản mà còn là nguồn lợi to lớn cho ngành du lịch.

- Tài nguyên hồ, đầm: Đầm Ô Loan có diện tích mặt đầm 1.570 ha, có các loài

tôm, loài rong biển và các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra đầm Ô Loan là thắng cảnh quốc gia, nơi có tiềm năng về du lịch nghỉ dưỡng cũng như xây dựng nhà hàng ẩm thực đặc sản. Các hồ nước ngọt có tiềm năng khai thác nuôi thủy sản, phát triển du lịch là: hồ Đồng Tròn, hồ Đồng Môn, Bầu Súng,....

Hiện nay, dân cư huyện Tuy An sống về hoạt động thủy sản khá lớn, nhất là tại các xã tiếp giáp với biển và đầm (An Ninh Đông, An Ninh Tây, An Hải, An Hòa, An Chấn, An Hiệp, An Cư).

2.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản huyện Tuy An cho thấy một số nguồn khoáng sản như: Mỏ sắt: Tập trung ở vùng Phong Hanh đã khai thác, Mỏ Bauxit: Tập trung nhiều ở An Xuân, An Thọ có qui mô nhỏ, Mỏ Diatomit: Tập trung nhiều ở An Xuân, mạch quặng trải dài đến Vùng 13 (An Nghiệp), An Lĩnh, Tuy Dương (An Hiệp), An Thọ có trữ lượng rất lớn, Cát Ti-tan, Zicon: Các vùng đất cát biển của An Mỹ, An

Hòa, An Hải, có trữ lượng khá., Đá khối Granite ốp lát: Trữ lượng khoảng 3,5triệu m3,

phân bố ở An Thọ, Mỏ đá vật liệu xây dựng: nằm dọc theo Tỉnh lộ ĐT643 có ở xã An Thọ, An Mỹ và An Chấn, mỏ Kao Lanh: Có ở Phong Hậu (An Hiệp) với trữ lượng nhỏ., Cát xây dựng: Phân bố ven bờ sông Cái (An Định, An Dân, An Thạch, An Ninh Tây) với trữ lượng khoảng trên 1.000.000 m3.

2.1.1.9. Tài nguyên du lịch và nhân văn

Tuy An là một vùng đất có bề dày về lịch sử - văn hóa lâu đời trên 400 năm, sản sinh nhiều danh nhân, nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và quốc tế, nơi có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử tại Tuy An được công nhận cấp quốc gia, cấp Tỉnh bao

gồm: các di tích cấp Quốc gia: chùa Từ Quang (chùa Đá Trắng), Thành An Thổ, thắng cảnh Gành Đá Đĩa, danh thắng đầm Ô Loan,…

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Kinh tế

Từ năm 2012 - 2016 UBND huyện Tuy An đã thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đã tiến hành nhiều biện pháp để phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ thương mại. Trong giai đoạn này kimh tế của huyện tăng trưởng bình quân hàng năm là 13,5%.

a.Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện có những bước phát triển khá, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2016 thực hiện đạt 153,9%. Điểm công nghiệp Tam Giang hình thành một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đi vào hoạt động. Huyện đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các dự án hồ chứa nước Đồng Tròn, cảng cá Tiên Châu, hệ thống điện chiếu sáng nội thị, xây dựng mạng lưới điện cho các xã miền núi.

b.Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

Các loại hình thương nghiệp và mạng lưới dịch vụ tư nhân phát triển nhanh đến từng thôn xóm. Đến nay có 43 doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổng giá tri sản xuất thương mại - dịch vụ - du lịch đạt 187,7% so với Nghị quyết đề ra. Hoạt động khai thác du lịch phát triển chậm.

c. Ngành nông-lâm -ngư nghiệp

- Trồng trọt: Diện tích gieo trồng cây lúa nước năm 2016 là 6.640 ha, đạt 98,8%; cây ngô diện tích gieo trồng 780 ha, đạt 104%; cây bông vải diện tích 450 ha, đạt 64,3%; cây mía diện tích 2.535 ha, đạt 110%.

- Chăn nuôi: Đàn gia súc phát triển khá. Đàn bò hiện có 33.884 con, đạt 122,8%, đàn heo có 29.641 con, đạt 97,3% đàn gia cầm 198.000 con, giảm 1,6%.

- Lâm nghiệp: Tiếp tục thực hiện trồng rừng phòng hộ của Chính phủ, của tỉnh và các mô hình nông - lâm kết hợp. Đã trồng được 1.136 ha rừng tập trung, đạt 56,8%.

- Thủy sản: Huyện đã quy hoạch giao quyền sử dụng đất mặt nước vùng nuôi trồng thủy sản ở khu vực đầm Ô Loan. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh tôm thường

xuyên xảy ra, nên diện tích nuôi trồng giảm đáng kể chỉ còn 564 ha. Ngoài nuôi tôm, một số hộ phát triển nghề nuôi tôm hùm lồng, cá giò, cá mú lồng, vẹm xanh đạt kết quả khá cao, song mô hình này chưa được nhân rộng. Tổng số tàu thuyền đến nay có 1.090 chiếc, công suất 30.394 CV, tốc độ tăng trưởng bình quân trên năm 9,6%.

Nhìn chung việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đều theo đúng định hướng quy hoạch của huyện, người nông dân có thể chủ động chuyển đổi một số diện tích sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả như cây bông vải,…

2.1.2.2. Xã hội a. Dân số a. Dân số

Năm 2016, dân số toàn huyện khoảng 132.335 người. Mật độ dân số trung bình

319 người/km2, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2016 là 1,22%. Công tác chăm sóc

sức khỏe sinh sản được chú trọng. Hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,7% (năm 2016) xuống còn 1,22% (năm 2016).

b. Lao động

Lao động làm việc trong ngành nông - lâm nghiệp thủy sản có 59.624 người; ngành thương mại, ngành công nghiệp xây dựng 5.330 người, dịch vụ 20.037 người. Số lao động trong khu vực Nhà nước 3.495 người.

c. Dân tộc, tôn giáo

Các tôn giáo trên địa bàn huyện trong thời gian qua hoạt động bình thường theo chương trình đăng ký đầu năm.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, nhất là vào các ngày lễ quan trọng, xem xét cho phép các tổ chức tôn giáo sửa chữa, trùng tu các cơ sở thờ tự,…, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của chức sắc tín đồ trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước quy định.

Về vấn đề dân tộc, UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức điều tra đời sống của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng dẫn của Ban Tôn giáo Dân tộc Tỉnh, kết quả cho thấy trên địa bàn huyện hiện nay có 153 hộ/532 nhân khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số.

❖ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông: Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn huyện trong những

năm gần đây về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vận tải và nhu cầu đi lại của người dân. Trên địa bàn huyện có trên 30 km đường quốc lộ 1A và đường sắt Thống nhất Bắc Nam chạy qua. Đây là tuyến giao thông xuyên suốt chiều dài huyện. Quốc lộ 1A đã được nâng cấp mở rộng, mặt đường đã được bê tông nhựa tính đến năm 2016, Tuy An có 290 km đường trục chính đang sử dụng, bao gồm các tuyến sau:

+ Quốc lộ 1A dài 30 km, liên tỉnh lộ 6 (Chí Thạnh - Đồng Xuân) dài 15 km. + Tỉnh lộ (Cầu Cây Cam - Sơn Long), TL 643 (Hòa Đa - Tân Lương) dài 50 km.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 51 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)