Quan điểm sử dụng đất bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 32 - 34)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.1. Tổng quan về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

1.1.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững

- Lý luận về phát triển bền vững

Khái niệm phát triển bền vững do Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển đưa ra năm 1987 đã được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Theo đó, phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm mất đi khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Tư tưởng chủ đạo của phát triển bền vững chính là sự bình đẳng trong một thế hệ và giữa các thế hệ. Hay nói cách khác, phát triển bền vững là sự phát triển bảo đảm hài hòa được các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.

Tính bền vững có thể được coi là tính thích hợp được duy trì lâu dài với thời gian. Bền vững của hệ thống quản lý sử dụng đất bao gồm các tiêu chuẩn sau:

+ Bền vững về kinh tế. + Sự chấp nhận của xã hội. + Bền vững về môi trường.

Tính bền vững của sử dụng đất phải được xem xét đồng bộ các mặt về kinh tế, xã hội và môi trường. Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế, xã hội với các quan tâm về môi trường để đồng thời thỏa mãn các vấn đề sau:

+Duy trì và nâng cao sản lượng. + Giảm rủi ro.

+ Bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hóa đất. + Có hiệu quả lâu dài.

+ Được xã hội chấp nhận.

- Lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng nhiều khi có tính quyết định trong sự phát triển chung của xã hội. Khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững trong sự phát triển của xã hội loài người mới chỉ hình thành rõ nét trong những năm 1990 qua các hội thảo và xuất bản (Edwards et al, 1990; Singh et al, 1990). Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp cận đúng đắn về môi trường, để giữ gìn tài nguyên cơ bản nhất của thế hệ sau.

Theo FAO: Nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (FAO,1989).

Theo nông nghiệp Canada: Hệ thống nông nghiệp bền vững là hệ thống có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực, đồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng của môi trường sống cho đời sau (Baier,1990).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)