Đặc điểm chủ yếu của đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 25 - 28)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.1. Tổng quan về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

1.1.1.3. Đặc điểm chủ yếu của đất nông nghiệp

- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp

Đất đai là điều kiện cần thiết để con người sinh tồn và đặc biệt quan trọng khi là tư liệu sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho sự sống của con người. Trong cuốn Kinh tế Nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, tác giả Đinh Phi Hổ cho rằng, đất đai giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bởi: “…hiện nay loài người chưa có loại tư liệu sản xuất nào có thể thay thế ruộng đất trên quy mô rộng lớn…đối với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống mà còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Do đó, đất ảnh hưởng quan trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Mà sinh vật là đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp” [9, tr.28]. Với điều kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên đầu người ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới, việc bảo vệ quỹ đất ngày càng trở nên bức thiết vì đất đai đang bị xâm lấn bởi quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp và tác động của biến đổi khí hậu. Vì thế, chúng ta cần làm tốt công tác quy hoạch để bảo tồn quỹ đất và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào nông nghiệp để khai thác hiệu quả nguồn đất.

- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và mang tính vùng, miền

Sản xuất trên đất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như: đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết. Ở mỗi vùng, miền, ngoài sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, còn có sự khác biệt về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, 13 tập quán, con người… Do vậy, cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch nhằm xây dựng những vùng chuyên canh, sản xuất lớn vừa đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội, vừa phù hợp với từng vùng, miền. Mỗi vùng, miền không chỉ có những sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên mà còn có những sản phẩm nông nghiệp mang lợi thế cạnh tranh bởi tính đặc sản và chất lượng nông sản.

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống có sự sinh trưởng và phát triển riêng biệt

Trong sản xuất nông nghiệp, con người nắm chắc chu trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để nâng cao sản lượng và đạt hiệu quả kinh tế. Chúng ta cần đẩy mạnh nghiên cứu các phương pháp nuôi, trồng đồng thời ứng dụng khoa học, kỹ thuật một cách hiệu quả để tận dụng ưu đãi của điều kiện tự nhiên, tính thời vụ, giúp nông nghiệp phát triển bền vững và ổn định.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu xã hội Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển…Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng lẫn chủng loại, nguyên do bởi tác động của các nhân tố như 14 sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người. Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng lượng cung lương thực cho nền kinh tế quốc dân bằng sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực.

- Cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực thành thị

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị

Điều đó được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau đây: i) Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác, nhờ đó mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị; ii) Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp được tăng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản và sự mở rộng thị trường…; iii) Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho sự phát triển kinh tế. Việc đầu tư và huy động vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển công nghiệp là cần thiết và đúng đắn trên cơ sở thực hiện bằng cơ chế thị trường, chứ không phải

bằng sự áp 15 đặt của chính phủ. Những điển hình thành công về sự phát triển ở nhiều nước đều đã sử dụng tích luỹ từ nông nghiệp để đầu tư cho công nghiệp.

- Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ Nông nghiệp và nông thôn.

Là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp, ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, làm tăng thu nhập cho dân cư nông nghiệp cũng như sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới.

- Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại nông, lâm, thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hoá công nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào sản phẩm từ nông, lâm, thuỷ sản. Xu hướng chung, nhiều nước trong quá trình công nghiệp hoá, ở giai đoạn đầu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu và sau đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế. Tuy nhiên, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản và hàng công nghệ ngày càng mở rộng, làm cho nông nghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị.

- Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

Nông nghiệp và nông thôn giữ vai trò to lớn, là cơ sở cho sự phát triển bền vững của môi trường, vì sản xuất nông nghiệp gắn trực tiếp với môi trường tự nhiên, như đất đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn. Một mặt, nông nghiệp, nhất là lĩnh vực trồng trọt, có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường do quá trình phát triển tự nhiên của cây trồng có tác dụng hấp thu khí điôxít cácbon, góp phần bảo vệ môi trường từ tác động tiêu cực của phát thải khí hiệu ứng nhà kính do công nghiệp tạo ra. Song, mặt khác, nông nghiệp lại sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu…

dẫn tới ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước. Thêm vào đó, đất đai bị xói mòn và chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết do biến đổi khí hậu sẽ thường xuyên sảy ra. Vì vậy, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm ra những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững cho môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)