Kinh nghiệ mở một số địa phương và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 44 - 51)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.3. Kinh nghiệ mở một số địa phương và bài học kinh nghiệm

1.3.1. Những nghiên cứu liên quan đến đánh giá đất và việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng. Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới xác định: Đối với các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu

nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho người dân, nhất là ở nông thôn.

- Theo Vũ Ngọc Tuyên (1994) [33], đất trồng trọt trên thế giới chiếm xấp xỉ 10% tổng diện tích đất đai, trong đó: Có 46% đất có khả năng trồng trọt, vậy còn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác.

Trung Quốc: Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định như chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng

tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “lynông bất ly hương” đã thúc

đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Thái Lan: Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nước, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu hiệu quả thấp vì chi phí tưới nước quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng đất đã đưa cây đậu thay thế lúa Đông Xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lượng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế được nâng cao, độ phì nhiêu của đất được tăng lên rõ rệt. Nhờ đó hiệu quả sử dụng đất được nâng cao.

Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc được thực hiện bằng kỹ thuật canh tác SALT (Kỹ thuật canh tác trên đất dốc). SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đường đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả.

1.3.2. Những nghiên cứu liên quan đến đánh giá đất và việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

* Các công trình nghiên cứu phân vùng, quy hoạch, đánh giá đất

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995) [22];

Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995) [34];

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp của FAO của Nguyễn Đình Bồng (1995) [4];

* Các công trình nghiên cứu hệ thống nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm Châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên/người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135/160 nước trên thế giới, xếp thứ 9/10 nước Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người lại càng giảm. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1 - 1,2% năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 [29]. Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới [25]. Thực tế, những năm qua nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong việc sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: Lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất [1]. Trên các phạm vi, các vùng sinh thái khác nhau, có các công trình nghiên cứu khoa học khác nhau, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Cụ thể:

Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995) [22]; Đánh giá phân hạng toàn quốc của tác giả Tôn Thất Chiểu và các cộng sự (1986), thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000 [6],...

Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng (VIE/89/032) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp đồng bằng sông Hồng [10].

Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng do Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống cây trồng đồng bằng sông Cửu Long do Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái

khác nhau [19].Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN-01 (1991 - 1995) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long,... nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đó [26].

Kết quả nghiên cứu ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình của tác giả Đặng Hữu cho thấy: [16] Huyện Gia Viễn có tổng diện tích đất nông nghiệp là 9.218,62 ha chiếm 51,65% tổng diện tích tự nhiên, đất canh tác của huyện được chia thành 4 loại hình sử dụng đất chính với 15 kiểu sử dụng đất. Đó là, loại hình sử dụng đất chuyên lúa, với hai kiểu sử dụng đất là 1 vụ lúa Đông Xuân và 2 vụ lúa là lúa Đông Xuân và lúa Hè Thu có diện tích 2.091,51 ha chiếm 25,54% diện tích đất trồng cây hàng năm. Phân bố chủ yếu ở các chân đất thấp; Loại hình sử dụng đất lúa - màu có 4 kiểu sử dụng đất, diện tích là 3.746,87 ha chiếm 45,75% diện tích đất trồng cây hàng năm; Loại hình sử dụng đất lúa - cá mới được đưa vào sản xuất ở những vùng đất trũng, cho hiệu quả kinh tế khá cao; Loại hình sử dụng đất chuyên rau - màu với 9 kiểu sử dụng đất. Diện tích của loại hình sử dụng đất này là 1.614,09 ha, chiếm 19,71% diện tích đất canh tác. Trong tương lai trên cơ sở đầu tư cải tạo hệ thống kênh mương tưới tiêu nước, kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,… thì loại đất kém thích hợp hiện tại (S3) sẽ không còn, chỉ còn mức độ thích hợp cao và thích hợp trung bình. Mức độ thích hợp cao (S1) là 2619,04 ha, chiếm 50,64% diện tích đất canh tác, tăng 1.042,01 ha và tăng 65,97% so với hiện tại. Mức độ thích hợp trung bình (S2) là 2533,29 ha chiếm 49,36% diện tích đất canh tác, tăng 689,33 ha và tăng 36,98% so với hiện tại. Hệ số sử dụng đất hiện tại từ 2,58 lần lên 2,94 lần vào năm 2015, tăng 0,36 lần.

Tác giả Phạm Quang Khánh, năm 2003 khi tiến hành nghiên cứu đánh giá đất ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã rút ra kết luận như sau:

- Trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 có 9 nhóm đất và 32 đơn vị bản đồ đất. Trong đó nhóm đất đỏ có 81.621 ha (41,31%), nhóm đất xám có 28.689 ha (14,52%), nhóm đất cát có 20.480 ha (19,37%), nhóm đất phèn có 17.962 ha (9,09%), nhóm đất dốc tụ có 12.287 ha (6,22%), nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có 8.572 ha (4,34%), nhóm đất đen có

8.321 ha (4,21%), nhóm đất phù sa có 7.582 ha (3,84%) và nhóm đất mặn chỉ có 1.069 ha (0,54%).

- Kết quả xây dựng bản đồ đất đai tỷ lệ 1/50.000 trên cơ sở lồng ghép 05 lớp thông tin về đặc trưng thổ nhưỡng, địa hình, độ dày tầng đất, khả năng tưới, lượng mưa và vị trí cho thấy toàn tỉnh có 64 đơn vị đất đai. Các đơn vị đất đai này là cơ sở cho các tính toán trong quy hoạch sử dụng tài nguyên đất. [19].

Tiến hành phân hạng mức độ thích hợp đất đai tỉnh Quảng Trị tác giả Nguyễn Văn Toàn, đã rút ra một số kết luận như sau: Trong số 26.621 ha đang canh tác lúa của tỉnh Quảng Trị có 12.448 ha rất thích hợp, chiếm 47%; thích hợp có 7.927,6 ha, chiếm 29,8% và đất ít thích hợp có 6.205,8 ha chiếm 23,2%, trong số này có 1.747 ha đất chuyên lúa, còn lại là đất đang trồng màu, đây là diện tích đất có vấn đề trầm trọng cần được chuyển đổi. [22].

Kết quả nghiên cứu về đánh giá đất của Đỗ Nguyên Hải và cộng sự, 2006 cho

thấy [22]:Trên diện tích 8.305,67 ha đất canh tác nông nghiệp trồng cây hàng năm của

huyện Phổ Yên đã xác định được 36 LMU với 503 khoanh đất. Các kiểu sử dụng đất:

lúa Đông Xuân - lúa Mùa - khoai tây; lúa Đông Xuân - lúa Mùa - rau; lạc Xuân - lúa

Mùa - khoai tây; lạc Xuân - đậu tương Hè Thu - rau; đậu tương Xuân - lúa Hè Thu - rau là những kiểu sử dụng đất có triển vọng cho sử dụng đất bền vững trong vùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết được việc làm ở nông thôn.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Bài, Nguyễn Thị Vòng, cho thấy:

[21] Hiệp Hòa là một huyện trung du nằm ở phía Tây nam tỉnh Bắc Giang. Hiện tại

việc sử dụng đất nông nghiệp chưa thật hợp lý và chưa hiệu quả, sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa hình thành vùng chuyên canh để sản xuất hàng hóa có chất lượng cao. Hiện tại Hiệp Hòa có 6 loại hình sử dụng đất: đất 3 vụ lúa, đất 2 vụ lúa, 1 vụ lúa, chuyên màu, lúa - cá và cây ăn quả. Mức độ thích hợp đất đai hiện tại đối với các loại hình sử dụng đất còn chiếm tỷ lệ thấp, yếu tố hạn chế chủ yếu là việc bố trí các loại cây trồng phù hợp trên mỗi chân đất, mỗi vùng đất, hệ thống thủy lợi và tập quán canh tác của người dân địa phương. Kết quả lựa chọn các loại hình sử dụng đất theo các vùng địa hình: vùng gò đồi tập trung phát triển các loại cây ăn quả như vải, nhãn, hồng, na dai; vùng đất bằng (đất ruộng) chọn loại hình sử dụng đất 3 vụ (dưa hấu Xuân - lúa Mùa - khoai tây, lúa Đông Xuân - lúa Mùa - dưa hấu Đông, ngô Xuân - đậu

tương Hè - rau vụ Đông, lúa Đông Xuân - lúa Mùa - khoai tây) và loại hình sử dụng đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày (ngô, đậu tương, lạc, cà chua); vùng đất trũng ngập nước chọn loại hình sử dụng đất lúa - cá.

Áp dụng quy trình đánh giá đất của FAO, Lê Quang Trí và Văn Phạm Đăng Trí

[21], năm 2005 đã phân lập ra 24 đơn vị bản đồ đất đai để đánh giá khả năng thích

nghi cho 6 kiểu sử dụng đất có triển vọng và đã phân ra được 3 vùng thích nghi cho xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Trong đó vùng 1 thích nghi được 6 kiểu sử dụng đất đai, vùng 2 thích nghi 4 kiểu sử dụng đất đai (LUT1, LUT2, LUT4, LUT5). Riêng vùng 3 thích nghi cho các cơ cấu 3 vụ hoặc chuyên canh cây ăn trái khi có đê bao.

Trần An Phong và cộng sự, khi tiến hành đánh giá đất ở huyện Cư Jút đã rút ra kết luận như sau: [22] Huyện Cư Jút có diện tích tự nhiên là 71.889 ha. Diện tích lớn nhất trong tài nguyên đất là đất xám trên đá sa thạch (Haplic Acrisols) 25.345 ha chiếm 35,3%. Đất tự nhiên, đất đỏ và nâu vàng trên đá bazan 11.700 ha chiếm 16,1% diện tích đất tự nhiên. Đất đen và nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt bazan 6.200 ha chiếm 9,10% diện tích đất tự nhiên.

Bản đồ các đơn vị đất đai được xây dựng trên 15 tính chất đất đai từ việc lồng ghép các bản đồ như bản đồ đất, phân vùng khí hậu. Kết quả có 31 đơn vị đất đai (ĐVĐĐ), vùng đất xám trên phiến sét có 9 ĐVĐĐ, vùng đất nâu đỏ trên đá bazan có 6 ĐVĐĐ, vùng đất nâu vàng có 1 ĐVĐĐ, vùng đất đen có 4 ĐVĐĐ, vùng đất bọt bazan có 4 ĐVĐĐ, đất xám cát có 3 ĐVĐĐ và đất dốc tụ có 3 ĐVĐĐ.

Đánh giá đất tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, các tác giả Trịnh Văn Chiến và Đỗ Ánh cho biết: [17].

- Ở huyện Yên Định có 4 nhóm và 10 loại đất chính, trong đó nhóm đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất (83,23%) tiếp đến là đất xám (7,87%) và đất tầng mỏng (6,68%), thấp nhất là đất đỏ vàng (2,02%).

- Bản đồ đơn vị đất đai của huyện Yên Định tỷ lệ 1/25.000 có 37 đơn vị đất đai.

Chất lượng đất khá phức tạp và không đồng đều. Các nhóm đất xám và đất đỏ vàng

phân hóa tính chất đất phức tạp hơn nhóm đất phù sa. Trong 37 đơn vị đất đai có 32 đơn vị thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp với diện tích là 12.861 ha và 5 đơn vị thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp là 1.112 ha.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ích Tân, Hà Anh Tuấn khi nghiên cứu ở huyện Võ Nhai, cho thấy [23]: Võ Nhai có diện tích đất chưa sử dụng lớn với diện tích 22.541,78 ha chiếm 26,27% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế xã hội còn ít so với tiềm năng.

Dựa vào các chỉ tiêu phân cấp: Loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, chế độ nước để đánh giá thích hợp đất đai theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu dài đã xác định được 17.225,29 ha, chiếm 76,42% diện tích đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng đưa vào định hướng cho sản xuất nông lâm nghiệp.

Lựa chọn được 5 loại hình sử dụng đất thích hợp cho đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng đưa vào định hướng sản xuất nông lâm nghiệp. Loại hình sử dụng đất thích hợp: Trồng cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày 1.292,26 ha chiếm 7,56%; cây công nghiệp lâu năm là 2.761,08 ha chiếm 16,03%; cây ăn quả là 2.617,99 ha chiếm 15,20%; cây lâm nghiệp là 10.540,26 ha chiếm 61,19%; nuôi trồng thủy sản là 13,7 ha chiếm 0,08%.

Kết luận Chương 1

Nội dung Chương 1 về cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp đã khái quát về cơ sở lý luận và thực tiễn các nghiên cứu có liên quan đến đất nông nghiệp. Qua đó thể hiện tầm quan trọng của đất nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; ngoài ra, phần cơ sở lý luận cũng đã nêu ra được những quy định trong công tác quản lý đất nông nghiệp. Từ đó, làm cơ sở đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)