Đánh giá về môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 97 - 99)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.6.3. Đánh giá về môi trường

Theo Tadon H.L.S (1993) [27], sự suy kiệt các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái hóa về môi trường. Vì vậy việc cải thiện độ phì của đất là đóng góp cho việc cải thiện tài nguyên thiên nhiên và tốt hơn nữa cho chính môi trường.

Việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống cây trồng hiện tại với môi trường sinh thái là vấn đề rất lớn đòi hỏi phải có số liệu phân tích về các mẫu đất, nước và nông sản trong một thời gian dài. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng về mặt môi trường sinh thái của các kiểu sử dụng đất hiện tại thông qua các chỉ tiêu: Mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng của nó đến môi trường; nhận định chung của nông dân về mức độ ảnh hưởng của các cây trồng hiện tại đến đất.

Qua nghiên cứu cho thấy bên cạnh sự suy kiệt các chất dự trữ trong đất cũng là biểu hiện thoái hoá về môi trường. Vì vậy việc cải thiện độ phì của đất là đóng góp cải thiện tài nguyên thiên nhiên và còn tốt hơn nữa cho chính môi trường.

Trong thực tế tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau, cây trồng phát triển trên đất có đặc tính, chất lượng phù hợp. Nhưng trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động quản lý của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

Theo Đỗ Nguyên Hải (1999) [12], một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N: P: K. Việc thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản

xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, thay thế các loại phân hữu cơ bằng phân bón hoá học, thay công làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh bằng thuốc diệt trừ cỏ, thuốc trừ sâu đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước. Trong việc sử dụng phân bón hoá học thì người nông dân lại quan tâm nhiều hơn đến sử dụng phân đạm mà ít quan tâm đến việc sử dụng cân đối giữa các loại phân đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng. Để sử dụng một cách khoa học và tránh lãng phí thì cần phải có những hiểu biết nhất định về các định luật bón phân: Định luật tối thiểu, định luật tối đa, định luật trả lại, định luật cân đối dinh dưỡng và định luật về hiệu suất sử dụng phân bón.

Tổng kết Chương 2

Phân thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy An đã nêu ra tình hình quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện; qua đó, tại chương 2 đã nêu ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy An. Từ đó, làm cơ sở để đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước ở Chương tiếp theo.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TUY AN, TỈNH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)