Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 117 - 131)

7. Kết cấu của luận văn

3.5.4. Các giải pháp hỗ trợ

- Chính sách thuế

Chúng ta biết rằng thuế là một công cụ quản lý rất quan trọng và hữu hiệu của nhà nước khi trong hầu hết các lĩnh vực phải quản lý đều cần đánh thuế. Trong lĩnh vực đất đai cũng vậy, có thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất… Như vậy, các đối tượng sử dụng đất được hưởng lợi từ đất đai thì đều phải nộp thuế (thuế sử dụng đất) (trừ những trường hợp được Nhà nước quy định khác). Việc đánh thuế vừa để tạo thu nhập cho Nhà nước, vừa để thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất. Đồng thời việc đánh thuế này làm ảnh hưởng trực tiếp tới

lợi ích của cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Do vậy nhận thức được điều này thì người sử dụng đất sẽ sử dụng hiệu quả hơn đối với đất đai. Trong sản xuất nông nghiệp việc tính thuế được chia ra thành các loại cây trồng, ứng với từng hạng đất và từng nơi. Tuy nhiên hiện nay không chỉ riêng gì Tuy An mà cả nước ta vẫn đang tính thuế sử dụng đất nông nghiêp theo giá thóc của từng địa phương qui định. Đây là một quy định hiện không còn phù hợp bởi chúng ta đang sống trong một nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá. Không thể cứ “quy ra thóc” mà tính được. Đất đai dùng sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng tập trung hoá, sản xuất theo qui mô lớn, ta cần phải có cách thức tính thuế khác để đảm bảo nâng cao hiệu quả của công cụ này (ta có thể tính theo mức thu nhập bình quân trên mỗi ha đất nông nghiệp từng hạng, từng loại cây). Từ đó ta mới có thể phản ánh được hiệu quả của các mô hình sản xuất nông nghiệp lớn.

Những nguồn thu từ thuế trong nông nghiệp có được tái phân bổ để đầu tư vào cải tạo khai hoang đất hay đầu tư vào thuỷ lợi … nhằm mở rộng quỹ đất hay nâng cao độ phì nhiêu của đất.

ở Tuy An hiện nay, dù tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn cao nhưng cơ cấu lao động đang thay đổi rất nhanh. Không phải đây là sự thay đổi không tích cực mà sự thay đổi này đang làm một bộ phận dân cư không có việc làm, họ không thiết tha với nghề nông dẫu rằng họ không hề có một ngành nghề vào khác. Như vậy để lôi kéo những người này về với nghề nông thì có một giải pháp là ta có thể giảm thuế hay miễn thuế đối với từng đối tượng để khuyến khích họ sản xuất nông nghiệp với mục tiêu trước mắt là tạo thu nhập cho họ, ổn định đời sống nhân dân và sau đó là việc góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

- Chính sách về đầu tư vốn sản xuất

Hiện nay Đảng ta đang có chủ trương khuyến khích “ai giỏi nghề gì làm nghề đấy”. Tuy nhiên, đối với nông dân nhiều người có kinh nghiệm và khả năng sản xuất, nhưng không thể cứ mãi sản xuất nhỏ với việc độc canh cây lúa mà nhu cầu của mọi người đều là phải ngày càng sản xuất lớn hơn với diện tích canh tác lớn hơn. Thế nhưng ở nông thôn, làm được điều này thì không phải có nhiều người, nó còn vấp phải một số vấn đề mà điển hình là vốn đầu tư.

Chúng ta biết, hiện nay sản xuất nông nghiệp không đơn thuần chỉ là những sản phẩm nông nghiệp mà nó còn kết hợp với nông nghiệp sinh thái, sản phẩm sinh học …

Như vậy yêu cầu về vốn đầu tư không còn là của người nông dân mà còn là của các cấp chính quyền trong việc tạo những ưu đãi để lôi kéo các nhà đầu tư. Ơ Tuy An, việc nông dân vay vốn chủ yếu là đến các quỹ tín dụng nhân dân, nhưng đến đây lại khó có thể vay được vốn lớn. Nên điều này cấp chính quyền cần có những ưu đãi để khuyến khích người dân tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp.

- Chính sách về giao đất ổn định lâu dài, khuyến khích tích tụ tập trung đất đai, kết hợp với chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Theo qui định của Luật Đất đai thì khi hết thời hạn giao, cho thuê đất mà người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng tiếp thì được nhà nước tiếp tục giao, cho thuê khi đã xem xét việc tuân thủ những qui định của pháp luật về đất đai. Đây chính là điều kiện để thực hiện việc giao đất ổn định lâu dài. Tuy nhiên hiện nay những thủ tục hành chính để được tiếp tục giao là khá phức tạp .Vì vậy điều này cần được xem xét lại để phục vụ cho những quyết định giao đất ổn định lâu dài. Khi những thủ tục hành chính trở nên thông thoáng hơn thì những vấn đề về hạn mức hạn điền trong sử dụng đất nông nghiệp gần như trở nên không còn có ý nghĩa. Người sử dụng có thể sử dụng một số lượng đất lớn (thông qua nhiều cách khác nhau để có được) với thời gian dài. Những quyết định giao đất, cho thuê đất như thế này đã vô hình nâng cao trách nhiệm của những người sử dụng đất. Vì vậy họ cố gắng tìm ra cách thức để sử dụng đất một cách hiệu quả nhất, mà gắn với nó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Như vậy với hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là rất đa dạng nên hình thành nhiều cách thức tích tụ tập chung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp cùng với nhiều hình thức tổ chức quản lý khác nhau như: kinh tế hộ, kinh tế hợp tác, kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp, kinh tế trang trại, … ở Tuy An, mới chỉ tập trung đất đai ở mức kinh tế hộ là chủ yếu.Và mô hình sản xuất chủ yếu là V–A–C, ở đó người sản xuất có thể tận dụng những sản phẩm phụ từ trồng trọt hay chăn nuôi để sản xuất. Đây cũng là một cách thức sản xuất nông nghiệp có hiệu quả với số vốn ít. Còn kinh tế hợp tác, kinh tế quốc doanh là những hình thức trước đây hoạt động không hiệu quả, nhưng hiện tại nó là cách thức quản lý trong sản xuất nông nghiệp với nhiều những ưu điểm mà ta có thể tiến hành sản xuất lớn mà không càn phải lo đến những vấn đề thị trương tiêu thụ. Với hình thức tổ chức sản xuất kinh tế trang trại, hiện đang

được coi là mô hình hiệu quả nhất của công việc tích tụ tập trung đất đai để sản xuất. Có nhiều điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, sử dụng đất hiệu quả với việc thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi cơ cấu sử dụng đất và lập những kế hoạch sử dụng đất , bố trí đất đai phù hợp. Kinh tế trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp mà bản chất của nó là kinh tế hộ.Thế nhưng ở Tuy An loại hình này lại quá ít, còn chưa được khuyến khích. Do vậy để phát triển loại hình này thì Đảng uỷ Tuy An cần có những khuyến khích cụ thể như việc nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với kinh tế trang trại ,tạo điều kiện ưu tiên về vốn hay việc tạm thời miễn giảm thuế sử dụng đất trong những năm đầu hay khi gặp những khó khăn …

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã

Những năm qua ở Tuy An tình hình tranh chấp, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm về đất đai khá nhiều. Những tranh chấp đất đai ngày càng diễn ra với tính chất phức tạp hơn, kéo dài hơn. Vì vậy mà những trường hợp khiếu nại, khiếu nại vượt cấp diễn ra thường xuyên. Đồng thời những vi phạm pháp luật đất đai xảy ra nhiều mà điển hình là những trường hợp tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng mua bán trái phép đất nông nghiệp. Những vi phạm này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là người dân không tiếp cận được với luật đất đại, họ không nắm được luật và khi sai phạm thậm chí còn không biết mình sai ở đâu và như thế nào.

Như vậy yêu cầu đặt ra là phải tuyên truyền phổ biến pháp luật, dần dần đưa pháp luật vào cuộc sống .

Để làm được điều này cần:

+ Phải nhận thức và coi đây là nhiệm vụ quan trong, thường xuyên . Để đưa được pháp luật vào cuộc sống là một điều khó khăn và phải mất nhiều thời gian (nhất và với huyện nông thôn như Tuy An khi điều kiện tiếp xúc với thông tin của nông dân còn thiếu).

+ Phân công cụ thể đối với mỗi cán bộ địa chính, đặc biệt trong lĩnh vực này cần chú trọng tới cấp xã vì đây chính là cấp cơ sở, đại diện cho Nhà nước ở địa phương. Cần có kế hoạch cụ thể cho việc tuyên truyền phổ biến pháp luật ở mỗi xã, thị trấn.

+ Những sai phạm trong sử dụng đất ở cơ sở không chỉ do việc người dân chưa có hiểu biết về pháp luật mà còn do một bộ phận cán bộ chuyên môn cũng có trình độ và hiểu biết pháp luật còn hạn chế.

Vì thế dẫn đến những tình trạng có sai phạm mà không biết hay chính mình còn làm sai. Do đó, nhiều khi không thể giải quyết, đáp ứng được yêu cầu của người dân. Vì vậy để đáp ứng cho yêu cầu quản lý đất đai, thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phải được nâng cao thông qua việc:

+ Mở các lớp đào tạo ngắn hạn hay tổ chức tập huấn thường xuyên cho cán bộ địa chính xã, thị trấn.

+ Có chính sách ưu tiên, khuyến khích những sinh viên trẻ có trình độ, được đào tạo chính quy về địa phương làm việc.

Tổng kết Chương 3

Trên cơ sở hiện trạng công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tuy An, tác giả đã đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước; trong đó, công tác nâng cao năng lực cán bộ, công chức làm công tác quản lý rà rất quan trọng. Ngoài ra, một số giải pháp cũng được nêu ra phù hợp với tình hình thực tế của huyện như công tác tuyên truyền, công tác kiểm tra, giám sát.

KẾT LUẬN

Huyện Tuy An là huyện ven biển của tỉnh Phú Yên, vừa có đồng bằng vừa có miền núi, với tổng diện tích tự nhiên 41.080,10ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 78,20% (32358.20ha), Với một quỹ đất hạn chế như thế này nhưng Tuy An vẫn có rất nhiều những điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá, bền vững bằng việc chuyển dịch cơ cấu đất đai, thay đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá và vùng sinh thái làng nghề… để sản xuất với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tăng thu nhập cho người dân và khuyến khích người dân đầu tư sản xuất, góp phần đẩy mạnh nông nghiệp hoá nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay Tuy An đang gặp phải một số khó khăn nhất định có ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp như việc đất đai trong nông nghiệp manh mún, phân tán, tập quán sản xuất của người dân vẫn chủ yếu là độc canh. Người dân chưa có đột biến trong đầu tư sản xuất, đất đai sử dụng chưa có hiệu quả, thậm chí còn làm thoái hoá đất.

Mặt khác với những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Tuy An khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Vì thế trong thời gian gần đây, quá trình CNH- đô thị hoá ở Tuy An diễn ra khá mạnh cho nên cơ cấu đất đai cũng có nhiều thay đổi, nó làm quỹ đất nông nghiệp giảm sút một cách nhanh chóng và thay vào đó là quỹ đất phi nông nghiệp tăng lên. Như vậy khó khăn không chỉ đối với ngành sản xuất nông nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế xã hội khi cơ cấu lao động không thay đổi kịp đã làm một bộ phận nông dân trở thành không có đất hay thiếu đất sản xuất và đã trở thành đối tượng thất nghiệp, có ảnh hưởng tới ổn định chính trị xã hội. Cũng do quá trình CNH- đô thị hoá đã vô hình làm cho đất nông nghiệp có giá trị hơn, nhiều người dân đã vì những lợi ích trước mắt, cố tình vi phạm pháp luật đất đai, mua bán chuyển nhượng trái phép, cố ý không trả lại đất cho Nhà nước khi có những quyết định thu hồi để đòi hưởng lợi… Như vậy do ảnh hưởng của CNH- đô thị hoá mà tình hình vi phạm đất đai trên địa bàn huyện đã trở nên phức tạp, gây khó khăn cho quản lý, ảnh hưởng tới các vấn đề ổn định chính trị xã hội.

Để giải quyết vấn đề này, góp phần ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung ruộng đất, sản xuất lớn, cùng với cả nước đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thông qua chuyên đề này, em đã đưa ra một số

ý kiến của cá nhân mình về phương hướng nhiệm vụ trong quản lý cũng như những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong quản lý như:

- Tiếp tục thực hiện và tăng cường hiệu quả của các công cụ (nội dung) quản lý. - Tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh giảm bộ máy, hiệu quả và giảm bớt các thủ tục.

- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp của chính quyền cấp xã.

Nhằm đưa đất đai nói chung và xuất nông nghiệp nói riêng được quản lý chặt chẽ hơn, khai thác sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý,bền vững góp phần vào việc thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Từ đó tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, phát triển kinh tế và đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn.

Bên cạnh đó công tác đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết. Hiện nay, toàn huyện có 5 loại hình sử dụng đất chính, với nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau, phân bố trên 3 vùng của huyện.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các LUT trên 3 yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường cho thấy:

* Hiệu quả kinh tế:

- Bình quân GTSX/ha đất sản xuất nông nghiệp là 168255,29 nghìn đồng,

GTGT/ha là 90751,70triệu đồng; GTGT/công lao động là 167,13nghìn đồng;

- Xét hiệu quả tính trên một đơn vị diện tích thì các LUT tại tiểu vùng 2 cho hiệu quả cao nhất. Bình quân GTSX/ha là 196184,25 triệu đồng, gấp 1,81 lần tiểu vùng 1, gấp 0,97 lần tiểu vùng 3.

- Xét hiệu quả tính trên một đơn vị lao động thì các LUT tại tiểu vùng 2 cũng cho giá trị cao nhất. Bình quân GTGT/lao động là 219,60 nghìn đồng, gấp 1,16 lần tiểu vùng 3, gấp 2,32 lần tiểu vùng 1.

- Một số LUT điển hình cho hiệu quả kinh tế cao thu hút nhiều lao động với giá trị ngày công cao như: LUT 1 lúa - 2 màu, LUT chuyên rau màu, LUT trồng cây hàng năm, lâu năm. Xu hướng phát triển là mở rộng diện tích rau màu, phát triển sản xuất theo hướng tập trung, xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng.

sống xã hội của người sản xuất trên toàn huyện. Những LUT này không những đảm bảo lương thực cho huyện mà còn gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. LUT chuyên rau màu thu hút lao động tốt nhất.

* Về hiệu quả môi trường: Tất cả các loại hình sử dụng đất đều chưa có ảnh

hưởng nhiều đến môi trường. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón của nông dân chưa cân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 117 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)