Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 90 - 91)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.6.1. Đánh giá về kinh tế

2.6.1.1. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính

Tổng hợp số liệu điều tra 90 hộ tại 3 xã đại diện cho thấy hệ thống cây trồng khá đa dạng, các vùng có điều kiện canh tác và hệ thống cây trồng khác nhau. Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động và các chi phí khác. Tùy thuộc vào từng loại cây trồng, cách thức canh tác mà mức độ đầu tư khác nhau. Qua điều tra thực tế của các nông hộ, tổng hợp mức độ đầu tư mỗi ha và hiệu quả kinh tế của các cây trong được thể hiện trong bảng 3.9, 3.10, 3.11.

+ Tiểu vùng 1: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng trong vùng 1 tương đối cao. Nhóm chuyên màu cho hiệu quả tương đối cao như cây dưa hấu với GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 80.120,00 nghìn đồng và 165,19 nghìn đồng. Cây lạc cho GTGT là 39.900 nghìn đồng và 154,65 nghìn đồng. Ngô là 34.455 nghìn đồng và 140,06 nghìn đồng. Đậu xanh là 31.760 nghìn đồng và 130,69 nghìn đồng. Các cây cho hiệu quả kinh tế thấp như lúa Hè Thu cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 15.788,50 nghìn đồng và 77,39 nghìn đồng, sắn (Mỳ) là 11.450 nghìn đồng và 224,50 nghìn đồng.

+ Tiểu vùng 2: Nhóm cây rau màu trong vùng 2 cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như: Ớt cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 336.000 nghìn đồng và 337,34 nghìn đồng, bí đao cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 74.700 nghìn đồng và 373,50 nghìn đồng, dưa hấu là 60000 nghìn đồng và 105,63 nghìn đồng, mướp là 58600 nghìn đồng và 390,66 nghìn đồng, đậu xanh là 56800 nghìn đồng và 430,30 nghìn đồng, lạc (đậu phộng) là 50500 nghìn đồng và 235,98 nghìn đồng, dưa chuột là 41250 nghìn đồng và 208,33 nghìn đồng, bí đỏ là 39000 nghìn đồng và 195 nghìn đồng, ngô là 30200 nghìn đồng và 151,75 nghìn đồng. Các cây lương thực cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng ổn định như lúa Đông Xuân cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 170,32 nghìn đồng và 135,17 nghìn đồng, lúa Hè Thu là 13020 nghìn đồng và 100,15 nghìn đồng.

+ Tiểu vùng 3: Các cây trồng trong vùng 3 có hiệu quả kinh tế cũng khá cao. Tuy nhiên với đặc trưng là dưa hấu cho GTGT/ha là 109600 nghìn đồng và GTGT/lao

động là 187,03 nghìn đồng, đậu xanh cho GTGT/ha là 58950 nghìn đồng và GTGT/lao động là 453,46 nghìn đồng, lạc (đậu phộng) cho GTGT/ha là 54000 nghìn đồng và GTGT/lao động là 270 nghìn đồng, vừng (mè) cho GTGT/ha là 35900 nghìn đồng và GTGT/lao động là 377,89 nghìn đồng, ngô cho GTGT/ha là 29747 nghìn đồng và GTGT/lao động là 139 nghìn đồng. Các cây lương thực cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng ổn định như lúa Đông Xuân cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 14700 nghìn đồng và 122,50 nghìn đồng, lúa Hè Thu là 12000 nghìn đồng và 96,74 nghìn đồng.

- Hiện nay, nhân dân trong huyện đã chủ động hơn trong việc bố trí mùa vụ cây trồng, đưa các giống mới vào sản xuất góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế của các cây trồng và hiệu quả sử dụng đất. Ví dụ các cây rau như ớt, dưa chuột, đậu xanh được trồng sớm trong vụ đông chính vì vậy mà hiệu quả kinh tế trên 2 ha diện tích canh tác tăng lên, người dân đang tích cực luôn chuyển cơ cấu mùa vụ. Ớt, đậu xanh, bí đao cho GTGT/ha trên 60 triệu đồng. Đây cũng chính là một giải pháp để hạn chế việc dư thừa hàng hóa chính vụ, điều tiết hàng hóa nông sản ở các thời điểm trong năm, tăng hệ số sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)