Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đảm bảo tính bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 108 - 113)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

3.4. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đảm bảo tính bền vững

những loại hình sử dụng đất được lựa chọn tại địa bàn nghiên cứu

3.4.1. Giải pháp về chính sách

- Chính sách đất đai: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài nhằm khuyến khích nhân dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Giao đất chưa sử dụng cho dân khai hoang, phục hoá đưa vào sản xuất; giao rừng cho cộng đồng dân cư bảo vệ, chăm sóc.

- Thực hiện tốt chính sách khuyến nông, khuyến lâm, chính sách tín dụng ưu đãi. Có chính sách hỗ trợ về cây giống, đào tạo kỹ thuật cho người sản xuất.

- Hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ thông qua giới thiệu và quảng bá sản phẩm, nhất là sản phẩm bản địa, đặc sản, đồng thời tăng cường công tác thông tin thị trường để nông dân lựa chọn sản phẩm phù hợp.

3.4.2. Giải pháp về vốn đầu tư

Có thể nói vốn đầu tư là quan trọng nhất. Nó định hướng việc sử dụng và quản lý đất đai.

Qua điều tra phỏng vấn nông hộ cho thấy có khoảng 10 -20% hộ nông dân thiếu vốn sản xuất và có khoảng 80% số hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất nông nghiệp.

Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tuy An, Ngân hàng Chính sách huyện Tuy An. Vấn đề đặt ra là cần phải tạo điều kiện cho các hộ được vay vốn để sản xuất, đặc biệt là các hộ nghèo. Để làm được điều này cần phải có sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể và đặc biệt là các cấp chính quyền. Tăng quỹ cho vay giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. Cải tiến phương thức cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách huyện Tuy An, tạo điều kiện để nhiều hộ nông dân được vay vốn với lượng lãi xuất ưu đãi, tạo điều kiện cho những hộ gia đình sản xuất lớn.

Bên cạnh đó, huyện cũng cần quan tâm tới nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đưa nông sản đến với thị trường và có thể tiến tới hình thức sản xuất lớn như vùng chuyên rau, sản xuất hàng hóa như cây ớt,…

3.4.3. Giải pháp về kỹ thuật

Hiện nay, người dân đã quan tâm tới việc sử dụng giống năng suất cao nhưng chưa đồng đều và mức đầu tư còn chưa đúng mức nên hiệu quả vẫn thấp.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông giúp nông dân nắm vững các kỹ thuật sản xuất như luân canh, xen canh,…để sử dụng đất hiệu quả hơn, kỹ thuật chăm sóc cây trồng và phòng trừ sâu bệnh cũng cần được quan tâm.

Trong thời gian tới, để phát triển sản xuất hàng hóa thì còn cần thêm kiến thức về bảo quản và chế biến nông sản để nâng cao chất lượng.

lợi, ngoài ra cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, giúp việc lưu thông hàng hóa tốt hơn, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, thức ăn gia súc, tăng cường mạng lưới dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi về thị trường để kích thích sản xuất phát triển.

Mở rộng mạng lưới dịch vụ (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,) đến từng cơ sở sản xuất dưới sự bảo trợ của các cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân trong quá trình sản xuất.

3.4.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như cập nhật thông tin kinh tế - xã hội trong sản xuất nông nghiệp đang rất được quan tâm. Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh với việc đầu tư thêm các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng và kỹ thuật sử dụng đầu vào là vấn đề cần thiết. Để nâng cao trình độ sản xuất của người dân thì việc mở các lớp khuyến nông, buổi tập huấn khoa học kỹ thuật là rất quan trọng mà huyện Tuy An đang tiến hành ở hầu hết các xã.

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa người dân với các nhà khoa học. Thông qua mối quan hệ này, người dân được tiếp cận nhanh nhất với các tiến bộ kỹ thuật mới như: giống mới, công thức canh tác,… để nâng cao hiệu quả sản xuất. Vấn đề hiện nay mà các nhà khoa học cần quan tâm là nghiên cứu ra các giống chống chịu sâu bệnh, thời tiết khí hậu để có cơ cấu thời vụ hợp lý nhằm năng cao hiệu quả của các cây trồng. Đưa những giống cây trồng mới có năng suất đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Đặc biệt đưa nhưng kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản, vì có nâng cao chất lượng nông sản mới nâng cao giá trị cây trồng mở rộng thị trường hướng ra xuất khẩu.

Xu hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới là phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy, Nhà nước đề ra chương trình liên kết 4 nhà: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp nhằm tạo ra mối liên kết mật thiết nhằm giúp nông dân tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo cả chất và lượng, để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Hơn nữa, chương trình này còn thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua các hợp đồng kinh tế, cam kết tiêu thụ hàng hóa nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp.

Tăng cường công tác khuyến nông đào tạo thêm đội ngũ cán bộ nông nghiệp có chuyên môn cao, trực tiếp hướng dẫn bà con sản xuất nhằm nâng cao hiểu biết, chuyển giao các công nghệ sản xuất nông nghiệp mới đến cho nông dân thông qua các hoạt

động tập huấn kỹ thuật, trình diễn các mô hình thí nghiệm tại địa phương.

3.4.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Khó khăn lớn nhất đặt ra với người dân chính là nông sản hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ ở đâu? Khi mà sản xuất nông nghiệp đang dần chuyển sang sản xuất hàng hóa. Xét trong điều kiện của huyện Tuy An, là vùng có nhiều thuận lợi. Nông sản cung cấp cho thị trường thành phố Tuy Hòa - nơi có nhu cầu lương thực thực phẩm lớn. Để xây dựng được hệ thống thị trường tiêu thụ ổn, theo chúng tôi cần:

- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung;

- Hình thành các tổ chức tiêu thụ trong nông thôn theo nguyên tắc tự nguyện; - Phát triển các hộ nông dân làm dịch vụ tiêu thụ hàng hóa nông sản;

- Hình thành các trung tâm thương mại ở khu trung tâm xã, thị trấn (đặc biệt hoàn thành chợ đầu mối nông sản) tạo ra môi trường giao lưu hàng hóa thuận lợi tập trung.

- Khuyến khích phát triển sản xuất theo diện ký kết hợp đồng qua hợp tác xã. Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng là giải pháp cơ bản để đưa sản xuất nông nghiệp hàng hóa của nước ta đi đúng theo quỹ đạo của nền kinh tế thị trường, vừa đảm bảo được lợi ích của nông dân, vừa hạn chế được rủi ro.

Thị trường tiêu thụ chính của huyện Tuy An trước tiên là đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho thành phố Tuy Hòa. Mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt Mỹ,… điều đó cho thấy thị trường tiêu thụ các mặt hàng về nông sản có tiềm năng và điều kiện để xuất khẩu là rất lớn.

Việc bố trí hệ thống cây trồng nên được giải quyết đồng bộ với việc ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thuận lợi của huyện là có tuyến đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam đi qua địa bàn huyện, việc vận chuyển nông sản ra thị trường các tỉnh lân cận tương đối thuận tiện. Vấn đề là làm sao để xây dựng được các tổ chức, dịch vụ tiêu thụ kết hợp với bố trí mùa vụ để không có hiện tượng dư thừa rau vào chính vụ. Vì rau là loại nông sản rất khó bảo quản, vận chuyển.

3.4.6. Giải pháp phát triển hệ thống thủy lợi

Nước có vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt với các loại cây trồng hàng năm. Hệ thống thủy lợi phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho sản xuất và tiêu thoát nước kịp thời khi úng ngập.

Huyện cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống hồ chứa nước cùng hệ thống mương dẫn nước tại các xã vùng đồi để có thể phát triển mạnh các mô hình sản xuất 2 vụ lúa, cây vụ đông.

Xây dựng thêm các trạm bơm cho các xã gần sông nhằm chủ động hơn trong tưới tiêu hay chủ động hình thành vùng chuyên rau.

Xây dựng và kiên cố hóa các tuyến mương chính, mương nội đồng tưới tiêu cho đất lúa, rau màu,…

3.4.7. Giải pháp cải tạo nâng cao độ phì đất

Trong quá trình sản xuất, đất mất dần chất dinh dưỡng, để giữ vững và nâng cao năng suất cao cần phải tiến hành bổ sung dinh dưỡng vào đất.

Huyện cần tăng cường tuyên truyền phổ biến tới bà con nông dân việc tăng

cường bón phân hữu cơ vào đất, trả lại phế phụphẩm cây trồng cho đất.

Phân hóa học là quan trọng để nâng cao năng suất, tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều mà phải hợp lý. Hiện nay bà con cũng đã quan tâm hơn đến vấn đề này, họ cũng đã chú ý tăng cường sử dụng phân hữu cơ và các loại phân vi sinh góp phần tăng độ phì cho đất và thân thiện với môi trường.

Với sản xuất ở vùng đồng bằng thì tăng độ che phủ gốc, giữ ẩm cho cây, tăng cường trồng cây họ đậu cải tạo đất.

Sản xuất ở vùng đồi phải thực hiện trồng cây theo đường đồng mức, trồng xen

cây cốt khí vừa làm phân xanh vừa chống xói mòn hiệu quả. Canh tác ở đất dốc nên trồng thành nhiều tầng vừa sử dụng đất tối đa vừa giảm sự phá hủy cấu trúc đất do mưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)