Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hệ thống sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 34 - 36)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.1. Tổng quan về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

1.1.2.4. Những tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hệ thống sử dụng đất

vững ở Việt Nam

a. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể:

+ Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc.

+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn [18].

+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.

+ Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển.

b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp * Hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm).

- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó:

GTGT = GTSX - CPTG

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG, GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (GTSX/LĐ, GTGT/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu về mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập [10].

+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;

+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Theo Đỗ Nguyên Hải [13], chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản

lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: + Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;

+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững; + Đánh giá quản lý đất đai;

+ Đánh giá hệ thống cây trồng;

+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng;

+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;

+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra về việc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chất lượng nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)