Nội dung quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 39 - 44)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp

1.2.1. Hệ thống hóa lý luận Quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp

Quản lý đất đai là trách nhiệm của Nhà nước, quyền năng này được Nhà nước thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước quản lý đất đai thông qua hệ thống các cơ quan quản lý đất đai do Nhà nước thành lập ra và tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Hoạt động trên thực tế của các cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đất đai rất phong phú và đa dạng, bao gồm 15 nội dung đã quy định ở Điều 22, Luật Đất đai 2013.

1.2.2. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật đất đai 2013:

“Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để

thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất”.

Vậy quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò gì trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất?

Theo quy định tại khoản 2 điều 101 Luật đất đai 2013, điều 17, khoản 1 điều 18, quyết định 24/2014/QĐ-UBND về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

Theo quy định tại điều 37 quyết định 24/QĐ-UBND về chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư thì căn cứ để quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đó là kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được phê duyệt.

Như vậy, có thể thấy rằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngoài giữ vai trò hoạch định chính sách, định hướng phát triển kinh tế vùng, đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả thì đó còn là cơ sở quan trọng để Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất (sổ đỏ), chuyển mục đích sử dụng đất, thậm chí là cơ sở để Nhà

nước đền bù về đất, chi phí về đất cho người dân khi bị thu hồi đất.

Vai trò quan trọng là thế song để biết được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương hiện nay là rất khó, không phải ai cũng biết được. Mặc dù theo quy định của pháp luật hiện hành thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là thông tin cần được công bố công khai, tuy nhiên chúng ta chưa có một cơ chế hiệu quả để giám sát điều này, từ đó gây ra hiện tượng “tham nhũng thông tin về đất” của một số cán bộ như hiện nay. Chỉ cần biết được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước người dân, họ có thể đầu cơ mua đất với giá cực rẻ mạt, sau đó nhận tiền đền bù lớn hơn rất nhiều để ăn chênh lệch. Hiện tượng phổ biến này là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới một loạt khiếu nại, tranh chấp về đất xảy ra liên tiếp như hiện nay, gây bức xúc trong nhân dân.

1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý

Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thành lập thống nhất từ trung ương đến cơ sở gắn với quản lý tài nguyên và môi trường, có bộ máy tổ chức cụ thể như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;

Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

* Xã, phường, thị trấn có cán bộ địa chính

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường; hướng dẫn việc bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn; quy định nhiệm vụ và tiêu chuẩn của cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương và bố trí cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và giúp cơ quan tài nguyên và môi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất đai.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và thành lập các chi nhánh của Văn phòng tại các địa bàn cần thiết. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn quyết định thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

* Tổ chức phát triển quỹ đất

Tổ chức phát triển quỹ đất hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp có thu hoặc doanh nghiệp nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng trong trường hợp thu hồi đất sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa có dự án đầu tư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác trước khi Nhà nước quyết định thu hồi đất; quản lý quỹ đất đã thu hồi và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với diện tích đất được giao quản lý.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất.

- Tổ chức hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai

Tổ chức sự nghiệp có thu, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được cấp phép hoạt động hoặc được đăng ký hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai.

Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai bao gồm: - Tư vấn về giá đất;

- Dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính; - Dịch vụ về thông tin đất đai.

* Trách nhiệm quy định điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng ký hoạt động dịch vụ trong quản lý, sử dụng đất đai như sau:

- Bộ Tài chính quy định điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng ký hoạt động tư vấn về giá đất;

- Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện hoạt động, đăng ký hoạt động tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dịch vụ về thông tin đất đai; điều kiện và thủ tục cấp phép hoạt động, đăng ký hoạt động dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính.

1.2.3. Các văn bản quản lý Nhà nước về nông nghiệp

- Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 (Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều luật đất đai.

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều luật đất đai

- Căn cứ Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết về thi hành Luật đất đai .

- Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.

- Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.

- Thông tư 102/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh.

- Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

- Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 14/10/2014 của UBND tỉnh Phú Yên quy định hạn mức giao đất ở. xác định diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân đang sử

dụng đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư. quy định hạn mức giao đất trồng đồi núi trọc, đất có mặt nước chuyên dùng cho hộ gia đình cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch. định mức xây dựng phần mộ trong nghĩa trang trên địa bàn tỉnh.

Tóm lại, các văn bản quy định về công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp cơ bản đã hoàn thiện, các địa phương cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực thi đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

1.2.4. Kiểm tra về việc sử dụng đất nông nghiệp

Áp dụng Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội ban

hành năm 2012, có hiệu lực từ ngày 01/07/2013,quy định về xử phạt hành chính và các biện pháp xử lý hành chính; Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ, Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 102/2014/NĐ-Cp ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)