Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 116 - 117)

7. Kết cấu của luận văn

3.5.3. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp của

việc quản lý đất đai để giảm bớt những thủ tục không cần thiết trong quản lý, chia sẻ gánh nặng với cơ quan quản lý địa chính cấp huyện đồng thời giảm đi sự phiền hà đối với người dân mỗi khi có vấn đề gì liên quan đến đất đai không nhất thiết phải đến cơ quan cấp huyện.

- Thường xuyên phối hợp với thanh tra liên ngành, thanh tra tỉnh tổ chức thanh tra kiểm tra trong lĩnh vực quản lý đất đai để kịp thời phát hiện những sai sót, điều chỉnh và sửa chữa đảm bảo đúng những nguyên tắc trong quản lý đất đai.

3.5.3. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp của chính quyền cấp xã quyền cấp xã

- Tạo điều kiện để cán bộ địa chính cấp xã có điều kiện tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân để có thể đáp ứng yêu cầu cần thiết trong quản lý hiện tại và lâu dài.

- Xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai đầy đủ, chính xác và luôn được cập nhật ngay tại cấp xã như các cơ sở dữ liệu địa chính, các tài liệu, bản đồ, hồ sơ về đất đai…. phục vụ kịp thời, đầy đủ và chính xác cho yêu cầu quản lý của địa phương và cấp trên.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan có liên quan thường xuyên kiểm tra đôn đốc chính quyền cơ sở trong việc quản lý đất đai, kịp thời phát hiện, sửa chữa rút kinh nghiệm cho cán bộ cấp xã để tăng cường hiệu quả trong quản lý đất đai.

- Cần có những chính sách cụ thể để đảm bảo quyền lợi của những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp đồng thời khuyến khích họ chuyển đổi, thực hiện chủ trương "dồn điền, đổi thửa", chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư sản xuất lớn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo công ăn việc làm cho nông dân và thay đổi cơ cấu lao

động, mức sống của người dân. Thông qua việc hình thành những trang trại, khu vực chuyên canh, nông nghiệp sinh thái…

- Xây dựng các cánh đồng mẫu cho thu nhập cao:

Từ nay đến năm 2020 các xã cần tập trung tuyên truyền chỉ đạo các hộ trên cánh đồng mẫu thay đổi tập quán canh tác cũ chuyển sang sản xuất hàng hoá, đổi mới cơ cấu mùa vụ đưa những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như: bí xanh, dưa chuột Nhật, ngô ngọt, ớt,... Vận động các hộ gia đình dồn điền đổi thửa để tích tụ ruộng đất tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông nghiệp.

- Để đảm bảo ổn định đời sống thu nhập cho nông dân, các xã, thị trấn cần tổ chức rà soát lại các hộ sử dụng đất nông nghiệp để kịp thời phát hiện những hộ có sai phạm và xử lý. Đồng thời với những hộ thiếu đất hoặc không có đất để sản xuất nông nghiệp (ở Tuy An những trường hợp này không có nhiều) cũng sẽ có những biện pháp giải quyết phù hợp.

- Với những hộ thiếu đất có thể thuê thêm đất của những hộ không có nhu cầu sản xuất hoặc thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp dựa vào sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng. Còn với những hộ không có đất sản xuất sẽ được Nhà nước hỗ trợ mua lại đất nếu có nhu cầu sản xuất hoặc giúp chuyển đổi nghề nghiệp nếu không biết sản xuất nông nghiệp. Đồng thời có thể hỗ trợ về vốn ban đầu cho sản xuất.

- Cần xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc việc kiểm kê đất đai và thống kê đất đai hàng năm. Đồng thời nghiêm túc thực hiện những sự chỉ đạo, kế hoạch trong công tác quản lý của cấp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)