Tình hình giáo dục huyện Tuy An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 61 - 63)

Năm học 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012- 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 Số trường học 42 42 42 42 42 42 42 42 Số lớp học 802 811 827 845 859 863 878 898 Số giáo viên 1.168 1.180 1.192 1.212 1.290 1.308 1.372 1391 Số học sinh 27.101 27.107 27.109 27.433 27.597 27.766 27.949 28.419 Số phòng học 526 538 543 556 560 569 678 693

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tuy An - Y tế

Đến thời điểm hiện nay, tất cả các xã, thị trấn đều có trạm y tế. Trong năm 2016 tiếp tục cũng cố, kiện toàn mạng lưới y tế và đầu tư nâng cấp trang thiết bị khám, chữa bệnh từ huyện đến cơ sở. Năm 2016, tỷ lệ các xã có bác sĩ đạt 81,3%; số bác sĩ/vạn dân là 3,11%. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã đi vào nhận thức nhân dân, thực hiện tiêm chủng đúng lịch, tỷ lệ tiêm chủng đạt 98%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống còn 2,6%. Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực thẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm được duy trì thường xuyên nên đã hạn chế được tình hình ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện. Công tác khám chữa bệnh và châm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân ngày càng tốt hơn. Tổng số lượt khám bệnh 75.300 lượt/150.00 lượt, đạt 50,9%, tăng 6,1% so cùng kỳ. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 103%. Trong đó khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi 1.459 lượt, tăng 27% so cùng kỳ. Phẫu thuật mù do đục thuỷ tinh thể 135/180 trường hợp, đạt 75% kế hoạch,

tăng 14,4% so vớicùng kỳ.

2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tư nhiên, kinh tế - xã hội địa bàn nghiên cứu

Nhìn chung trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tuy An đã đạt được một số chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu

kinh tế phù hợp với mục tiêu Nghị quyết của Đảng bộ huyện đề ra, là tạo bước đột phá đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp với tốc độ cao để

đến năm 2020 Tuy An trở thành huyện công nghiệp và dịch vụ thương mại của tỉnh.

Với mức độ tăng trưởng kinh tế ổn định đời sống xã hội được nâng cao, nền kinh tế huyện nhà đã có bước phát triển đi lên. Nhiệm vụ trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá - xã hội đa số đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra và đạt được một số kết quả tích cực. Điều đó cho thấy được sự ổn định và chuyển dịch cơ cấu đúng hướng góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, thể hiện tính đúng đắn và phù hợp trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

2.2. Khái quát tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện

Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của quốc gia và là nguồn lực không thể thiếu của mọi quá trình phát triển. Do vậy, việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai không chỉ ảnh hưởng quyết định đến tương lai phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn quyết định sự đảm bảo chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tình hình sử dụng đất của huyện Tuy An vẫn chủ yếu tập trung vào đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp, quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn khá lớn. Cụ thể trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp: 32.288,70 ha, chiếm 79,20% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất phi nông nghiệp: 5.388,0 ha, chiếm 13,20% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất chưa sử dụng: 3.082,05 ha, chiếm 6,37% diện tích đất tự nhiên. - Diện tích đất có mặt nước ven biển (quan sát):321,20 ha, chiếm 0,8% diện tích tự nhiên. Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2016 của huyện Tuy An được thể hiện qua bảng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)