Quan điểm phát triển và sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 101 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Quan điểm phát triển và sử dụng đất nông nghiệp

Phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2012 - 2020 phải gắn với xây dựng nông thôn mới, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng lĩnh vực để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao, bền vững, chủ động giải quyết thiết thực các vấn đề về đời sống và đáp ứng nhu cầu của nông dân, trong đó chú trọng tạo điều kiện cho các vùng khó khăn, hộ nghèo vươn lên nhanh chóng để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp, lấy khoa học công nghệ làm điểm tựa chính để nâng cao nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả nông nghiệp trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đầu tư xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phát huy lợi thế các tiểu vùng sinh thái để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung (lúa năng suất cao, lúa chất lượng cao, rau an toàn, thủy sản,...) gắn với hệ thống chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm tiện lợi cho người dân.

Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn, chú trọng việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu, củng cố hệ thống đê điều, xây dựng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng để đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ổn định, cải thiện cuộc sống của dân cư nông thôn.

Sử dụng đất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường: Môi trường là yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải bảo vệ đất, bố trí thời vụ phù hợp với các điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn nhằm khai thác một cách tối ưu các điều kiện đó mà không ảnh hưởng đến môi trường. Vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ môi trường là phải phát triển một nền nông nghiệp bền vững có hệ thống cây trồng đa dạng, ổn định kết hợp hài hoà giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)