Tình hình quản lý đất nông nghiệp ở Tuy An hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 73 - 76)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện Tuy An

2.3.1. Tình hình quản lý đất nông nghiệp ở Tuy An hiện nay

Đối với đất nông nghiệp, công tác này không được đầu tư nhiều. Hàng năm quỹ đất nông nghiệp có luôn giảm xuống nhưng việc chỉnh lý trên bản đồ cũng chưa được làm thường xuyên. Loại bản đồ hiện nay các xã thị trấn trong huyện sử dụng để quản lý đất nông nghiệp là bản đồ địa chính cũ từ những năm 1997, ở một số xã hiện vẫn còn chưa có bản đồ để quản lý loại đất này ở một số xứ đồng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là những công cụ quản lý của Nhà nước về đất đai. Nó là một bộ phận của quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Việc phát huy hiệu quả của công cụ này sẽ góp phần tích cực trong quản lý đất đai và cùng hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tại huyện Tuy An, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã phát huy được vai trò tích cực của nó. Đã phần nào đưa đất đai vào quỹ đạo của sự ổn định, tác động tích cực tới việc thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thay đổi cơ cấu lao động nông thôn và dần dần thay đổi cơ cấu ngành, thay đổi diên mạo nông thôn.

Tuy nhiên những quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của huyện cũng có một số mặt hạn chế của nó. Trước hết việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chưa được điều tra khảo sát kỹ càng, chưa được lấy ý kiến của dân, chưa phản ánh nhu cầu sử dụng đất của các thành phần kinh tế cho sự phát triển kinh tế xã hội. Những thông tin này chủ yếu trên cơ sở giấy tờ, thiếu tính thực tế. Do vậy những quy hoạch kế hoạch sử dụng đất này phần nhiều mang tính chủ quan của một bộ phận cán bộ chuyên môn, chưa phản ánh được nhu cầu sử dụng đất để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thiếu tính trách nhiệm, các cán bộ địa chính cấp huyện không thường xuyên đôn đốc, kiểm tra cấp dưới thực hiện, nên kết quả đạt không cao.

Việc giao đất, cho thuê đất là việc thực hiện quyền của người sử dụng đất đồng thời đảm bảo quyền đại diện sở hữu toàn dân về đất đai của Nhà nước. Cùng với công tác này là hoạt động thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất để nhằm thực hiện khai thác và quản lý sử dụng đất theo hướng tích cực , đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội.

Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hố sơ địa chính, cấp GCN quyền sử dụng đất Chúng ta biết rằng đất nông nghiệp đã được giao toàn bộ cho các hộ gia đình, các nhân và các tổ chức quản lý sử dụng. Do vậy hệ thống thông tin về hồ sơ địa chính là tương đối đầy đủ. Duy chỉ có hệ thống bản đồ địa chính là còn thiếu và không thường xuyên cập nhật cho nên việc quản lý hồ sơ địa chính cũng gặp một số những khó khăn. Mặt khác, đất nông nghiệp còn có nhiều biến động, trong đó có những biến động ngầm mà cơ quan Nhà nước không thể biết được cho nên không đảm bảo sự đầy đủ về thông tin trong quản lý. Do vậy việc cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng có phần hạn chế

Tình hình cấp GCN vẫn còn chậm, chưa thực sự ưu tiên cho công tác này, chưa coi đây là biện pháp để tạo thuận lợi trong quản lý sử dụng đất, hạn chế những tranh chấp và là căn cứ xác thực để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đồng thời khuyến khích người dân sử dụng đất có hiệu quả.

Hiện tại, công tác này đang được đẩy nhanh để phấn đấu thực hiện tốt nghị quyết của HĐND huyện khoá 10, kỳ họp thứ 3 về việc tăng cường cấp GCN quyền sử dụng đất năm 2016, quán triệt tinh thần của Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ- CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.

- Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện thường xuyên theo luật định. Công tác này đã đạt được những kết quả nhất định và góp phần vào sự nắm bắt những thay đổi quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất. Từ đó làm căn cứ để lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và phân bổ quỹ đất cho những nhu cầu nhất định của sự phát triển kinh tế xã hội.

Đảng uỷ, UBND huyện, thường trực Huyện uỷ Tuy An luôn coi những nhiệm vụ này là trọng tâm của việc đảm bảo ổn định về mặt đất đai và về chính trị xã hội. Do vậy UBND huyện luôn chỉ đạo thực hiện triệt để những quyết định của cấp trên trong lĩnh vực này. Đồng thời khi nhận thấy có những biến cố trong vi phạm pháp luật đất đai, UBND trực tiếp chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng, giải quyết triệt để , đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Phần lớn những trường hợp vi phạm đều đã được xử lý. Các trường hợp trường hợp chuyển nhượng trái phép được xem xét và giải quyết bằng hình thức hợp pháp

hoá. Còn những đối tượng lấn chiếm có tranh chấp được giải quyết tại Toà án nhân dân huyện.

Tuy nhiên, việc thực hiện những công tác, nhiệmvụ này vẫn còn một số hạn chế như: Việc thanh tra, kiểm tra vẫn còn để sót một số đối tượng vi phạm; một số đơn thư còn chưa được giải quyết thoả đáng, không đảm bảo đúng thời hạn đã để mất lòng tin ở một bộ phận nhỏ dân cư đối với chính quyền; vẫn còn tình trạng giải quyết không hết đơn thư, để tồn đọng; xử lý chưa nghiêm những đối tựơng vi phạm, còn để hiện tượng tái phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)