Vị trí các xã được lựa chọn làm điểm điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 85)

Tuy An là vùng đất thích hợp với nhiều loại cây trồng nhiều kiểu sử dụng đất, hệ thống cây trồng của huyện rất phong phú và đa dạng.

Đất nông nghiệp huyện Tuy An được chia thành 3 vùng chính có địa hình, tính chất đất và tập quán canh tác khác nhau bao gồm:

* Tiểu vùng 1: Đất đồi núi

Đây là vùng đất được tạo thành chủ yếu do quá trình lắng đọng phù sa của sông, suối. Do địa hình phức tạp, các dãy núi xen kẽ với đồng bằng có tổng diện tích là 6.206,09 ha chiếm 15,11% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, diện tích đất nông nghiệp là 5.436,12 ha chiếm 16,80% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Diện tích đất này phân bổ ở các xã An Thọ, An Xuân, An Mỹ, An Cư, An Định, An Nghiệp, An Hiệp và xã An Lĩnh. Thành phần cơ giới của đất trung bình và nặng, đất có kết cấu

viên, cục tơi xốp. Màu đen hay nâu đen, thường có kết von và đá lẫn ở các mức độ khác nhau.

Đất có phản ứng chua ít, pHH2O chủ yếu ≥ 6,0; pHKCl thay đổi trong phạm vi 5,0

- 6,0. Độ no bazơ > 50%, trong đó chủ yếu > 70%.

Chất hữu cơ ở lớp mặt thay đổi từ 0,5 - 1,0%, trong đó chủ yếu xung quanh 1,0%. Lượng N tổng số biến động từ 0,04 - 0,075% N. Lân tổng số biến động phức tạp, thay đổi từ rất nghèo đến giàu, P2O5 < 0,05% đến 0,4%, trong đó chủ yếu xung quanh 1,0%. Lân dễ tiêu rất nghèo. Kali tổng số và trao đổi đều ở mức độ rất thấp. (Theo Quy hoạch sử dụng đất huyện Tuy An giai đoạn 2012- 2016).

Diện tích đất vùng 1 có thể trồng được 3 vụ, cây trồng chủ yếu trong vùng này là cây lúa, cây lương thực và cây hàng năm. Vùng đất này rất thích hợp cho việc trồng cây hàng năm như: sắn, đậu, mía,...

Bảng 2.6. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 (xã An Lĩnh)

Loại hình sử dụng đất Diện tích

(ha) Kiểu sử dụng đất

1. Chuyên lúa 3,34 1. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu

2. 2 lúa - 1 màu 260,34

2. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - ngô đông 3. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - lạc đông 4. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - đậu xanh

3. 1 lúa - 2 màu 754,58

5. Lúa Đông Xuân - ngô Hè Thu - ngô đông 6. Lạc Xuân - lúa Hè Thu - ngô đông

7. Lạc Xuân - lúa Hè Thu - đậu xanh 8. Lạc Xuân - lúa Hè Thu - lạc

4. Chuyên màu 450

9. Lạc Xuân - đậu xanh - ngô 10. Dưa hấu - lạc - ngô 11. Ngô - ngô - đậu xanh 12. Ngô - ngô - lạc 13. Lạc - ngô - đậu xanh 14. Lạc - ngô - lạc 15. Lạc - đậu xanh - lạc

5. Cây hàng năm 665,80 16. Sắn (Mỳ)

17. Mía

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2016 * Tiểu vùng 2: Đất đồng bằng phù sa

Đây là vùng đất đồng bằng được bồi phù sa hàng năm. Tổng diện tích là 1.108,43 ha, chiếm 2,70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất nông

nghiệp là 855,43 ha chiếm 2,64% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Đất vùng 2 phân bố ở 7 xã và 1 thị trấn bao gồm: thị trấn Chí Thạnh, xã An Thạch, An Định, An Dân, An Ninh Tây, An Cư, An Mỹ, An Hiệp. Đất có thành phần cơ giới biến động từ cát pha đến thịt trung bình. Kết cấu hạt rời hay viên bé, đất khá tơi xốp.

Đất có phản ứng trung tính hoặc chua ít, độ no bazơ > 50%. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất: Cacbon hữu cơ (OC) tổng số thay đổi từ 1,0 đến 1,5% OC và tỷ lệ đạm tổng số trong khoảng 0,07 - 0,12% N ở tầng A (tầng canh tác) và giảm nhanh ở các tầng dưới. Hàm lượng lân dao động xung quanh 0,1% P2O5, lân dễ tiêu thấp. Kali tổng số biến động mạnh từ 0,5% đến 1,5%. Kali trao đổi thấp. CEC trong đất thấp < 10 lđl/100g đất.

Nhìn chung đơn vị đất này có phản ứng trung tính, độ no bazơ khá, hàm lượng OC% trung bình, P2O5% trung bình thấp, CEC thấp, P2O2 dễ tiêu và trao đổi rất nghèo. (Theo Quy hoạch sử dụng đất huyện Tuy An giai đoạn 2012 - 2016).

+ Khả năng sử dụng: Đơn vị đất này có thể trồng được nhiều loại cây trồng

khác nhau như ngô, lúa, các loại đậu đỗ, các loại rau,… chú trọng đầu tư đầy đủ phân bón, tưới đủ nước. Hệ thống kênh mương vùng này tương đối hoàn chỉnh.

Xã An Thạch là xã cơ bản đã hoàn thành chương trình nông thôn mới do đó hệ thống kênh mương kiên cố, đất đai giàu dinh dưỡng nên đa số diện tích này có thể trồng được 3 vụ, diện tích đất trồng rau, trồng màu phát triển. Cây trồng chủ yếu trong vùng này là cây rau màu, cây lương thực. Chúng tôi chọn xã An Thạch làm điểm nghiên cứu. Các loại hình sử dụng đất của vùng được thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 2.7. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 (xã An Thạch)

Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Kiểu sử dụng đất

1. Chuyên lúa 443,66 1. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu

2. 2 lúa - 1 màu 4,27

2. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - ngô đông 3. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - bí xanh 4. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - dưa chuột 5. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - bí đỏ 6. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - mướp

3. 1 lúa - 2 màu 198,21

7. Lúa Đông Xuân - lạc Hè Thu - ngô 8. Lúa Đông Xuân - ngô Hè Thu - đậu xanh 9. Đậu xanh - lúa Hè Thu - dưa chuột 10. Bí đỏ - lúa Hè Thu - bí xanh

12. Bí xanh - lúa Hè Thu - dưa chuột 13. Bí đỏ - lúa Hè Thu - ngô

14. Ngô - lúa Hè Thu- ngô

4. Chuyên rau màu 136,77

15. Lạc Xuân - ớt

16. Dưa hấu - bí xanh - dưa chuột 17. Dưa chuột - bí đỏ - bí xanh 18. Ớt - ngô - dưa chuột

19. Chuyên ớt

20. Mướp - đậu xanh - lạc

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2016 * Tiểu vùng 3: Đất vùng ven biển

Tổng diện tích là 2.650,79 ha chiếm 6,45% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất nông nghiệp là 1.353,30 ha chiếm 4,18% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Đất vùng này được phân bổ ở 6 xã: An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Hải, An Hòa, An Mỹ, An Chấn. Đặc điểm của đất này là có thành phần cơ giới biến động từ cát pha đến thịt trung bình. Kết cấu hạt rời hay viên bé, đất khá tơi xốp.

Đất có phản ứng trung tính hoặc chua ít, độ no bazơ > 50%. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất: Cacbon hữu cơ (OC) tổng số thay đổi từ 1,0 đến 1,5% OC và tỷ lệ đạm tổng số trong khoảng 0,07 - 0,12% N ở tầng A (tầng canh tác) và giảm nhanh ở các tầng dưới. Hàm lượng lân dao động xung quanh 0,1% P2O5, lân dễ tiêu thấp. Kali tổng số biến động mạnh từ 0,5% đến 15%. Kali trao đổi thấp. CEC trong đất thấp < 10 lđl/100g đất.

Nhìn chung đơn vị đất này có phản ứng trung tính, độ no bazơ khá, hàm lượng OC% trung bình, P2O5% trung bình thấp, CEC thấp, P2O2 dễ tiêu và trao đổi rất nghèo. (Theo Quy hoạch sử dụng đất huyện Tuy An giai đoạn 2012- 2016).

Khả năng sử dụng: Đơn vị đất này có thể trồng được nhiều loại cây trồng khác

nhau như ngô, lúa, các loại đậu đỗ, các loại rau,… chú trọng đầu tư đầy đủ phân bón, tưới đủ nước. Trong tương lai, huyện phải có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Vùng 3, xã An Ninh Đông được chọn làm điểm nghiên cứu.

Bảng 2.8. Các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 (xã An Ninh Đông)

Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Kiểu sử dụng đất

1. Chuyên lúa 149.40 1. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu

2. 2 lúa - 1 màu 50,70 2. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - ngô đông

4. Lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - lạc

3. 1 lúa - 2 màu 39,50

5. Đậu xanh - lúa Hè Thu - lạc

6. Lạc Đông Xuân - lúa Hè Thu - ngô 7. Dưa hấu - lúa Hè Thu - vừng 8. Lúa Đông Xuân - dưa hấu - lạc

4. Chuyên màu 422.31

9. Ngô - lạc - đậu xanh 10. Dưa hấu - ngô - vừng

11. Dưa hấu - đậu xanh - ngô đông 12. Ngô - vừng - ngô

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2016

Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế, kỹ thuật nhất định. Các loại hình sử dụng đất hiện trạng được thu thập trên cơ sở những tài liệu cơ bản của huyện và kết quả điều tra trực tiếp trên các hộ gia đình tại các điểm nghiên cứu. Kết quả điều tra cho thấy: ở vùng 1 có 5 LUT chính và vùng 2 có 4 LUT chính. Trong đó, LUT chuyên lúa với 2 kiểu sử dụng đất, các LUT chuyên màu, 2 lúa - màu, 1 lúa - 2 màu có kiểu sử dụng đất đa dạng. Các kiểu sử dụng đất đa dạng tập trung ở vùng 1 và vùng 2 trên diện tích đất địa hình cao và đất có địa hình vàn cao. Vùng 3 kiểu sử dụng đất kém đa dạng hơn. Cụ thể:

+ Vùng 1 là vùng đồi núi cao rất thuận lợi cho việc trồng cây hàng năm như cây sắn (mỳ),... đã đem lại hiệu quả rất cao cho bà con tại địa phương. Toàn vùng có 5 loại hình sử dụng đất với 17 kiểu sử dụng đất.

+ Vùng 2 hệ thống cây trồng đa dạng với cây rau màu, cây hàng năm (lạc, đậu xanh) và cây lâu năm (trên diện tích chuyển đổi và diện tích vườn tạp. Toàn vùng có 4 loại hình sử dụng đất với 20 kiểu sử dụng đất.

+ Vùng 3 hệ thống cây trồng không đa dạng bằng vùng 1 và vùng 2, chủ yếu là cây công nghiệp như ngô, lạc, đậu xanh, vừng và dưa hấu. Toàn vùng có 4 loại hình sử dụng đất và 12 kiểu sử dụng đất.

2.6. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Tuy An

2.6.1. Đánh giá về kinh tế

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp hay một địa phương. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được tính dựa trên cơ

sở giá cả thị trường tại một thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên giá cả thị trường tại địa bàn huyện Tuy An năm 2012 - 2016.

2.6.1.1. Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính

Tổng hợp số liệu điều tra 90 hộ tại 3 xã đại diện cho thấy hệ thống cây trồng khá đa dạng, các vùng có điều kiện canh tác và hệ thống cây trồng khác nhau. Vật tư đầu vào cho các loại cây trồng chủ yếu là giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động và các chi phí khác. Tùy thuộc vào từng loại cây trồng, cách thức canh tác mà mức độ đầu tư khác nhau. Qua điều tra thực tế của các nông hộ, tổng hợp mức độ đầu tư mỗi ha và hiệu quả kinh tế của các cây trong được thể hiện trong bảng 3.9, 3.10, 3.11.

+ Tiểu vùng 1: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng trong vùng 1 tương đối cao. Nhóm chuyên màu cho hiệu quả tương đối cao như cây dưa hấu với GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 80.120,00 nghìn đồng và 165,19 nghìn đồng. Cây lạc cho GTGT là 39.900 nghìn đồng và 154,65 nghìn đồng. Ngô là 34.455 nghìn đồng và 140,06 nghìn đồng. Đậu xanh là 31.760 nghìn đồng và 130,69 nghìn đồng. Các cây cho hiệu quả kinh tế thấp như lúa Hè Thu cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 15.788,50 nghìn đồng và 77,39 nghìn đồng, sắn (Mỳ) là 11.450 nghìn đồng và 224,50 nghìn đồng.

+ Tiểu vùng 2: Nhóm cây rau màu trong vùng 2 cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như: Ớt cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 336.000 nghìn đồng và 337,34 nghìn đồng, bí đao cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 74.700 nghìn đồng và 373,50 nghìn đồng, dưa hấu là 60000 nghìn đồng và 105,63 nghìn đồng, mướp là 58600 nghìn đồng và 390,66 nghìn đồng, đậu xanh là 56800 nghìn đồng và 430,30 nghìn đồng, lạc (đậu phộng) là 50500 nghìn đồng và 235,98 nghìn đồng, dưa chuột là 41250 nghìn đồng và 208,33 nghìn đồng, bí đỏ là 39000 nghìn đồng và 195 nghìn đồng, ngô là 30200 nghìn đồng và 151,75 nghìn đồng. Các cây lương thực cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng ổn định như lúa Đông Xuân cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 170,32 nghìn đồng và 135,17 nghìn đồng, lúa Hè Thu là 13020 nghìn đồng và 100,15 nghìn đồng.

+ Tiểu vùng 3: Các cây trồng trong vùng 3 có hiệu quả kinh tế cũng khá cao. Tuy nhiên với đặc trưng là dưa hấu cho GTGT/ha là 109600 nghìn đồng và GTGT/lao

động là 187,03 nghìn đồng, đậu xanh cho GTGT/ha là 58950 nghìn đồng và GTGT/lao động là 453,46 nghìn đồng, lạc (đậu phộng) cho GTGT/ha là 54000 nghìn đồng và GTGT/lao động là 270 nghìn đồng, vừng (mè) cho GTGT/ha là 35900 nghìn đồng và GTGT/lao động là 377,89 nghìn đồng, ngô cho GTGT/ha là 29747 nghìn đồng và GTGT/lao động là 139 nghìn đồng. Các cây lương thực cho hiệu quả kinh tế không cao nhưng ổn định như lúa Đông Xuân cho GTGT/ha, GTGT/lao động lần lượt là 14700 nghìn đồng và 122,50 nghìn đồng, lúa Hè Thu là 12000 nghìn đồng và 96,74 nghìn đồng.

- Hiện nay, nhân dân trong huyện đã chủ động hơn trong việc bố trí mùa vụ cây trồng, đưa các giống mới vào sản xuất góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế của các cây trồng và hiệu quả sử dụng đất. Ví dụ các cây rau như ớt, dưa chuột, đậu xanh được trồng sớm trong vụ đông chính vì vậy mà hiệu quả kinh tế trên 2 ha diện tích canh tác tăng lên, người dân đang tích cực luôn chuyển cơ cấu mùa vụ. Ớt, đậu xanh, bí đao cho GTGT/ha trên 60 triệu đồng. Đây cũng chính là một giải pháp để hạn chế việc dư thừa hàng hóa chính vụ, điều tiết hàng hóa nông sản ở các thời điểm trong năm, tăng hệ số sử dụng đất.

2.6.1.2. Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất

Qua việc nghiên cứu các kiểu sử dụng đất, kết quả điều tra vùng nghiên cứu, điều tra nông hộ và số liệu thống kê cho thấy: Hệ thống trồng trọt đa dạng với nhiều công thức luân canh khác nhau, các vùng có điều kiện canh tác và hệ thống cây trồng tương đối khác nhau. Hiệu quả kinh tế của các LUT của các vùng được thể hiện chi tiết trong các bảng.

* Tiểu vùng 1: Hệ thống sử dụng đất đa dạng với 5 loại hình sử dụng đất, 17 kiểu sử dụng đất. Cụ thể:

- LUT chuyên lúa: Với kiểu sử dụng đất lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu cho giá trị kinh tế thấp so với các loại hình sử dụng đất khác, giá trị sản xuất trên 1 ha đạt 62.890 nghìn đồng.

- LUT 2 lúa - màu: LUT 2 lúa - màu có GTGT bình quân cao gấp 2,18 lần LUT chuyên lúa. Có 3 kiểu sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất có GTGT/ha biến động từ 61.669,50 - 69.809,50 nghìn đồng. Trong đó, kiểu sử dụng đất cho GTSX/ha, GTGT/ha cao như: kiểu sử dụng đất lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - lạc (lần lượt là

109.890 nghìn đồng và 69.809 nghìn đồng), GTGT cao gấp 1,13 lần kiểu sử dụng đất lúa Đông Xuân - lúa Hè Thu - đậu xanh.

- LUT 1 lúa - 2 màu: Có 4 kiểu sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao. Giá trị gia tăng bình quân LUT 1lúa - 2 màu cao gấp 2,87 lần LUT chuyên lúa. Trong đó, kiểu sử dụng đất lạc Xuân - lúa Hè Thu - lạc có GTSX/ha là 123.789nghìn đồng. Nhưng những kiểu sử dụng đất này yêu cầu lao động cao (720 công/ha/năm). Xét về hiệu quả kinh tế trên lao động thì kiểu sử dụng đất lạc Xuân -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp tại huyện tuy an, tỉnh phú yên (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)