Các tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển nhà ở xã hội cho người có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 35)

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nhà ở xã hội cho ngƣời có thu nhập thấp

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển nhà ở xã hội cho người có

nhập thấp

Đánh giá hiệu quả của hoạt động phát triển nhà ở xã hội là việc làm cần thiết và quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách nhà ở xã hội, nhất là trong điều kiện nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao. Việc làm này giúp các nhà hoạch định chính sách thấy đƣợc những mặt đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế, yếu kém trong hoạt động phát triển nhà ở xã hội, từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhằm phát triển thế mạnh, khắc phục những điểm yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác phát triển nhà ở xã hội.

1.2.4.1. Sự phù hợp với quy hoạch

Các dự án phát triển nhà ở xã hội phải phù hợp với Chiến lƣợc phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và có trong chƣơng trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phƣơng trong từng giai đoạn.

Khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, trƣờng dạy nghề, trừ viện nghiên cứu khoa học, trƣờng phổ thông dân tộc nội trú công lập trên địa bàn, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất xây dựng nhà ở trong khu quy hoạch.

1.2.4.2. Số lượng các dự án nhà ở xã hội đã triển khai, đang triển khai

Số lƣợng các dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển nhà ở xã hội tại mỗi địa phƣơng. Số lƣợng các dự án phản ánh cung - cầu của thị trƣờng, mức độ đáp ứng với nhu cầu về nhà ở xã hội của thị trƣờng.

Ngoài ra dựa vào kết quả đạt đƣợc từ các dự án đã triển khai, chúng ta sẽ đánh giá đƣợc những khó khăn, bất cập của thực tiễn để từ đó đƣa ra giải pháp khắc phục.

1.2.4.3. Chất lượng các dự án nhà ở xã hội

Chất lƣợng của dự án nhà ở xã hội ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng sống của ngƣời dân mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội có chất lƣợng tốt, hạ tầng cơ sở đồng bộ sẽ đảm bảo an toàn cuộc sống, giúp ngƣời dân an cƣ, lạc nghiệp từ đó xây dựng đƣợc niềm tin của ngƣời dân đối với các dự án nhà ở xã hội, qua đó sẽ thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

1.2.4.4. Giá thành các dự án nhà ở xã hội

Đối với ngƣời có thu nhập thấp, tiêu chí giá cả luôn đƣợc đặt lên hàng đầu để đƣa ra các quyết định lựa chọn bên cạnh những tiêu chí về chất lƣợng, vị trí. Các dự án nhà ở xã hội có chất lƣợng, giá thành hợp lý sẽ thúc đẩy nhu cầu mua, thuê và thuê mua của ngƣời dân từ đó sẽ thúc đẩy nguồn cung và số lƣợng doanh nghiệp quyết định đầu tƣ sẽ tăng lên khi nắm bắt đƣợc nhu cầu của thị trƣờng.

1.2.4.5. Mức độ hài lòng của người dân mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, niềm tin của ngƣời tiêu dùng là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh, khi ngƣời dân hài lòng với sản phẩm họ đƣợc cung cấp, niềm tin sẽ tăng lên từ đó doanh nghiệp sẽ bán đƣợc nhiều sản phẩm hơn. Đối với nhà ở xã hội cũng tƣơng tự nhƣ vậy.

1.2.4.6. Tính công bằng, tính nhân đạo, tính đô thị

Tính công bằng xã hội: Tiêu chí này đƣợc biểu thị bằng các chỉ tiêu về tổng quỹ nhà ở xã hội và tình trạng phân bổ đối với các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách nhà ở xã hội. Tính công bằng còn thể hiện ở sự bình đẳng của mọi đối tƣợng thụ hƣởng chính sách trƣớc cơ hội có nhà, khả năng điều tiết, hỗ trợ nhiều hơn cho ngƣời có nhu nhập thấp và hỗ trợ ít hơn cho những ngƣời có thu nhập cao hơn. Nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nƣớc bằng các chính sách và hệ thống quản lý thì tình trạng bất công xã hội nói chung và trong lĩnh vực nhà ở xã hội nói riêng ngày càng trầm trọng. Tầng lớp thu nhập thấp hơn, nghèo hơn sẽ đứng trƣớc khả năng khó có thể có nhà so với tầng lớp có thu nhập cao hơn.

Tính nhân đạo: Tính nhân đạo đƣợc biểu hiện bằng kết quả mà hoạt động phát triển nhà ở xã hội đem lại cho các tầng lớp dân cƣ dễ bị tổn thƣơng. Hiệu quả này đƣợc đánh giá bằng kết quả chăm lo về nhà ở cho ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp, ngƣời có công với cách mạng...của toàn xã hội. Tính nhân đạo còn thể hiện ở thái độ đối với ngƣời bị Nhà nƣớc thu hồi đất, ngƣời trả lại nhà công vụ…

Tính đô thị: Tính đô thị của hoạt động phát triển nhà ở xã hội biểu hiện ở kết quả góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của nó. Trực tiếp nhất là tác động của hoạt động phát triển nhà ở xã hội tới mỹ quan, kiến trúc và môi trƣờng sống của ngƣời dân đô thị, thỏa mãn mục tiêu sống tốt trong các mục tiêu phát triển bền vững của đô thị. Tính đô thị thể hiện cụ thể ở mục tiêu và phƣơng pháp quy hoạch, cải tạo, phát triển nhà ở xã hội trong đô thị. Suy cho cùng, quy hoạch đô thị là để phục vụ nơi ăn, chốn ở, chỗ làm việc, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của con ngƣời, làm sao để cho ngƣời dân sống thuận tiện nhất. Nếu nhƣ có một sự phân định ranh giới trách nhiệm thì bài toán kinh tế sẽ giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập, là vấn đề cốt tử nhất và bài toán đô thị giải quyết vấn đề sinh sống và làm việc của ngƣời dân. Nhƣ vậy tính đô thị của hoạt động phát triển nhà ở xã hội phải đƣợc đánh giá bằng môi trƣờng sống tại khu vực ở của ngƣời dân, trong đó cảnh quan là một phần quan trọng của môi trƣờng sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 35)