CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Một số giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho ngƣời có thu nhập thấp trên địa
4.3.4. Giải pháp về triển khai thực hiện hoạt động phát triển nhà ở xã hội
Để đảm bảo hiệu quả trong công tác thực hiện các chính sách phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh cần phải tổ chức thực hiện những nội dung sau:
Về công tác phê duyệt nhà đầu tƣ, phê duyệt chủ trƣơng, quy hoạch 1/500 và các nội dung khác của dự án: Các dự án đầu tƣ phát triển nhà ở xã hội phải đƣợc tạo điều kiện lƣợc bỏ những thủ tục hành chính rƣờm rà. Yêu cầu giảm 50% thời gian xử lý hồ sơ tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ phát triển nhà ở xã hội dành cho ngƣời thu nhập thấp.
Về quản lý tiến độ và chất lƣợng của công trình: Các dự án phát triển nhà ở xã hội nên ƣu tiên đấu thầu rộng rãi để đảm bảo tính công khai, minh bạch, chọn nhà thầu đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm và lĩnh vực phù hợp để thi công. Ngoài ra, phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên ngành quản lý xây dựng nhƣ Thanh tra Sở Xây dựng, phòng Quản lý quy hoạch đô thị của UBND cấp huyện để đảm bảo tiến độ và chất lƣợng công trình.
Về quy trình xét duyệt đối tƣợng thụ hƣởng chính sách về nhà ở xã hội: Đối với đối tƣợng thuê, mua nhà cần quy định rõ thẩm quyền trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc xét duyệt các đối tƣợng, thẩm định hồ sơ vay vốn, xác định hiện trạng nhà ở, xác định thu nhập của ngƣời mua nhà. Áp dụng cơ chế một cửa cho việc đăng ký mua nhà ở xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua nhập cơ sở dữ liệu và quản lý trên hệ thống thông tin chung của cơ quan nhà nƣớc cũng sẽ giúp việc tìm kiếm hồ sơ, xét duyệt và nắm bắt hiện trạng của ngƣời đăng ký mua nhà đƣợc thông suốt.