Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá hoạt động phát triển nhà ở xã hội cho ngƣời có thu nhập thấp tạ

3.3.2. Những hạn chế

3.3.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý :

Bộ máy quản lý chƣa thông suốt từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chƣa đƣợc quy định rõ khiến công tác quản lý bị chồng chéo gây khó khăn và mất nhiều thời gian cho các nhà đầu tƣ phân khúc nhà ở xã hội.

Comment [S16]: Dự án này có hơn 1200 ngƣời sinh sống, nếu chỉ điều tra hơn 20 ngƣời là quá ít, kết quả điều tra này sẽ không đủ độ tin cậy để đánh giá.

3.3.2.2. Về quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà ở xã hội

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch còn mang tầm nhìn ngắn hạn, chƣa phù hợp với lộ trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, chƣa có quy hoạch sử dụng đất để phát triển nhà ở xã hội trong kế hoạch trung và dài hạn, chỉ khi có chủ trƣơng đầu tƣ mới chuyển đổi mục đích sử dụng đất và giải phóng mặt bằng, đồng thời chƣa có quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phù hợp với các dự án phát triển nhà ở xã hội đã và đang triển khai.

3.3.2.3. Về huy động nguồn lực tài chính, đất đai

Tuy UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách nhà ở xã hội về nguồn vốn cho vay ƣu đãi. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn ngân sách dành cho các dự án nhà ở xã hội hết sức hạn chế, nguồn vốn tín dụng ƣu đãi từ Ngân hàng Chính sách triển khai còn chậm, ảnh hƣởng đến tâm lý đầu tƣ của doanh nghiệp và tâm lý mua nhà ở xã hội của các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách.

Ngoài ra, quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội không có sẵn, chỉ khi có chủ trƣơng đầu tƣ mới chuyển đổi kế hoạch sử dụng đất và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, khiến việc phát triển nhà ở xã hội trì trệ, tốn kém, khó kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ.

3.3.2.4. Về triển khai thực hiện

Công tác phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ, phê duyệt quy hoạch 1/500, phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng đất...còn mất nhiều thời gian, thủ tục hành chính còn phức tạp. Việc quản lý tiến độ và chất lƣợng của công trình còn nhiều lỏng lẻo. Quy trình xét duyệt đối tƣợng (dự thảo) còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc về tính xác thực của hồ sơ...

3.3.2.5. Về kiểm tra, giám sát

Chƣa có quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý, giám sát về nội dung cũng nhƣ các tiêu chí đánh giá công tác phát triển nhà ở phù hợp với tình hình hiện nay. Công tác kiểm tra còn mang tính hình thức, chƣa mang lại hiệu quả thiết

thực. Các chế tài xử phạt còn quá nhẹ khiến chất lƣợng, tiến độ và công tác quản lý, vận hành dự án chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 70 - 72)