1.3. Nội dung phát triển nguồnnhân lực CNTT
1.3.2. Thu hút và tuyển dụng lao động trong ngành CNTT
Mục đích của tuyển dụng nhân lực CNTT là tuyển lựa những ngƣời lao động đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành có khả năng phù hợp với yêu cầu của công việc
với chi phí hợp lý. Chính sách quản lý nhà nƣớc đối với tuyển dụng lao động trong ngành CNTT có nhiều nội dung, trong đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành CNTT là một nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các cơ quan, tổ chức CNTT có căn cứ để nhận xét, đánh giá, bố trí tuyển chọn lao động vào làm việc trong ngành CNTT, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.Hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành CNTT cần tính đến đặc điểm lao động và cơ cấu lao động của ngành CNTT để tuyển dụng đƣợc đội ngũ lao động phù hợp. Nhà nƣớc ngoài việc ban hành hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành CNTT, cần thƣờng xuyên thực hiện công tác kiểm tra giám sát, tránh tình trạng tuyển dụng và sử dụng lao động một cách tuỳ tiện, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho ngƣời lao động, đồng thời tạo điều kiện cho CNTT phát triển bền vững.
1.3.2.1. Thu hút nhân lực CNTT:
Thứ nhất, là xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút nhân lực CNTT nhƣ:
Xây dựng cơ chế tiền lƣơng, tiền thƣởng phù hợp nhằm ƣu tiên, khuyến khích nhân lực CNTT bởi đây là lĩnh vực đặc thù về kỹ thuật, mức độ phức tạp và hàm lƣợng chất xám cao; chính sách khen thƣởng, tôn vinh ngƣời có tài; chính sách khuyến khích những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đề tài nghiên cứu khoa học áp dụng trong hoạt động của tổ chức.
Thứ hai, ban hành chính sách quản lý và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý:
Nhân lực CNTT đƣợc bố trí, phân công công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đƣợc ƣu tiên tạo điều kiện về phƣơng tiện làm việc, nghiên cứu, học tập và nâng cao trình độ; đƣợc ƣu tiên xem xét trong việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào các chức vụ lãnh đạo.
Thứ ba, cần tạo thị trƣờng lao động CNTT cho tổ chức: Trong bối cảnh
nguồn cung lao động CNTT còn nhiều thiếu hụt nhƣ hiện nay thì việc tạo lập thị trƣờng lao động cho tổ chức càng trở nên quan trọng, sẽ tăng tính linh hoạt và cạnh tranh của các cơ quan, tổ chức. Nguồn cung cấp nhân lực CNTT tiềm năng cho tổ
chức gồm có: Ứng viên từ các trƣờng đại học, cao đẳng; nhân viên các công ty, doanh nghiệp CNTT; ứng viên thu hút thông qua hình thức tiếp thị, quảng cáo...
1.3.2.2. Tuyển dụng nhân lực CNTT
Nội dung của quá trình tuyển dụng nhân lực nói chung có thể chia thành bốn nhóm hoạt động chính:
Xác định nhu cầu tuyển dụng
Đây là khâu đầu tiên quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Xác định nhu cầu nhân sự nếu đƣợc thực hiện một cách khoa học, khách quan sẽ giúp tổ chức tránh đƣợc tình trạng “phình to” của bộ máy do công tác tuyển dụng bổ sung nhân sự cho tổ chức thƣờng mang tính gia tăng, phân bổ theo “chỉ tiêu biên chế” trong khi đó nhu cầu thực sự công việc chƣa đặt ra về bổ sung nhân sự.
Xác định nhu cầu nhân sự cần bổ sung đòi hỏi phải đi từ các bộ phận nhỏ cấu thành cơ quan, nghĩa là đi từ cấp cơ sở. Mỗi đơn vị cần mô tả lại công việc của tổ chức một cách chi tiết trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ cụ thể đƣợc giao; đồng thời xác định đƣợc những công việc phát sinh trong tƣơng lai. Giai đoạn này trả lời hai câu hỏi: Những vị trí nào cần thay thế ngƣời mới? Những vị trí mới cần bổ sung?
Xây dựng yêu cầu đối với vị trí công việc cần tuyển người
Để xác định đƣợc vị trí công việc cần bổ sung nhân sự, cũng nhƣ những yêu cầu, tiêu chuẩn của công việc đó, cần tiến hành mô tả công việc . CNTT là mô ̣t lĩnh vƣ̣c khá rô ̣ng, bao hàm nhiều ngành , mỗi ngành có yêu cầu khác nhau về kiến thức chuyên sâu: Kỹ sƣ phần cứng đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về điện tử viễn thông, kỹ thuật máy tính, hệ điều hành; kỹ sƣ phần mềm đòi hỏi có kiến thức chuyên sâu về phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu... Để có cơ sở tuyển dụng đƣợc đối tƣợng nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, cần mô tả cụ thể những tiêu chuẩn cần có đối với từng chuyên ngành. Dƣới đây là một số nhóm tiêu chuẩn, yêu cầu của vị trí nhân lực CNTT:
- Yêu cầu về trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành CNTT, điện tử viễn thông; có kiến thức nâng cao về một trong các mảng: Phần cứng, phần mềm hoặc quản trị mạng; có kiến thức pháp luật liên quan đến CNTT; biết vận dụng linh hoạt các kiến thức chuyên môn vào công việc;
- Yêu cầu về kỹ năng: Lập kế hoạch; thuyết trình; kỹ năng làm việc theo nhóm; tổng hợp báo cáo;
- Yêu cầu về kinh nghiệm công tác;
- Yêu cầu về phẩm chất cá nhân: Tƣ duy tốt, khả năng nghiên cứu tốt, khả năng sáng tạo trong công việc, khả năng làm việc dƣới áp lực lớn, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có vốn ngoại ngữ chuyên ngành, yêu thích khoa học và niềm đam mê CNTT.
Thông báo tuyển dụng
Biện pháp phổ biến nhất hiện nay là áp dụng hình thức quảng cáo dƣới nhiều dạng khác nhau: Quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet), thông qua các kênh giao tiếp nhƣ các trung tâm giới thiệu, các trƣờng đại học, các hội chợ việc làm...
Tuyển chọn nguồn nhân lực bổ sung cho tổ chức
Quá trình tuyển chọn nguồn nhân lực bổ sung cho tổ chức có thể chia thành hai giai đoạn: Sơ tuyển và Tuyển chọn chính thức bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau.
Sơ tuyển
Sơ tuyển ban đầu thông qua sàng lọc hồ sơ ứng viên hoặc tổ chức phỏng vấn nhanh giúp loại bỏ các ứng viên không đáp ứng đƣợc đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn của vị trí tuyển dụng. Trên cơ sở đó hoàn thiện danh sách những ngƣời nộp đơn dự tuyển để tiến hành các thủ tục cần thiết cho quá trình thi tuyển.
Tuyển chọn chính thức
Thi tuyển là một hình thức đƣợc nhiều tổ chức quan tâm áp dụng. So với các phƣơng thức tuyển dụng khác, thi tuyển có nhiều ƣu điểm nổi trội. Các thí sinh tham gia thi tuyển phải cạnh tranh với nhau về năng lực và trình độ chuyên môn để giành những vị trí nhất định trong các tổ chức. Việc tổ chức thi tuyển đƣợc tiến hành thông qua nhiều hình thức khác nhau (viết, vấn đáp hay trắc nghiệm). Nguyên tắc thi tuyển phải bảo đảm tính công bằng, trung thực, chính xác, khách quan. Đồng thời nội dung thi phải gắn liền với công việc sau này ngƣời trúng tuyển phải làm. Nếu không, thi tuyển chỉ mang tính hình thức.