Định hướng yêu cầu năng lực đối với nhân lực CNTTtại KTNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kiểm toán nhà nước ở việt nam (Trang 80 - 82)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.1. Định hƣớng phát triển nguồnnhân lực CNTTtại KTNN

4.1.3. Định hướng yêu cầu năng lực đối với nhân lực CNTTtại KTNN

4.1.3.1. Yêu cầu năng lực đối với nhân lực CNTT trong hoạt động nội bộ của KTNN

- Có kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực chuyên trách:

 Kỹ năng về phát triển phần mềm ứng dụng: Gồm các yêu cầu về kiến thƣ́c và kỹ năng cần thiết để thực hiện những công việc liên quan đến các hoạt động xác định, phân tích yêu cầu ngƣời sử dụng, xác định yêu cầu hệ thống hóa, chuẩn bị phát triển hệ thống, thiết kế tổng thể, thiết kế thành phần, thiết kế chi tiết, lập trình, hỗ trợ cài đặt phần mềm và kiểm thử phần mềm.

 Kỹ năng về hạ tầng CNTT: Hạ tầng CNTT có nhiều mảng chuyên môn gắn với các vị trí công việc khác nhau, đối với mỗi vị trí chuyên môn của nhân lực CNTT cũng cần định hƣớng các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng.

- Yêu cầu kiến thức, kỹ năng đối với nhân lực CNTT chuyên môn về Cơ sở dữ liệu: - Có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tài chính: Đối với nguồn nhân lực này cũng cần thiết phải có kiến thức bổ trợ về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính,... để xây dựng các phần mềm chuyên môn phục vụ hoạt động kiểm toán của KTNN.

- Có khả năng thích ứng và linh hoạt cao - Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp:

4.1.3.2. Yêu cầu năng lực đối với nhân lực CNTT trong hoạt động kiểm toán của KTNN

- Có kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực chuyên trách:

 Kỹ năng về phát triển phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu: Để đánh giá tính hiệu quả, kinh tế của phần mềm đƣợc xây dựng nhất thiết các Kiểm toán viên phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn về phát triển phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.

 Kỹ năng về hạ tầng CNTT: An toàn thông tin, Hệ thống mạng, Quản lý hệ thống CNTT, Quản trị Cơ sở dữ liệu,... Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán lĩnh vực CNTT nhất thiết phải am hiểu kiến thức, kỹ năng về hạ tầng CNTT.

- Có hiểu biết rộng về lĩnh vực chuyên môn kiểm toán, kế toán, tài chính, đầu tƣ, xây dựng: Đối với nhân lực CNTT trực tiếp thực hiện kiểm toán lĩnh vực CNTT, ngoài kiến thức, kỹ năng chuyên môn về CNTT theo từng vị trí công việc, đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng về chuyên môn kiểm toán, kế toán, tài chính, đầu tƣ, xây dựng.

- Có khả năng thích ứng và linh hoạt cao: Hoạt động kiểm toán thực hiện trên nhiều mảng công việc với nhiều tổ chức, đơn vị mô hình hoạt động khác nhau, điều này đòi hỏi nhân lực này phải có khả năng thích ứng nhanh, linh hoạt cao trong thực hiện nhiệm vụ.

- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Phẩm chất này sẽ không thể thiếu đối yêu cầu nhân lực CNTT trong hoạt động kiểm toán của KTNN.

Ngoài các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nhƣ trên, đối với nhân lực CNTT trong hoạt động kiểm toán của KTNN cũng cần phải có các yêu cầu về kỹ năng bổ trợ nhƣ kiến thức ngoại ngữ, hiểu biết về hành chính nhà nƣớc, thái độ với nghề nghiệp,...

4.1.3.3. Yêu cầu năng lực đối với nhân lực không trực tiếp thực hiện kiểm toán lĩnh vực CNTT

Ngoài kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ với nghề nghiệp, nhân lực không trực tiếp thực hiện kiểm toán lĩnh vực CNTT cần phải có kiến thức cơ bản về CNTT để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thực hiện kiểm toán:

- Kiến thức về CNTT cơ bản (Windows, Word, Excel,...): Nhân lực này thực hiện kiểm toán trên các lĩnh vực: Quốc phòng, an ninh, tài chính Đảng; Ngân sách

nhà nƣớc; các tổ chức tín dụng ngân hàng; doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn nhà nƣớc; đầu tƣ xây dựng cơ bản;... Kiến thức CNTT cơ bản là kiến thức bổ trợ và yêu cầu không thể thiếu trong thực hiện nhiệm vụ. Ngoài yêu cầu kiến thức về CNTT cơ bản, yêu cầu đối với nhân lực này cũng cần có kiến thức về CNTT nâng cao nhƣ: Sử dụng Word, Excel trong lập biên bản, báo cáo kiểm toán; kỹ thuật phân tích dữ liệu với Excel áp dụng trong kế toán tài chính; phòng chống virut và bảo vệ dữ liệu trên mạng; sử dụng Excel trong phân tích tài chính;...

- Khai thác, sử dụng các phần mềm ứng dụng, công cụ CNTT hỗ trợ hoạt động kiểm toán của KTNN thuộc lĩnh vực mình hoạt động: phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc; hệ thống thông tin Nhật ký kiểm toán; hệ thống thƣ điện tử KTNN;...

Ngoài ra, cần đáp ứng các yêu cầu khác về kiến thức, kỹ năng bổ trợ theo từng vị trí công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kiểm toán nhà nước ở việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)