Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
3.1. Khái quát chung về Kiểm toán Nhà nƣớc (KTNN)
3.1.3. Khái quát về thực trạng ứng dụng CNTTtại KTNN
3.1.3.1. Thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ của KTNN
KTNN đã có sự phát triển cả về quy mô và các dịch vụ, tiện ích phục vụ hoạt động của ngành. Ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm toán ngày càng đƣợc quan tâm và phát triển đồng bộ trong toàn ngành theo hƣớng từng bƣớc hiện đại hóa.
Các phần mềm ứng dụng:
KTNN đã đƣa vào sử dụng một số phần mềm ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nội bộ nhƣ: Phần mềm theo dõi thực hiện ý kiến chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo KTNN; Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; Phần mềm kế toán; Phần mềm quản lý cán bộ, hệ thống thƣ điện tử,... Các phần mềm đƣợc triển khai ứng dụng đã mang lại hiệu quả nhất định, tăng cƣờng trao đổi văn bản, thông tin điện tử góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động của KTNN. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế, KTNN cần nâng cấp các phần mềm hiện có và bổ sung thêm các phần mềm để đáp ứng hoạt động của KTNN trong thời gian tới.
Hạ tầng công nghệ thông tin:
Hạ tầng CNTT của KTNN đã từng bƣớc đƣợc đầu tƣ, nâng cấp để đảm bảo hoạt động tốt hơn cho việc triển khai các phần mềm ứng dụng, khai thác dịch vụ mạng phục vụ hoạt động của KTNN. Việc đầu tƣ về hạ tầng CNTT, triển khai các phần mềm ứng dụng của KTNN theo mô hình tập trung mang lại hiệu quả cao. Đến nay, KTNN đã xây dựng đƣợc Trung tâm dữ liệu theo chuẩn cơ bản của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trung tâm dữ liệu là nơi cài đặt, quản lý tập trung toàn bộ ứng dụng CNTT vào hoạt động của KTNN. Tuy nhiên, hạ tầng CNTT mới đƣợc đầu tƣ ở mức cơ bản, bƣớc đầu đảm bảo cho việc triển khai các ứng dụng hiện có của KTNN. Trong thời gian tới, hạ tầng CNTT cần tiếp tục đƣợc đầu tƣ, bổ sung để đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định, bảo mật cho hệ thống mạng và các phần mềm ứng dụng của KTNN.
3.1.3.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm toán của KTNN
Về hạ tầng CNTT:
So với yêu cầu thực tế việc đầu tƣ còn thiếu, chƣa đảm bảo an toàn, bảo mật, ổn định cho hệ thống mạng và các phần mềm ứng dụng phục vụ hoạt động của KTNN trong hiện tại và tƣơng lai.
Các phần mềm hỗ trợ hoạt động kiểm toán:
Giai đoạn 2011 - 2014, KTNN đã xây dựng hai phần mềm ứng dụng hỗ trợ hoạt động kiểm toán, triển khai trong toàn ngành gồm: Phần mềm Tổng hợp kết quả
kiểm toán và phần mềm Quản lý thông tin nhật ký kiểm toán. Bƣớc đầu các phần mềm đã phục vụ tốt hoạt động kiểm toán của KTNN, giúp nâng cao hiệu quả kiểm tra giám sát và kiểm soát chất lƣợng kiểm toán.
Năm 2015, triển khai xây dựng phần mềm Hệ cơ sở dữ liệu đầu mối kiểm toán giúp thu thập thông tin về các đầu mối đƣợc kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN theo lĩnh vực kiểm toán, hỗ trợ các đơn vị thực hiện kiểm toán cập nhật, tra cứu thông tin phục vụ lập kế hoạch kiểm toán; tổ chức xây dựng phần mềm Quản lý tiến độ kiểm toán và theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán; tổ chức nâng cấp phần mềm Quản lý thông tin nhật ký kiểm toán;...
Tuy nhiên, các phần mềm ứng dụng trong việc hỗ trợ hoạt động kiểm toán còn rất hạn chế, hầu hết các hoạt động nghiệp vụ chỉ thực hiện bởi các ứng dụng nhƣ: Word, Excel. Thiếu các ứng dụng hỗ trợ công tác lập kế hoạch kiểm toán, công tác quản lý hoạt động kiểm toán và các ứng dụng hỗ trợ kiểm toán viên trong thực hiện kiểm toán. Các phần mềm hiện có mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu, chƣa đƣợc tích hợp một cách có hệ thống và đồng bộ, dẫn đến hỗ trợ công tác kiểm toán của KTNN còn khoảng cách lớn so với yêu cầu thực tế.
Về kiểm toán lĩnh vực CNTT:
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kiểm toán của KTNN còn hạn chế, các ứng dụng hỗ trợ kỹ thuật kiểm toán (Hỗ trợ Kiểm toán viên thực hành kiểm toán trong các lĩnh vực kiểm toán nhƣ lĩnh vực Ngân sách nhà nƣớc, Doanh nghiệp, Ngân hàng, Dự án đầu tƣ, …) chƣa đƣợc xây dựng, kinh phí đầu tƣ cho lĩnh vực CNTT còn eo hẹp. Bên cạnh đó nguồn lực CNTT của KTNN mỏng về số lƣợng, yếu về chất lƣợng,… dẫn đến những khó khăn trong việc tin học hóa các hoạt động của KTNN nói chung và kiểm toán lĩnh vực CNTT nói riêng.
Việc thực hiện kiểm toán lĩnh vực CNTT của KTNN còn mang tính sơ khai, mới chỉ dừng lại ở việc tuân thủ các quy định của nhà nƣớc về công tác đầu tƣ, quản lý dự án CNTT. Việc kiểm toán đánh giá môi trƣờng CNTT của đơn vị đƣợc kiểm toán có đảm bảo độ tin cậy, hạn chế rủi ro kiểm toán chƣa đƣợc thực hiện; kiểm toán đánh giá tính hiệu quả của dự án CNTT, kiểm toán chuyên đề về hệ thống CNTT thuộc các lĩnh vực
cụ thể (hệ thống thông tin của các ngân hàng, kho bạc, thuế, hải quan…) chƣa đƣợc thực hiện. Với những hạn chế nhƣ trên, ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động quản lý chỉ đạo điều hành và hoạt động kiểm toán của KTNN.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển của KTNN, việc xây dựng các phần mềm ứng dụng vào hoạt động của KTNN và đầu tƣ hạ tầng CNTT phục vụ cho việc triển khai các phần mềm ứng dụng trong thời gian tới là rất cần thiết và cấp bách để tiến tới hiện đại hoá công tác kiểm toán, tiến tới mô hình Chính phủ điện tử trong KTNN, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán của KTNN.