Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
3.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồnnhân lực CNTTtại KTNN giai đoạn
3.2.1. Hoạch định phát triển nguồnnhân lực CNTT
CNTT phát triển nhanh và đƣợc ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các hoạt động của đời sống xã hội, đặt ra đòi hỏi đối với KTNN có những chính sách phát triển nhân lực CNTT cả về số lƣợng và nâng cao trình độ kiến thức công nghệ cũng nhƣ nghiệp vụ kiểm toán CNTT, trong đó hoạch định phát triển nguồn nhân lực CNTT của KTNN là hoạt động quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công Chiến lƣợc phát triển KTNN đến năm 2020, Đề án Tổng thể phát triển CNTT của KTNN giai đoạn 2015 - 2020.
KTNN đã xây dựng Đề án Tổng thể phát triển CNTT của KTNN giai đoạn 2015 - 2020. Đề án đã nêu lên thực trạng nhân lực CNTT của KTNN hiện nay, mục tiêu và định hƣớng phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020. Tuy nhiên, các nội dung phát triển nguồn nhân lực CNTT trong Đề án còn mang nặng yếu tố định tính, chƣa có các tiêu chí cơ bản về phát triển nguồn nhân lực CNTT nhƣ: số lƣợng nhân lực cần có, cơ cấu trình độ và cơ cấu lao động giƣ̃a các ngành nghề thuộc ngành CNTT, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng. Đồng thời, Đề án chƣa xác định rõ các biện pháp, cách thức tổ chức triển khai thực hiện, trách nhiệm của các bên liên quan trong phát triển nguồn nhân lực CNTT. KTNN chƣa chú trọng đến tính đặc thù của nguồn nhân lực CNTT để có chiến lƣợc phát triển riêng, phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT của ngành. Do chƣa có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực CNTT của toàn ngành nên các hoạt động kế hoạch hóa nguồn nhân lực CNTT tại các đơn vị trực thuộc KTNN còn mang tính thụ động, thƣờng thực hiện khi có yêu cầu từ Lãnh đạo KTNN về rà soát vị trí việc làm hoặc tuyển dụng nhân sự.
Về quy mô, số lƣợng, tốc độ tăng trƣởng:
Do đặc thù của KTNN là cơ quan chuyên môn, công tác kiểm toán đƣợc đặt lên hàng đầu, hoạt động liên quan đến CNTT chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức. Nguồn nhân lực CNTT còn mỏng về số lƣợng, yếu về chất lƣợng và tập trung chủ yếu tại Trung tâm Tin học. Việc định hình, định hƣớng phát triển CNTT trong hoạt động của KTNN cũng nhƣ nguồn nhân lực CNTT là chƣa rõ ràng. Công tác hoạch định phát triển nhân lực là rất hạn chế.
Về chất lƣợng nhân lực:
Công tác hoạch định chất lƣợng nguồn nhân lực CNTT của KTNN chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, cụ thể:
- Kiến thức chuyên môn: Việc hoạch định phát triển kiến thức chuyên môn cho nhân lực CNTT chƣa đƣợc thực hiện theo quy chuẩn, phần lớn mang tính tự phát, các cán bộ có nhu cầu phát triển kiến thức chuyên môn, học hỏi nâng cao về một mảng công việc nhất định thì đề xuất nguyện vọng tham gia các khóa đào tạo, đơn vị xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định. Hiện nay, KTNN chƣa hoạch định đƣợc đối với mỗi vị trí công việc đƣợc giao, nhân lực CNTT cần phải đáp ứng đƣợc các kiến thức về chuyên môn theo yêu cầu đòi hỏi của từng vị trí công việc nhất định, từ đó có cách thức và biện pháp để phát triển kiến thức chuyên môn cho nhân lực CNTT.
- Kỹ năng nghề nghiệp: Việc hoạch định kỹ năng nghề nghiệp cũng chƣa đƣợc quy chuẩn, cụ thể: Hiện nay, KTNN chƣa hoạch định đƣợc đối với mỗi vị trí công việc đƣợc giao, nhân lực CNTT cần phải đáp ứng đƣợc các kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu đòi hỏi của từng vị trí công việc nhất định, từ đó có cách thức và biện pháp để phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho nhân lực CNTT.
- Thái độ với nghề nghiệp: Thái độ với nghề nghiệp là rất quan trọng nhƣ đã đề cập ở trên. Hiện nay, KTNN đã chú trọng đến thái độ nghề nghiệp của Kiểm toán viên cũng nhƣ các cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành. KTNN đã ban hành các quy định: Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nƣớc; Chuẩn mực
đạo đức, nghề nghiệp của Kiểm toán viên nhà nƣớc; chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh đối với ngành KTNN,...
Cơ cấu: Trình độ, giới tính cơ cấu trong tổ chức, bộ máy
Công tác hoạch định cũng chƣa chú trọng đến cơ cấu trình độ, giới tính cơ cấu trong tổ chức, bộ máy. KTNN chƣa đƣa ra hoạch định cơ cấu về trình độ, giới tính nhân lực CNTT trong tổ chức, bộ máy.