Chuẩn hóa kỹ năng đối với nhân lực CNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kiểm toán nhà nước ở việt nam (Trang 87 - 89)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.2. Giải pháp phát triển nguồnnhân lực CNTTtại KTNN

4.2.4. Chuẩn hóa kỹ năng đối với nhân lực CNTT

Việc hình thành chuẩn hóa kỹ năng CNTT sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực CNTT. KTNN cần xây dựng và triển khai hệ thống tiêu chuẩn chức

danh công chức, viên chức CNTT theo hƣớng làm rõ các yêu cầu về năng lực (trình độ, kỹ năng, thái độ) của từng vị trí công tác, làm rõ thẩm quyền và trách nhiệm của từng ngạch công chức, viên chức.

Ngoài những tiêu chuẩn hiện nay (chức trách, hiểu biết, trình độ) nên bổ sung thêm tiêu chuẩn về kỹ năng thực thi công việc đối với từng vị trí chuyên môn cụ thể. Những kỹ năng này nên đƣợc coi là một trong những tiêu chí để kiểm tra các ứng viên trong quá trình thi tuyển, đảm bảo rằng công chức đƣợc tuyển dụng sẽ có đủ năng lực trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình sau này. Đây cũng là căn cứ để đánh giá công chức CNTT ở từng vị trí công tác để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý, sử dụng phù hợp.

4.2.4.1. Đối với nhân lực CNTT trong hoạt động nội bộ của KTNN

- Kiến thức chuyên môn: Việc chuẩn hóa kiến thức về chuyên môn đối với nhân lực này là rất cần thiết, việc chuẩn hóa này đƣợc thực hiện đối với mỗi vị trí công việc: Nhân lực làm công tác thiết kế và phát triển phần mềm; nhân lực quản lý hệ thống công nghệ thông tin; nhân lực quản trị mạng; nhân lực đảm bảo an ninh thông tin; quản trị cơ sở dữ liệu,.... việc chuẩn hóa kiến thức chuyên môn trên cơ sở yêu cầu công việc thực tế đối với mỗi vị trí đó.

- Kỹ năng nghề nghiệp: Trên cơ sở chuẩn hóa kiến thức chuyên môn, cũng cần chuẩn hóa kỹ năng nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp đối với mỗi vị trí công việc của nhân lực này. Việc chuẩn hóa kỹ năng nghề nghiệp, thái độ với nghề nghiệp trên cơ sở yêu cầu kiến thức chuyên môn đối với mỗi vị trí công việc thì cần có kỹ năng, thái độ với nghề nghiệp sát với thực tế vị trí đó.

4.2.4.2. Đối với nhân lực CNTT trong hoạt động kiểm toán của KTNN

- Kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp: Việc chuẩn hóa kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp đối với nhân lực này đƣợc thực hiện trên 2 lĩnh vực:

 Chuẩn hóa kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghề nghiệp trong lĩnh vực kiểm toán nói chung của KTNN: Chuẩn hóa kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp đƣợc thực hiện theo quy định chuẩn hóa năng lực đối với Kiểm

toán viên nhà nƣớc. Trên cơ sở yêu cầu kiến thức chuyên môn đối với mỗi vị trí công việc, yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp, thái độ tƣơng ứng đối với mỗi vị trí đó.

 Chuẩn hóa kiến thức chuyên môn CNTT, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp kiểm toán lĩnh vực CNTT: Việc chuẩn hóa này đƣợc thực hiện đối với mỗi vị trí công việc: Nhân lực kiểm toán thiết kế và phát triển phần mềm; nhân lực kiểm toán quản lý hệ thống công nghệ thông tin; nhân lực kiểm toán hệ thống hạ tầng CNTT, cơ sở dữ liệu,.... việc chuẩn hóa kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp trên cơ sở yêu cầu công việc thực tế đối với mỗi vị trí đó.

4.2.4.3. Đối với nhân lực CNTT không trực tiếp thực hiện kiểm toán lĩnh vực CNTT

Kỹ năng bổ trợ về CNTT: Đối với nhân lực này, ngoài chuẩn hóa kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ với nghề nghiệp đối với Kiểm toán viên nhà nƣớc. Nhân lực này cũng cần phài chuẩn hóa kiến thức bổ trợ về CNTT: Kiến thức về CNTT cơ bản; kiến thức ứng dụng CNTT trong khai thác, sử dụng các phần mềm triển khai áp dụng trong hoạt động của KTNN,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kiểm toán nhà nước ở việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)