Cơ chế, chính sách tuyển dụng nhân lực CNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kiểm toán nhà nước ở việt nam (Trang 83 - 85)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.2. Giải pháp phát triển nguồnnhân lực CNTTtại KTNN

4.2.2. Cơ chế, chính sách tuyển dụng nhân lực CNTT

Số lƣợng cán bộ chuyên trách CNTT hiện tại còn quá ít, chất lƣợng công chức tuyển dụng còn nhiều hạn chế chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động của KTNN. Để nâng cao chất lƣợng công tác tuyển dụng nhân lực CNTT, KTNN cần có cơ chế, chính sách tuyển dụng phù hợp với các đặc thù của ngành CNTT.

Thứ nhất, xác định yêu cầu tuyển dụng: KTNN cần đƣa yếu tố kinh nghiệm

công tác là một trong các yêu cầu tuyển dụng để có những chính sách ƣu tiên, khuyến khích nhất định nhằm thu hút, tuyển chọn đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao từ các công ty, tập đoàn CNTT. Về giới tính, đối với một số vị trí tuyển dụng có đặc thù riêng hay phải đi công tác xa, thƣờng xuyên làm thêm giờ, làm việc dƣới môi trƣờng áp lực lớn,... KTNN có thể tính đến khả năng ƣu tiên tuyển dụng nam giới cho các vị trí công tác trên.

Thứ hai, cần đổi mới nội dung và hình thức thi tuyển theo hƣớng gắn với yêu

cầu công việc thực tế. Với nội dung thi tuyển nhƣ hiện nay, ngƣời dự thi chƣa thể hiện đƣợc những hiểu biết sâu sắc của họ đối với lĩnh vực chuyên môn mà họ sẽ đảm nhận sau khi trúng tuyển. Nhà tuyển dụng phải đợi đến khi giao việc sau này mới biết đƣợc năng lực chuyên môn của công chức trúng tuyển nhƣ thế nào. Vì vậy, cần phải có sự đổi mới về nội dung và hình thức thi tuyển để các ứng viên có cơ hội thể hiện sự hiểu biết về kiến thức quản lý hành chính nhà nƣớc cũng nhƣ về chuyên môn, cả lý thuyết và thực hành. Có nhƣ vậy mới đảm bảo rằng ứng viên trúng tuyển sẽ có khả năng hoàn thành tốt công việc đƣợc giao. Với môn thi chuyên ngành Tin

học, cần cho ứng viên thi thực hành trên máy tính để đánh giá khả năng thành thạo tin học của ngƣời dự thi. Nên thực hiện phỏng vấn sau khi thí sinh đã vƣợt qua phần thi chung dƣới dạng thi vấn đáp. Trong phần thi này, nên đƣa ra những tình huống cụ thể để kiểm tra kỹ năng, khả năng giải quyết vấn đề liên quan đến công việc chuyên môn sau này của các ứng viên.

Thứ ba, chất lƣợng đề thi đảm bảo theo từng vị trí cần tuyển dụng, Vụ Tổ

chức cán bộ cần có sự phối hợp với đơn vị chuyên trách về CNTT của KTNN, các doanh nghiệp, tập đoàn CNTT, các trƣờng đại học để xây dựng đề thi phù hợp với lĩnh vực có tính đặc thù này, cũng là để đáp ứng nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Đối với môn thi kiến thức chung, đề thi nên theo hƣớng vừa kiểm tra đƣợc hiểu biết pháp luật của thí sinh, đồng thời cũng kiểm tra đƣợc kỹ năng tƣ duy, kỹ năng xử lý tình huống của ứng viên. Cần giảm tính lý thuyết và tăng tính thực hành trong các đề thi. Đề thi nên ra theo hƣớng mở, tạo cơ hội để ứng viên bày tỏ quan điểm, sự nhận thức và cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó trong quản lý vì qua đó không chỉ đánh giá đƣợc nhận thức về pháp luật của thí sinh mà còn đo lƣờng đƣợc kiến thức về xã hội, về kỹ năng trình bày của ứng viên.

4.2.2.1. Đối với nhân lực CNTT trong hoạt động nội bộ của KTNN

- Xác định nhu cầu tuyển dụng: Căn cứ vào mục tiêu chiến lƣợc phát triển KTNN đến năm 2020, Đề án Tổng thể phát triển CNTT của KTNN đến năm 2020, xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực theo từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện mục đích đề ra.

Xác định nhu cầu tuyển dụng cần phải bám sát yêu cầu công việc thực tế: số lƣợng nhân lực CNTT cần thiết tại mỗi đơn vị, chuyên môn CNTT theo từng vị trí cần tuyển dụng, trình độ chuyên môn, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ với nghề nghiệp.

- Đổi mới nội dung và hình thức thi tuyển theo hƣớng gắn với yêu cầu công việc thực tế: Cần có hình thức và nội dung thi tuyển phù hợp với đặc thù của KTNN. Căn cứ vào yêu cầu về năng lực của nhân lực CNTT trong hoạt động nội bộ của KTNN để có nội dung và hình thức tuyển dụng phù hợp theo từng giai đoạn, có thể qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

4.2.2.2. Đối với nhân lực CNTT trong hoạt động kiểm toán của KTNN

- Xác định nhu cầu tuyển dụng: Theo Đề án Tổng thể phát triển CNTT của KTNN đến năm 2020, nhân lực này sẽ đƣợc tuyển dụng, bổ sung cho các đơn vị trực thuộc để đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm toán lĩnh vực CNTT của KTNN. Việc xác định nhu cầu tuyển dụng cần phải bám sát yêu cầu công việc thực tế: số lƣợng nhân lực CNTT cần thiết tại mỗi đơn vị, chuyên môn CNTT theo từng vị trí cần tuyển dụng, trình độ chuyên môn, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ với nghề nghiệp,...

- Đổi mới nội dung và hình thức thi tuyển theo hƣớng gắn với yêu cầu công việc thực tế: Đối với nhân lực này cần căn cứ vào yêu cầu về năng lực của nhân lực này, đây là nhân lực đòi hỏi rất cao về chuyên môn CNTT, kiến thức, kỹ năng kiểm toán trên từng vị trí, cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn. Đối với nhân lực này nên tuyển dụng theo hình thức xét tuyển để đảm bảo cho việc tuyển chọn đƣợc nhân lực có chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm toán của KTNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của kiểm toán nhà nước ở việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)