Dự kiến sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ đến năm 2020

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 52 - 54)

2010 2015 2020

Tổng diện tích đất nông nghiệp 110.335 110.330 109.670

Đất trồng cây hàng năm 57.859 57.850 57.270

Đất lúa 54.506 54.500 53.920

Đất chuyên lúa (3 vụ lúa) 21.503 21.500 21.000

Đất luân canh lúa màu 29.553 29.550 29.470

Đất 2 vụ lúa – 1 vụ màu 26.983 26.980 26.900

Đất 1 vụ lúa – 2 vụ màu 2.570 2.570 2.570

Đất trồng cây hàng năm khác 3.353 3.350 3.350

Cói 700 700 700

Chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 2.010 2.010 2.010

Chuyên trồng cỏ 640 640 640

44

Cây ăn trái 43.217 43.220 43.200

Dừa 5.859 5.860 5.800

Mặt nước nuôi trồng thủy sản 3400 3400 3400

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020)

4.3.2 Chăn nuôi

Phấn đấu đến năm 2010:

Tổng đàn heo trên 450-460 ngàn con, đàn bò 70-72 ngàn con, đàn dê 18,9 ngàn con và tổng gia cầm 5,9 triệu con; trong đó gà 4,6 triệu con, đàn vịt 1,3 triệu con.

- Tổng khối lượng thịt hơi các loại 100 ngàn tấn. - Tổng sản lượng trứng 321 triệu quả.

Phấn đấu đến năm 2020:

Tổng đàn heo 900 ngàn con, đàn bò 200 ngàn con, đàn dê 45 ngàn con và tổng gia cầm 8,5 triệu con; trong đó: đàn gà 6,5 triệu con, đàn vịt 2 triệu con.

- Tổng khối lượng thịt hơi các loại 200-210 ngàn tấn. - Tổng sản lượng trứng 700 triệu quả.

Định hướng phát triển chăn nuôi trên đảm bảo khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi của tỉnh, đồng thời có thể thỏa mãn nhu cầu thực phẩm của địa phương và dành khoảng 50% làm sản phẩm hàng hóa.

4.3.3 Lâm nghiệp

Tuy không có diện tích rừng tự nhiên hay rừng trồng tập trung song các hoạt động lâm nghiệp ở Vĩnh Long có vai trò rất quan trọng. Với việc trồng và chăm sóc trên dưới 90 ha cây phân tán, ngành lâm nghiệp Vĩnh Long đã đáp ứng nhu cầu về tỷ lệ cây xanh cho tỉnh và phần nào về vật liệu xây dựng (là dừa nước). Dự kiến giá sản xuất lâm nghiệp sẽ tăng từ 34,3 tỷ đồng năm 2008 lên 41-42 tỷ đồng vào năm 2010 và 50 tỷđồng vào năm 2020.

4.3.4 Thủy sản

Tận dụng thế mạnh vềđiều kiện tự nhiên và kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển mạnh hơn nữa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chăn nuôi, có sản phẩm đáp ứng nhu cầu các khu dân cư và tham gia tích cực vào thị trường xuất khẩu.

45

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 52 - 54)