6.2.1 Phát triển nguồn nhân lực
Tỉnh Vĩnh Long hiện có số dân là 1.029.754 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 744.237 (chiếm 69,6%), lao động qua đào tạo đạt 35%. Theo Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 đến 2020, thì năm 2020 số dân của tỉnh là 1.205.800 người.
Đối với đội ngũ nhân lực cho việc quản lý và vận hành khai thác hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Theo quy phạm chuyên ngành
cấp thoát nước của Bộ Xây dựng một hệ thống cấp nước sạch 1.000 m3/ngày cần
có 6 người và 2 người ở bộ phận gián tiếp ghi thu tiền nước. Tuy nhiên, số lượng
các cán bộ và công nhân viên kỹ thuật của Trung tâm, các trạm chưa đủ đáp ứng
nhu cầu vận hành hệ thống cấp nước hiện nay, đặc biệt là thiếu cán bộ kỹ thuật, kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường. Vì thế, cần phải có một chiến lược cụ thể để bổ sung và đào tạo đội ngũ lao động cả về chất lượng và số lượng.
6.2.2 Phát triển kinh tế
Nhằm đảm bảo những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong
phương án chọn, khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp cần phấn đấu đạt mức tăng
trưởng về GTSX bình quân trong thời kỳ 2009-2010 khoảng 5,3%/năm (năm 2009: 5% năm 2010: 5,7%), năm năm 2011-2015 khoảng 5-5,3%/năm và năm năm 2016-2020 tăng trưởng bình quân khoảng 4-4,5%/năm.
6.3 Những cơ hội cần nắm bắt
Chính phủ đã phê duyệt và ban hành Chiến lược quốc gia về nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn đến 2020, xác định rõ những mục tiêu và định
hướng về CNS & VSMTNT đến năm 2020. Các mục tiêu của Chiến lược đã gắn
liền với các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm; Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; các mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn; Mục tiêu Thiên niên kỷ (giảm một nửa số dân nghèo đói trên toàn cầu; phổ cập giáo dục tiểu học; giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và nâng cao sức khỏe bà mẹ trẻ em; tăng cường bình đẳng giới; chống lại các căn bệnh hiểm nghèo và đưa vấn đề gìn giữ môi trường thành một phần trong các chính sách và hành động quốc gia) mà Chính phủ ta đã cam kết thực hiện và đang được cộng đồng quốc tế theo dõi, hợp tác và tài trợ.
Việc hội nhập Quốc tế toàn diện của nước ta là điều kiện để liên kết, hợp
tác đầu tư trong lĩnh vực nước sạch, nhất là nguồn vốn tài trợ, vốn vay ưu đãi dài hạn.
Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về những vấn đề môi trường
trong thời kỳ công nghiệp và Chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết này sẽ tạo nhiều cơ hội để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu CNS & VSMTNT trong thời kỳ mới.
70
Những thành quả của công cuộc xoá đói giảm nghèo (XĐGN), đặc biệt là XĐGN ở miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ tạo điều liện để tăng dần các nguồn nội lực của dân cư nông thôn cho cấp nước và cải thiện vệ sinh môi trường.
Những thành quả và bài học kinh nghiệm rút ra được từ việc thực hiện Chương trình quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (giai đoạn
1998-2005, giai đoạn 2006-2010) và Chiến lược quốc gia Nước sạch và vệ sinh
nông thôn trong những năm qua đã tạo nền tảng quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
Nguồn nước ngọt dồi dào, sông ngòi chằng chịt, nước ngọt quanh năm. Ngoài ra còn có nguồn nước ngầm và nước mưa.
6.4 Những thách thức cần vượt qua
Mặc dù đã có 50,9% dân số nông thôn của tỉnh được tiếp cận với nguồn
nước sạch, tuy nhiên chỉ có khoảng 28,9% được tiếp cận với nguồn nước sạch hợp vệ sinh (theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế) từ hệ thống cấp nước tập trung, trong khi Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến 2020 đảm bảo cho 100% dân cư nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch, với tiêu chuẩn dùng nước tối thiểu là 60 lít/người.ngày. Như vậy, kết quả đạt được về cấp nước sạch mới chỉ là sự khởi đầu và chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới.
Đến nay vẫn còn 49,1% dân số nông thôn chưa được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh nhưng phần lớn trong số này lại tập trung ở những khu vực,
những địa bàn khó khăn nhất về nguồn nước và kinh tế, đó là chưa kể đến điều
kiện địa hình và phong tục tập quán còn nhiều hạn chế. Do đó, nếu chỉ duy trì mức độ đầu tư thấp như hiện nay thì mục tiêu 100% dân cư nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2020 sẽ rất khó có thể đạt được.
Tính đặc thù của các công trình nước sạch nông thôn là: nhỏ lẻ, phân tán trong khi lại phải đảm bảo an toàn về chất lượng, số lượng nước nên việc quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình này rất phức tạp và mang tính xã hội cao.
Xuất đầu tư cao do người dân nông thôn sống phân tán, địa hình phức tạp
và kéo theo nó là quy mô hệ thống không kinh tế, tỷ lệ thất thoát lớn, chi phí quản
lý vận hành cao. Một đặc điểm hết sức quan trọng là người dân nông thôn có thu
nhập thấp, đời sống khó khăn, khả năng chi trả hạn chế. Những đặc điểm trên ảnh hưởng không chỉ quá trình xây dựng mà còn đến hoạt động quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn.
Khó khăn lớn nhất trong quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung là
cơ chế tài chính bất cập. Giá nước không được tính đúng tính đủ chi phí hợp lý,
phổ biến chỉ đảm bảo cho chi phí năng lượng, tiền lương và duy tu bảo dưỡng
thường xuyên. Ngay cả sửa chữa nhỏ cũng chưa được tính đủ trong khi còn phải
khấu hao, sửa chữa lớn và lợi nhuận tối thiểu. Với cách tính giá nước như vậy, tình trạng thu không đủ chi là phổ biến, lại không có nguồn hỗ trợ cụ thể nên việc
bảo dưỡng, sửa chữa không đúng tiêu chuẩn quy định, người lao động thu nhập
thấp không phấn khởi, công trình xuống cấp nhanh, thất thoát lớn, chất lượng dịch vụ kém thậm chí nhiều công trình không hoạt động. Với cơ chế tài chính như vậy,
71
một vòng xoáy không cưỡng được sẽ xảy ra khi người sử dụng dịch vụ không hài lòng, việc thu tiền nước với giá thấp cũng rất khó khăn, dịch vụ ngày càng thu hẹp, chất lượng dịch vụ ngày càng xấu đi, hệ thống nhanh chóng bị hư hỏng, khi đó lại đòi hỏi phải đầu tư khôi phục với kinh phí không kém đầu tư ban đầu.
Xu hướng tất yếu trong những năm tới là phát triển mạnh các công trình cấp nước tập trung để thay thế dần các công trình cấp nước nhỏ lẻ không còn phù hợp. Tuy thế việc quản lý các công trình cấp nước tập trung như thế nào là vấn đề đến nay vẫn chưa có phương án trả lời thích hợp, vì khác với các công trình hạ
tầng khác, cấp nước vừa mang tính xã hội, tính nhân văn nhưng đồng thời cũng
phải đảm bảo nguyên tắc “nước là một loại hàng hoá kinh tế xã hội”.
Một thách thức nữa không thể không nói đến đó là tình hình biến đổi khí
hậu toàn cầu và hiện tượng xâm nhập mặn theo dự báo sẽ có diễn biến phức tạp trong những năm tới, do đó cần phải có những biện pháp dự phòng.
Thói quen và tập quán sử dụng nước; quản lý phân, rác thải, nước thải... của người dân còn chậm cải thiện, đặc biệt là thay đổi các hành vi vệ sinh chưa có sự đột biến.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng báo động do nước thải sinh hoạt của người dân, nước thải từ hoạt động nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu), nuôi trồng thủy hải sản đặc biệt là nuôi cá Tra, nước thải từ các khu công nghiệp (khu công nghiệp Hòa Phú, Bình Minh, Cổ Chiên và các khu công nghiệp lân cận).
Các nguồn lực để hỗ trợ Chương trình vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là nguồn vốn.
Thu nhập người dân nông thôn thấp do đó việc sử dụng nước của người dân còn hạn chế, chưa khai thác hết công suất của các trạm máy nước hiện có.
72
PHẦN IV
QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN
Chương VII. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 7.1 Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch cấp nước, tiêu chuẩn cấp nước 7.1.1 Quan điểm cơ bản về cấp nước sạch nông thôn
Nước sạch là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu, nó vừa là nhu cầu cơ bản của con người, vừa mang tính xã hội sâu sắc, vừa gắn liền với cuộc sống của cộng đồng. Song thực trạng về cấp nước sạch nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, chưa đảm bảo được nhu cầu thiết yếu đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt còn đạt ở mức thấp, vừa thiếu về số lượng, vừa không đảm bảo về chất lượng.
Xuất phát từ thực trạng đó, nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho khu vực dân cư nông thôn, nơi chiếm đại bộ phận dân số toàn quốc (75% dân số cả nước) và là bộ phân quan trọng nhất đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, Chính phủ đã quyết định Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong bảy chương trình môi trường Quốc gia và phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 tại Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 với mục tiêu đến năm 2020 tất cả mọi người dân nông thôn đều được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh với số lượng 60l/người.ngày.
Nguyên tắc cơ bản của Chiến lược là phát triển bền vững với cách tiếp cận dựa trên nhu cầu (việc xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ cho hộ gia đình và vệ sinh dựa trên nhu cầu thực sự của người sử dụng do người sử dụng tự chi trả, xây dựng và quản lý, Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ tư vấn và hỗ trợ cho các gia đình nghèo, các đối tượng ưu tiên và một số loại hình công nghệ cần khuyến khích) thay thế cho cách tiếp cận dựa vào cung cấp trước đây (Nhà nước hoặc các nhà tài trợ cấp kinh phí và quyết định các loại công trình cấp nước nhỏ lẻ cho hộ gia đình và vệ sinh cho người dân). Nhà nước, các tổ chức, công ty, doanh nghiệp phải là các đơn vị chủ động trong đầu tư các công trình cấp nước quy mô trên cơ sở Quy hoạch được duyệt thì Tỉnh mới đủ khả năng cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn và đạt mục tiêu đề ra.
Cảnh quan và môi trường nông thôn "Xanh - Sạch - Đẹp" đang xuất hiện ở nhiều làng xã; tập quán và hành vi vệ sinh cá nhân đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ; đặc biệt là tập quán không sử dụng nhà vệ sinh hoặc sử dụng phân chưa qua xử lý để bón ruộng đã và đang được cải thiện ở nhiều vùng.
7.1.2 Mục tiêu chung
Trước nay việc quản lý, quy hoạch khai thác sử dụng nước sạch chưa được quan tâm nhiều. Chính vì vậy trong những năm gần đây thực hiện chương trình đô thị hóa nông thôn của Đảng và Chính phủ, nhằm nâng cao đời sống vật chất cho
73
người dân và đảm bảo chiến lược an ninh lương thực, trong đó có chiến lược cấp nước sạch cho nhân dân nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Chính phủ đã ban hành quyết định số 104/2000/QĐ- TTg ngày 25/08/2000 về việc “phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020”. Với mục tiêu chung là phát triển toàn diện nền kinh tế quốc dân của tỉnh, tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, tăng tích lũy để tái tạo sản xuất mở rộng, trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cân bằng sinh thái. Từ đó không ngừng thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của người dân.
Thực trạng nhiều năm qua đời sống của nhân dân cũng còn nhiều mặt khó khăn, trong đó công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, cụ thể là giải quyết nước sạch nông thôn, tuy có nhiều cố gắng nhưng vấn còn ở mức độ thấp, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hơn nửa nhịp độ gia tăng dân số quá nhanh, dân cư phân bố không tập trung, không đều,… đã làm tăng thêm khó khăn về nước sạch nông thôn.
Xuất phát từ những vấn đề tổng quát nêu trên, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có chủ trương cấp nước sạch nông thôn phục vụ cho nhân dân vùng nông thôn trong điều kiện hiện nay là hoàn toàn phù hợp, vừa mang tính chất nóng bỏng cấp bách, lại vừa lâu dài, là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm ổn định đời sống nhân dân hiện tại cũng như trong tương lai. Với mục tiêu tổng quan là:
- Làm cơ sở khoa học cho việc quản lý, chỉđạo về cấp nước sạch của tỉnh. - Làm cơ sở cho các địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết cấp nước sạch nông thôn.
- Định hướng lập kế hoạch dài hạn về cấp nước sạch nông thôn.
- Khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn nước và bảo vệ tài nguyên nước và môi trường bền vững nhằm giải quyết nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân nông thôn.
- Giảm tỷ lệ bệnh tật, nâng cao sức khỏe người dân trong vùng, tiết kiệm sức lực và thời gian lấy nước để tăng cường các hoạt động kinh tế khác (đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em).
- Tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là khu vực nông thôn.
* Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu đến năm 2020 thực hiện thắng lợi chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đảm bảo cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho nhân dân vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long đạt tỷ lệ 100%. Trong đó:
- Mục tiêu đến năm 2015 đảm bảo 60% dân cư nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh từ hệ thống cấp nước tập trung.
- Mục tiêu đến năm 2020 đảm bảo 100% dân cư nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh. Trong đó, 80% dân cư nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh từ hệ thống cấp nước tập trung.
74
7.1.3 Nhiệm vụ quy hoạch cấp nước
- Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, cải tạo, nâng cấp các trạm cấp nước hư hỏng xuống cấp hoặc hoạt động khai thác quá tải.
- Đầu tư hệ thống đường ống để khai thác các trạm cấp nước đã xây dựng nhưng chưa sử dụng, hoặc chưa sử dụng hết công suất.
- Nối mạng đường ống với hệ thống cấp nước đô thị cung cấp nước cho dân cư nông thôn vùng ven.
- Tiếp tục đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt mới cho các cụm, tuyến dân cư và các vùng sâu, vùng khó khăn chưa có nước sạch sinh hoạt.
- Đề xuất mô hình đầu tư, quản lý, khai thác thích hợp nhằm từng bước xã hội hoá công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
7.1.4 Tiêu chuẩn cấp nước
- Về tiêu chuẩn cấp nước là 60 lít/người.ngày và đảm bảo 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh vào năm 2020, theo Quyết định số