Tầng chứa nước Mioxen muộn (N1)

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 33)

Chương II NGUỒN NƯỚC

2.4.6Tầng chứa nước Mioxen muộn (N1)

2.4 NGUỒN NƯỚC NGẦM

2.4.6Tầng chứa nước Mioxen muộn (N1)

Phân bố ởđộ sâu trên 350m đến 400m. Các lỗ khoan địa chất thủy văn chỉ mới

đạt phần trên của hệ tầng. Thành phần thạch học phần trên cùng của tầng thường gặp là sét, sét bột phong hóa Laterit cứng chắc có kết vón hạt đậu, sét bột màu nâu vàng, tím rắn chắc, không chứa nước,… Phần dưới là cát hạt mịn màu xám xanh lẫn sạn sỏi, có nơi gặp cuội xen kẹp với các lớp sét bột bị nén ép chặt, tầng chứa nước tốt. Khi khoan qua các lớp cách nước trên cùng của tầng chứa thì xuất hiện nước có áp lực mạnh và dâng lên khỏi mặt đất. Mực nước tĩnh thường cao hơn mặt đất từ 0,3 ÷ 1,1m. Chất lượng nước tốt, hàm lượng Clor từ 31,2 ÷ 216 mg/l. Độ tổng khoáng hóa 0,43 ÷ 0,74 g/l. pH = 7,8 ÷ 8,2. Loại hình nước bicacbonat – clorua. Phân bố của tầng chứa ở

phần phía Bắc của tỉnh Vĩnh Long cho thấy nước có chất lượng tốt.

Tóm lại: Tỉnh Vĩnh Long chỉ có 01 tầng chứa nước có triển vọng khai thác là Pleistoxen giữa – muộn (QII-III). Tầng chứa nước này được khai thác chủ yếu trên 8/10 diện tích huyện Trà Ôn và một phần của huyện Vũng Liêm (xã Hiếu Thành và Hiếu Nghĩa), huyện Tam Bình (có xã Loan Mỹ, Bình Ninh, Ngãi Tứ) và phía Nam của huyện Bình Minh (xã Đông Thành). Đây chính là yếu tố thuận lợi của tỉnh trong việc cung cấp nước sạch của tỉnh. Nhưng hiện tại việc phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng nên sử dụng nước mặt là hợp lý nhất, vì nước ngầm chi phí xử lý một số chỉ tiêu như: Độ cứng, sắt, mangan, asen cao.

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 33)