Chuyển dịch kinh tế

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 51)

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đẩy mạnh tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng (tăng 3,7%) và dịch vụ (tăng 3,43%) trong GDP, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản so với năm 2005 trong khi vẫn duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ở cả 3 khu vực. Câu cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010 là 48,45-17,77-33,78 (%).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên đã kích thích chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp (giảm 6,65% về tỉ trọng) sang các khu vực công nghiệp, dịch vụ và có tác động tích cực trở lại đối với tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu lao động theo 3 khu vực Nông lâm thủy sản – Công nghiệp xây dựng – Dịch vụđến năm 2010 đạt 61,02 – 12,38 – 26,6 (%) (Năm 2005 tương ứng là 67,67 – 10,63 – 21,7).

4.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp – lâm – ngư nghiệp

Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông – lậm – ngư nghiệp năm 2008 (giá cố định 1994) đạt khoảng 5.506,4 tỷ đồng, tăng bình quân khoảng 5,4%/năm trong 8 năm 2001-2008, riêng 3 năm 2006-2008 tăng trưởng 5,01%/năm. Trong đó, ngành thủy sản tăng 25%/năm, 3 năm 2006-2008 tăng 40,1%/năm. Tổng giá trị tăng thêm của các ngành nông nghiệp và thủy sản năm 2008 đạt khoảng 2.627,3 tỷ đồng giá so sánh 1994, tăng bình quân 6,1%/năm trong giai đoạn 8 năm 2001-2008. Ngược lại với thủy sản và dịch vụ, nông nghiệp tăng cao ở những năm đầu nhưng giảm mạnh ở những năm cuối. Do vậy, nếu xét cả thời kỳ tỷ lệđóng góp cho tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành nông – lâm – ngư nghiệp thì thủy sản và dịch vụ tăng dần trong những năm gần đây, khu vực nông nghiệp vẫn cao nhưng đã giảm mạnh, đặc biệt là chăn nuôi.

4.3 Định hướng phát triển Nông – lâm – ngư nghiệp đến năm 2020

Nhằm đảm bảo những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong phương án chọn, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cần phấn đấu đạt mức tăng trưởng về GTSX

43

bình quân trong thời kỳ 2009-2010 khoảng 5,3%/năm (năm 2009: 5% năm 2010: 5,7%), năm năm 2011-2015 khoảng 5-5,3%/năm và năm năm 2016-2020 tăng trưởng bình quân khoảng 4-4,5%/năm, cụ thể:

Bảng 21. Mục tiêu tăng trưởng Nông – lâm – ngư nghiệp (%)

2009-2010 2011-2015 2016-2020

Nông lâm ngư 5,3 5-5,3 4-4,5

Trồng trọt 3,3-3,5 2,3-2,4 2,2-2,3

Chăn nuôi 9-10 13-14 5,4-5,5

Dịch vụ 7,8-8 5,7-6 5,6-5,7

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020)

Tỷ trọng chăn nuôi trong GTSX nông – lâm – ngư nghiệp sẽ tăng từ 18,7% hiện nay (tính bằng giá hiện hành) lên 26-27% năm 2015 và 28-29% năm 2020, hay tương ứng tính trong nội bộ ngành nông nghiệp 24% hiện nay lên 38-39% năm 2015 và 44-45% năm 2020; thủy sản cũng tăng từ 17% hiện nay lên 18-19% năm 2015 và 23-24% năm 2020.

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất giữa nông – lâm – thủy sản từ 79%-0,7%- 17,1% năm 2008 sang 66,8%-3,5%-16,6% năm 2010, 67,4%-3,1%-18,7% năm 2015 và 65%-2,3%-23,9% vào năm 2020 (phần tỷ trọng còn lại là khu vực dịch vụ).

4.3.1 Nông nghiệp

Tổng sản lượng lúa năm 2010 là 707,5 ngàn tấn, giảm 188,4 ngàn tấn so với năm 2008 và năm 2015 còn 581 ngàn tấn và năm 2020 khoảng 580 ngàn tấn; sản lượng lương thực khác (chủ yếu là ngô) tương ứng là 2,4, 4,1 và 5,1 ngàn tấn; rau đậu các loại 443, 500 và 550 ngàn tấn; trái cây 530, 670 và 800 ngàn tấn.

Bảng 22. Dự kiến sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ đến năm 2020

2010 2015 2020

Tổng diện tích đất nông nghiệp 110.335 110.330 109.670

Đất trồng cây hàng năm 57.859 57.850 57.270

Đất lúa 54.506 54.500 53.920

Đất chuyên lúa (3 vụ lúa) 21.503 21.500 21.000

Đất luân canh lúa màu 29.553 29.550 29.470

Đất 2 vụ lúa – 1 vụ màu 26.983 26.980 26.900

Đất 1 vụ lúa – 2 vụ màu 2.570 2.570 2.570

Đất trồng cây hàng năm khác 3.353 3.350 3.350

Cói 700 700 700

Chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 2.010 2.010 2.010 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên trồng cỏ 640 640 640

44

Cây ăn trái 43.217 43.220 43.200

Dừa 5.859 5.860 5.800

Mặt nước nuôi trồng thủy sản 3400 3400 3400

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020)

4.3.2 Chăn nuôi

Phấn đấu đến năm 2010:

Tổng đàn heo trên 450-460 ngàn con, đàn bò 70-72 ngàn con, đàn dê 18,9 ngàn con và tổng gia cầm 5,9 triệu con; trong đó gà 4,6 triệu con, đàn vịt 1,3 triệu con.

- Tổng khối lượng thịt hơi các loại 100 ngàn tấn. - Tổng sản lượng trứng 321 triệu quả.

Phấn đấu đến năm 2020:

Tổng đàn heo 900 ngàn con, đàn bò 200 ngàn con, đàn dê 45 ngàn con và tổng gia cầm 8,5 triệu con; trong đó: đàn gà 6,5 triệu con, đàn vịt 2 triệu con.

- Tổng khối lượng thịt hơi các loại 200-210 ngàn tấn. - Tổng sản lượng trứng 700 triệu quả.

Định hướng phát triển chăn nuôi trên đảm bảo khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi của tỉnh, đồng thời có thể thỏa mãn nhu cầu thực phẩm của địa phương và dành khoảng 50% làm sản phẩm hàng hóa.

4.3.3 Lâm nghiệp

Tuy không có diện tích rừng tự nhiên hay rừng trồng tập trung song các hoạt động lâm nghiệp ở Vĩnh Long có vai trò rất quan trọng. Với việc trồng và chăm sóc trên dưới 90 ha cây phân tán, ngành lâm nghiệp Vĩnh Long đã đáp ứng nhu cầu về tỷ lệ cây xanh cho tỉnh và phần nào về vật liệu xây dựng (là dừa nước). Dự kiến giá sản xuất lâm nghiệp sẽ tăng từ 34,3 tỷ đồng năm 2008 lên 41-42 tỷ đồng vào năm 2010 và 50 tỷđồng vào năm 2020.

4.3.4 Thủy sản

Tận dụng thế mạnh vềđiều kiện tự nhiên và kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển mạnh hơn nữa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chăn nuôi, có sản phẩm đáp ứng nhu cầu các khu dân cư và tham gia tích cực vào thị trường xuất khẩu.

45

Bảng 23. Định hướng phát triển thủy sản đến năm 2020

Tăng trưởng bình quân Các chỉ tiêu tổng hợp Đơvịn 2008 2010 2015 2020 2008- 2010 2011-2015 2016-2020 GTSX thủy san (giá so sánh 94) Tỷ đồng 600,8 647,9 908,7 1.385,8 3,8 7,0 8,8 Các sản phẩm chủ yếu Sản lượng thủy sản Ngàn tấn 108,4 117,4 163,9 250,0 3,8 7,0 8,8 Trong đó: Tôm 0,602 0,595 0,778 1,0 -0,6 5,5 5,1 Nuôi trồng Ngàn tấn 100,5 105,2 147,5 225,0 3,0 7,0 8,8 Trong đó: Tôm 0,027 0,033 0,053 0,040 7,7 10,0 12,0

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020)

Sản lượng nuôi trồng và khai thác sẽ tăng từ 108,4 ngàn tấn năm 2008 lên 117,4 ngàn tấn năm 2010, 164,7 ngàn tấn năm 2015 và 250 ngàn tấn năm 2020. Tăng giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) từ 600,8 tỷ đồng hiện nay (2008) lên 647-647 tỷ đồng năm 2010, 908-910 tỷ đồng năm 2015 và 1.385-1.390 tỷ đồng năm 2020. Đưa tỷ trọng GTSX thủy sản trong nông – lâm – ngư lên 23-24% vào năm 2020 (tính bằng giá hiện hành).

4.4 Hiện trạng phát triển công nghiệp và xây dựng đến năm 2020

Nhằm đảm bảo những định hướng và quan điểm phát triển trên, đồng thời thỏa mãn yêu cầu của phương án chọn, dự kiến các nhóm ngành công nghiệp chủ đạo sẽ phát triển như sau:

Bảng 24. Những chỉ tiêu phát triển cơ bản của công nghiệp Vĩnh Long đến năm 2020 Tăng trưởng bình quân năm (%) Các chỉ tiêu tổng hợp Đơn vị tính 2008 2010 2015 2020 2009- 2010 2011-2015 2016-2020 GT tăng thêm (giá 1994) Tỷ đồng 1.520,4 2.024,9 5.252,7 12.982,5 18,6 21,0 20 GTSX giá so sánh 94 “ 5.628,9 7.839,4 23.923,8 44.897,1 18,0 25,0 13,4 Trong đó: CN khai thác 16,3 21,5 41,4 76,3 15,0 14,0 13,0 CN chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống 1.899,8 2.751,6 6.846,8 16.685,2 20,3 20,0 19,5 CN hóa chất 514,4 716,4 2.461,7 5.939,1 18,0 28,0 19,3 CN dệt, may mặc đồ da và và hàng tiêu dùng 838,9 1.353,0 4.470,2 12.585,0 27,0 27,0 23,0

46 khác CN cơ khí, điện tử, công nghệ cao khác 131,6 282,5 5.245,0 8.012,1 46,5 79,4 8,8 Gỗ, VLXD và hàng CN khác 957,6 1.160,2 2.044,6 4.023,8 10,1 12,0 14,5 Điện nước và khí đốt 16,9 21,6 40,1 84,1 13,1 13,2 16,0 Xây dựng 1.253,5 1.532,6 2.774,0 5.634,4 10,6 12,6 15,2 GTSX giá hiện hành “ 10.722,7 15.093 46.687,7 143.776 Tỷ trọng trong nền kinh tế % 15,2 18 25 31 Nhu cầu đầu tư 2009- 2010, 2011-2015, 2016- 2020 (giá hiện hành) Tỷ đồng 3.074 18.243 59.074 Lao động 1.000 người 70,41 74,13 96,71 154,54 2,6 5,5 9,8 Số cơ sở SX công nghiệp TTCN 11.672 12.288 12.089 17.171 2,6 -0,3 7,3

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020)

4.5 Giao thông

Quốc lộ: Có 5 tuyến Quốc lộ chạy qua địa phận tỉnh Vĩnh Long, gồm Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 57 và Quốc lộ 80 với tổng chiều dài 142,2km. Quốc lộ 1A tuyến đường bộ huyết mạch xuyên suốt chiều dài đất nước và của ĐBSCL có 35km chiều dài chạy qua Vĩnh Long, từ ranh giới tỉnh Tiền Giang đến phà Cần Thơ. Thời gian qua, đoạn đường này đã được nâng cấp thành đường cấp 1 đồng bằng. Từ khi cầu Mỹ Thuận đi vào hoạt động, nhờ tuyến đường này kinh tế Vĩnh Long có điều kiện lưu thông thuận lợi với khu vực Bắc sông Tiền và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Các Quốc lộ khác cũng đang được đầu tư nâng cấp, gồm Quốc lộ 53 dài 43km, Quốc lộ 54 dài 49km, Quốc lộ 57 dài 3,7km và Quốc lộ 80 dài 3,7km và 4km kéo dài của Quốc lộ 53. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỉnh lộ: Có 9 tuyến đường tỉnh với tổng cộng chiều dài 252km, nối liền các địa bàn trong tỉnh với nhau:

- ĐT 901: Trà Ôn - Vũng Liêm.

- ĐT 902: Thành phố Vĩnh Long - Long Hồ - Mang Thít - Vũng Liêm. - ĐT 903: Long Hồ - Mang Thít.

- ĐT 904: Long Hồ - Tam Bình. - ĐT 905: Tam Bình.

- ĐT 906: Vũng Liêm - Trà Ôn.

- ĐT 907: Vũng Liêm - Trà Ôn - Mang Thít.

- ĐT 908: Long Hồ - Tam Bình - Bình Minh - Bình Tân. - ĐT 909: Mang Thít - Long Hồ - Tam Bình - Bình Minh.

47

Đến nay tuyến đường tỉnh đã hoàn thành việc nâng cấp và trải nhựa, đạt tiêu chuẩn cấp IV, cấp V đồng bằng. Trên các tuyến đường tỉnh hiện có 51 cầu, với tổng chiều dài 2.631m.

Đường huyện: Tổng chiều dài các tuyến đường huyện là 329km, với 150 chiếc cầu có tổng chiều dài là 5.480m. Nhìn chung các tuyến đường huyện đã được đầu tư nâng cấp nhưng chưa đảm bảo về kỹ thuật, bề mặt đường còn hẹp cần được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Đường xã: Phong trào xây dựng thủy lợi kết hợp với giao thông nông thôn theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã phát triển mạnh mẽ và được mọi người dân ủng hộ. Đến nay đã có 1.420km đường xã, mặt đường trải đá, đan, nhựa chủ yếu; 83,4% sốấp đã có thể thông xe 2 bánh cả hai mùa mưa nắng; 91,5% số xã không phải cù lao có đường ô tô đến trung tâm. Theo thống kê, đến nay còn 9/94 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm.

Với sự đầu tư của Nhà nước qua việc xây dựng mới các tuyến đường chính, nâng cấp mở rộng các tuyến đường đang sử dụng, phát triển giao thông nông thôn nối liền các xã trong huyện, các trục giao thông chính nối liền các huyện đã hình thành các cụm dân cư tập trung, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch cấp nước sạch nông thôn. Bên cạnh đó thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng hết sức được quan tâm.

Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất giữa nông – lâm – thủy sản từ 79%-0,7%- 17,1% năm 2008 sang 66,8%-3,5%-16,6% năm 2010, 67,4%-3,1%-18,7% năm 2015 và 65%-2,3%-23,9% vào năm 2020 (phần tỷ trọng còn lại là khu vực dịch vụ).

Tổng diện tích đất nông nghiệp giảm dần đến năm 2020. Chăn nuôi tăng dần đến năm 2020.

Sản lượng nuôi trồng và khai thác sẽ tăng từ 108,4 ngàn tấn năm 2008 lên 117,4 ngàn tấn năm 2010, 164,7 ngàn tấn năm 2015 và 250 ngàn tấn năm 2020.

Công nghiệp tăng dần từ 18,6 % (2009-2010), 21% (2011-2015), 20% (2016- 2020).

Như vậy với sự giảm dần giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng dần giá trị sản xuất chăn nuôi và công nghiệp đến năm 2015 và 2020 đây là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn.

48

Chương V. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN

5.1 Quy hoạch cấp nước sạch nông thôn và Quy hoạch ngành khác liên quan đã lập lập

5.1.1 Các quy hoạch có liên quan đã lập

- Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2010. - Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2020 đang hoàn thiện.

- Quy hoạch Giao thông tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 đang hoàn thiện.

5.1.2 Quy hoạch cấp nước sạch nông thôn

a. Mục tiêu đến năm 2005 và năm 2010 quy hoạch đã lập * Mục tiêu đến năm 2005:

- Tổng số hộđược cấp nước sạch hợp vệ sinh là 80%.

* Mục tiêu đến năm 2010:

- Tổng số hộđược cấp nước sạch hợp vệ sinh là 100%.

b. Nguồn lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng vốn đầu tư, trong đó: 327.153.897.760đồng.

- Vốn Ngân sách Nhà nước cho chương trình là: 231.682.306.565đồng. - Vốn Quốc tế là: 77.003.591.195đồng.

- Vốn Tư nhân là: 18.071.000.000đồng. - Vốn của dân là: 2.050.000.000 đồng.

c. Kết quả thực hiện quy hoạch đã được lập

- Về mục tiêu: Mục tiêu đạt được về cấp nước sạch nông thôn là 50,9% tính đến tháng 9 năm 2010. So với quy hoạch đã lập mục tiêu đến năm 2010 đạt 100% dân số nông thôn được cấp nước sạch thì chưa đạt được.

- Về nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách trung ương cho chương trình, ngân sách địa phương, vốn WB, vốn Unicef, vốn Úc và vốn của dân.

- Về kết quả thực hiện:

+ Số lượng công trình cấp nước được xây dựng và cải tạo tăng lên đáng kể từ 15 hệ thống cấp nước tập trung và 13 hệ thống cấp nước nối mạng, đến nay tăng lên 128 hệ thống cấp nước tập trung (tính đến tháng 9/2010); Chất lượng các công trình đều đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn nước dùng cho ăn uống của Bộ y tế.

+ Nâng số lượng người dân nông thôn của tỉnh Vĩnh Long được sử dụng nước sạch là 50,9% (tức 434.367 người được sử dụng nước sạch).

49

+ Kết quả này đã góp phần tăng thêm cơ sở hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn trong giai đoạn ban đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn.

+ Cải thiện điều kiện sinh hoạt cho một phận dân cư, giúp họ thêm cơ hội thoát nghèo, đồng thời cũng góp phần chống tái nghèo ở các vùng khó khăn thông qua việc tiết kiệm thời gian lấy nước, cải thiện điều kiện vệ sinh để nâng cao sức khỏe.

+ Nâng cao được một bước nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân sống ở nông thôn về việc sử dụng nước sạch. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

+ Đã có các mô hình huy động vốn đầu tư hiệu quả, bao gồm: các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, lồng ghép với các chương trình khác, các thành phần kinh tế, sự hỗ trợ của quốc tế, vốn tín dụng và sựđóng góp của nhân dân.

+ Đã xác định được những giải pháp về công nghệ trong cấp nước và vệ sinh phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm dân cư, tập quán và truyền thống sử dụng nước sinh hoạt của địa phương. Các giải pháp này đang được phổ biến

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 51)