Dân số tỉnh Vĩnh Long năm 2009 phân theo các huyện thị

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 46 - 52)

Phân theo khu

vực (người) Phân theo giới tính (người) Huyện thị Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người /km2) Thành

thị Nông thôn Nam Nữ Toàn tỉnh 1.479,13 1.029.754 696 158.753 871.001 507.570 522.184 TP.Vĩnh Long 48,01 137.775 2.870 104.703 33.072 66.495 71.280 H. Long Hồ 193,17 158.089 818 7.360 150.729 77.460 80.629 H. Mang Thít 159,85 100.010 626 3.487 96.523 49.634 50.376 H. Vũng Liêm 294,43 161.160 547 6.560 154.600 79.354 81.806 H. Tam Bình 279,99 153.577 549 4.989 148.588 76.143 77.434 H. Bình Minh 91,63 88.526 966 21.916 66.610 43.835 44.691 H. Trà Ôn 259,04 136.105 525 9.738 126.367 67.258 68.847 H. Bình Tân 153,01 94.512 618 - 94.512 47.391 47.121

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2009)

Từ bảng số liệu trên cho thấy sự phân bố dân số giữa các huyện và thành phố

không đồng đều, thành phố Vĩnh Long có mật độ dân cư năm 2009 cao nhất tỉnh là 2.870 người/km2, thấp nhất là huyện Trà Ôn với mật độ dân số là 525 người/km2. Giữa các huyện cũng có sự chênh lệch mật độ dân số khá lớn, như huyện Bình Minh có mật độ dân số 966 người/km2 gấp 1,84 lần mật độ dân số huyện Trà Ôn.

Cũng như nhiều tỉnh ĐBSCL, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài người Kinh, các dân tộc khác chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh, trong đó người Khơmer chiếm 2,1%, người Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,6%. Nếu như

người Kinh phân bốđều ở các nơi thì người Khơmer tập trung ở một số xã vùng xa thuộc các huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, người Hoa tập trung ở thành phố

và thị trấn.

Dân số nông thôn chiếm khoảng 85% dân số toàn tỉnh. Tỷ trọng này giảm mạnh trong những năm 1990, từ 88,1% năm 1990 xuống 85,2% năm 2000, từ năm 2000 đến năm 2009 giảm không đáng kể, giữ mức trên dưới 84,6%. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là thu nhập từ sản xuất nông nghiệp đã trở nên khá hơn, có nhiều việc làm phi nông nghiệp được tạo ra ở nông thôn hơn và việc đi lại giữa nơi ở

và nơi làm việc thuận tiện, nhiều lao động đã có thể ly nông mà không ly hương.

Có thể nói với mật độ dân số của tỉnh Vĩnh Long thuộc loại trung bình so với các tỉnh trong cả nước và phân bố không đồng đều giữa các khu vực, đây chính là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực cấp nước nói riêng, vì vậy trong quá trình phát triển và quy hoạch cấp nước nông thôn sau này cần phải quan tâm đến việc phát triển dân số và bố trí loại hình cho phù hợp với đặc thù của từng vùng.

38

Đặc điểm phân bố dân cư:

Với tổng số 84,6% dân số tỉnh Vĩnh Long tập trung ở khu vực nông thôn, chủ

yếu sinh sống bằng nông nghiệp, một số làm dịch vụ có liên quan đến nông nghiệp. Người dân nông thôn sinh sống chủ yếu dọc theo các tuyến sông, rạch, kênh dẫn nước, các trục lộ giao thông, tại các thị trấn và trung tâm các xã. Đặc biệt một số ít sống rãi rác trong đồng nên khó tiếp cận được nguồn nước sạch.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 thì hệ thống đô thị tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015 được hình thành như sau:

- Thành phố Vĩnh Long là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng toàn tỉnh; Quy mô dân số 150.000 người, diện tích 1.200 ha.

- Thị xã Bình Minh là trung tâm kinh kế - văn hóa, xã hội của vùng Tỉnh phía Nam; Quy mô dân số 80.000 người, diện tích 600-800 ha.

- Các Thị trấn: Long Hồ, Cái Nhum, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm và Tân Quới là trung tâm hành chánh, chính trị, kinh tế văn hóa và an ninh quốc phòng vùng huyện; Quy mô dân số mỗi huyện từ 10-20 ngàn người và quy mô đất từ 100- 200 ha đất nội thị.

- Các Thị trấn mới: Ba Càng, Tân An Luông, Quới An, Hựu Thành, khu vực dọc QL 1A (Tân Hạnh),… là các trung tâm của cụm dân cư và là các trung tâm chuyên ngành, dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm hỗ trợ các thị trấn huyện lỵ. Quy mô dân số mỗi huyện từ 7-12 ngàn người và quy mô đất từ 70-120 ha

đất nội thị.

Khu vực thành phố Vĩnh Long và hành lang quốc lộ 1A từ Vĩnh Long đến huyện Long Hồ và trục hành lang QL53, cũng như khu vực thị xã Bình Minh hành lang QL 1A từ thị xã Bình Minh đến huyện Tam Bình và hành lang QL 54 là 2 địa bàn có mức đô thị hóa cao, hình thành các hành lang kinh tế phát triển của tỉnh.

Ngoài ra, trên địa bàn Vĩnh Long cũng hình thành các hàng lang và các cụm

đô thị tương đối độc lập sau:

- Trục đô thị hóa TL 31 (Vĩnh Long – Quới An – Vũng Liêm).

- Trục đô thị hóa QL 53 (Vĩnh Long – Long Hồ - Tân An Luông – Vũng Liêm).

- Trục đô thị hóa QL 54 (Cái Vồn – Trà Ôn – Hựu Thành – Tân Quới (Bình Tân)).

- Cụm Vĩnh Long, Long Hồ, Ba Càng, Cái Vồn,… - Cụm Cái Nhum, Quới An, Vũng Liêm, Tân An Luông. - Cụm Trà Ôn, Tam Bình, Cái Ngang, Hựu Thành.

Định hướng về bố trí các điểm dân cư nông thôn đến năm 2020:

Dự kiến quy hoạch nâng cấp khoảng 10 trung tâm xã, cụm kinh tế kỹ thuật lên thị tứ. Các thị từ này là trung tâm của cụm dân cư nông thôn, trung tâm các chuyên ngành có quy mô dân số mỗi thị tứ khoảng 5000-6000 người, diện tích khoảng 60 ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

39

- Tuyến cụm dân cư khu vực chuyên lúa: Tuyến cụm dân cư này có thể bố trí theo kênh, rạch hoặc đường giao thông, với 1-2 lớp nhà; Cụm là khu dân cư tập trung bố trí thành nhiều lớp nhà có quy mô từ 100-300 hộ.

- Các tuyến cụm dân cư khu vực ven sông Cổ Chiên và ven sông Hậu: Đây là những vùng nằm cận kề các đô thị, dân cư tập trung, ngành nghề phát triển, nông thôn vùng này sẽ là khu vực được đô thị hóa nhanh hơn, trên cơ sở cải tạo và nâng cấp những khu dân cư hiện có.

Với đặc điểm phân bố dân cư như trên ta thấy đây là điều kiện cực kỳ tốt cho việc Quy hoạch cấp nước sạch nông thôn, cũng như việc sử dụng các công trình cấp nước tập trung được dễ dàng hơn hay hạn chế được việc sử dụng các loại hình cấp nước phân tán bằng lu, bể chứa nước mưa chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

40

3.2.2 Lao động

Tổng nguồn lao động của toàn tỉnh Vĩnh Long năm 2008 là 744.237 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 733.151 người nhưng có khả năng tham gia trực tiếp lao động 716.112 (chiếm 96,22%), số người ngoài độ tuổi lao động (trên

độ tuổi lao động) thực tế có thể tham gia là 28.125 người (chiếm 3,78%). Phân phối nguồn lao động năm 2008:

- Lao động đang làm việc trong ngành kinh tế là 610.362 người.

- Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học là 69.914 người, trong đó: Học phổ thông 46.507 người, học chuyên môn nghiệp vụ, nghề 23.407 người.

- Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ là 44.663 người. - Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có nhu cầu làm việc là 8.426 người.

- Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm là 10.872 người.

Tóm lại, tổng số người trong độ tuổi lao động của toàn tỉnh Vĩnh Long khá cao 744.237 người (chiếm 69,63% tổng số dân toàn tỉnh Vĩnh Long). Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.

3.2.3 Đặc điểm văn hóa – xã hội a. Giáo dục và đào tạo a. Giáo dục và đào tạo

Năm học 2008 – 2009, toàn tỉnh có 88 trường mẫu giáo, 243 trường tiểu học, 93 trường trung học cơ sở và 29 trường trung học phổ thông. Bình quân toàn tỉnh 4.398 dân có 1 điểm trường tiểu học, 12.146 dân có 1 trường mẫu giáo, 151.149 dân có 1 nhà trẻ, trung học cơ sở phổ biến đến tất cả các xã, mỗi huyện có 2-3 trường cấp III hoặc cấp II-III. Tuy nhiên, vẫn còn 5/107 xã chưa có trường trung học cơ sở hay phổ thông trung học.

Mạng lưới đào tạo được mở rộng, đến nay tỉnh đã có 1 trường đại học, 5 trường cao đẳng, nâng 4 trường trung học chuyên nghiệp, trong đó 2 trường trung cấp dạy nghề và công nhân kỹ thuật là trường trung cấp nghề Vĩnh Long và trung cấp

41

nghề số 9. Mạng lưới đào tạo mở rộng đã thu hút số lượng lớn học sinh trong và ngoài tỉnh đến học và đào tạo.

Số sinh viên các trường đại học, cao đẳng có xu thế tăng năm học 2006 – 2007 có 11.420 sinh viên tăng lên 12.563 sinh viên năm học 2007 – 2008 và năm học 2008 – 2009 có 14.132 sinh viên đại học và cao đẳng tăng 1.569 sinh viên so với năm học 2007 – 2008 và số lượng tốt nghiệp ra trường là 2.309 sinh viên.

b. Y tế

Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, đã hoàn thành mục tiêu kiên cố hóa trạm y tế xã, xây dựng mới Bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm y tế Mang Thít, Long Hồ. Trang thiết bị trong các cơ sở y tế từng bước được đổi mới. Đội ngũ y bác sĩ được tăng cường, trình độ từng bước được nâng cao.

- Năm 2008 có 4,2 bác sỹ/vạn dân, năm 2009 có 4,26 bác sỹ/vạn dân đến năm 2010 có 4,91 bác sỹ/vạn dân.

- Năm 2008 có 96,26 trạm y tế xã, phường có bác sỹ, năm 2009 có 83,31%

đến năm 2010 có 100% trạm y tế xã, phường có bác sỹ phục vụ.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng năm 2008 là 21,6%, năm 2009 là 20,7%, đến năm 2010 giảm xuống còn 18,8%.

- Năm 2008 đã có 87/107 trạm y tế xã, phường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã, đạt tỷ lệ 81,3%, năm 2009 có 96/107 trạm y tế xã, phường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã, đạt tỷ lệ 89,72%.

Thực hiện có hiệu quả các chương trình y tế quốc gia, công tác y tế dự phòng

được chú ý nên không có dịch bệnh lớn xảy ra. Trong khám và điều trị đã từng bước thực hiện việc ký kết hợp đồng, tây y.

Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ sinh giảm dần qua từng năm, từ 1,7% năm 2000 xuống còn 1,55% năm 2008, tỷ lệ sinh con thứ

3 ngày càng giảm. Thực hiện chương trình hành động vì trẻ em đạt nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh giảm, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng năm đạt trên 95%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm bình quân 1% mỗi năm từ

31,7% năm 2000 xuống còn 21,6% năm 2008. Chăm sóc trẻ có hoàn cảnh đặc biệt

được duy trì với hiệu quả ngày càng cao.

d. Văn hóa, thông tin, thể thao

Toàn tỉnh hiện có 1 trung tâm văn hóa tỉnh, 7 trung tâm văn hóa huyện, 8 đơn vị nghệ thuật, 1 đơn vị chiếu phim và 8 thư viện. Hiện nay đã hoàn thành xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm như Nhà tưởng niệm cố Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng, khu căn cứ cách mạng Cái Ngang, Bảo tàng tỉnh, tượng đài Chiến thắng Mậu Thân, Nam Kỳ Khởi Nghĩa và một số công trình văn hóa khác.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục được giữ

vững với chất lượng ngày một cao. Xét theo tiêu chí mới, toàn tỉnh hiện có 8/107 xã văn hóa đạt 7,5%, 174.000/227.117 gia đình văn hóa đạt 76,6% và 110/846 khóm - ấp văn hóa đạt 13%. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng toàn tỉnh hiện có 650/748 cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa đạt 86,9%; 17.800/19.250 cá nhân đạt danh hiệu văn hóa theo tiêu chí mới đạt 92,5%.

42

PHẦN II

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIN

Chương IV. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ4.1 Nền kinh tế chung 4.1 Nền kinh tế chung

4.1.1 Cơ cấu kinh tế

Nếu như 10 năm 1991-2000 là thời kỳ tập trung khai thác những lợi thế của khu vực nông nghiệp, đồng thời chống đỡ với khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực 1997-1998 thì giai đoạn 2001-2008, đúng hơn là từ năm 2002 trở lại đây kinh tế Vĩnh Long mới tăng trưởng nhanh và hài hòa hơn. Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2008 đạt 6.476,8 tỷđồng giá so sánh năm 1994 gấp 2,1 lần so với quy mô kinh tế năm 2000. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2008 đạt 9,9%/năm; Ba năm gần đây 2006-2008 tăng bình quân hàng năm cao hơn gấp 12,2%/năm, năm 2008 so với năm 2007 là 12,9%. Năm 2009 do nhiều nguyên nhân chủ quan, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhịp độ tăng trưởng ước đạt 9% so với năm 2008. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.091,5 USD, gấp 2,5 lần năm 2005.

4.1.2 Chuyển dịch kinh tế

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đẩy mạnh tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng (tăng 3,7%) và dịch vụ (tăng 3,43%) trong GDP, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản so với năm 2005 trong khi vẫn duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ở cả 3 khu vực. Câu cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010 là 48,45-17,77-33,78 (%).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên đã kích thích chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp (giảm 6,65% về tỉ trọng) sang các khu vực công nghiệp, dịch vụ và có tác động tích cực trở lại đối với tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu lao động theo 3 khu vực Nông lâm thủy sản – Công nghiệp xây dựng – Dịch vụđến năm 2010 đạt 61,02 – 12,38 – 26,6 (%) (Năm 2005 tương ứng là 67,67 – 10,63 – 21,7).

4.2 Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp – lâm – ngư nghiệp

Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông – lậm – ngư nghiệp năm 2008 (giá cố định 1994) đạt khoảng 5.506,4 tỷ đồng, tăng bình quân khoảng 5,4%/năm trong 8 năm 2001-2008, riêng 3 năm 2006-2008 tăng trưởng 5,01%/năm. Trong đó, ngành thủy sản tăng 25%/năm, 3 năm 2006-2008 tăng 40,1%/năm. Tổng giá trị tăng thêm của các ngành nông nghiệp và thủy sản năm 2008 đạt khoảng 2.627,3 tỷ đồng giá so sánh 1994, tăng bình quân 6,1%/năm trong giai đoạn 8 năm 2001-2008. Ngược lại với thủy sản và dịch vụ, nông nghiệp tăng cao ở những năm đầu nhưng giảm mạnh ở những năm cuối. Do vậy, nếu xét cả thời kỳ tỷ lệđóng góp cho tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành nông – lâm – ngư nghiệp thì thủy sản và dịch vụ tăng dần trong những năm gần đây, khu vực nông nghiệp vẫn cao nhưng đã giảm mạnh, đặc biệt là chăn nuôi.

4.3 Định hướng phát triển Nông – lâm – ngư nghiệp đến năm 2020

Nhằm đảm bảo những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong phương án chọn, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cần phấn đấu đạt mức tăng trưởng về GTSX

43

bình quân trong thời kỳ 2009-2010 khoảng 5,3%/năm (năm 2009: 5% năm 2010: 5,7%), năm năm 2011-2015 khoảng 5-5,3%/năm và năm năm 2016-2020 tăng trưởng bình quân khoảng 4-4,5%/năm, cụ thể:

Bảng 21. Mục tiêu tăng trưởng Nông – lâm – ngư nghiệp (%)

2009-2010 2011-2015 2016-2020

Nông lâm ngư 5,3 5-5,3 4-4,5

Trồng trọt 3,3-3,5 2,3-2,4 2,2-2,3

Chăn nuôi 9-10 13-14 5,4-5,5

Dịch vụ 7,8-8 5,7-6 5,6-5,7

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020)

Tỷ trọng chăn nuôi trong GTSX nông – lâm – ngư nghiệp sẽ tăng từ 18,7% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 46 - 52)