Chương VIII CƠ CHẾ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ, CHÍNH SÁCH
8.3 CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG
Giải pháp này đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động để thực hiện mục tiêu. Quá trình thực hiện cần xây dựng được một Chương trình, kế hoạch cụ
thể, sát thực, gắn tuyên truyền vận động, đào tạo với xây dựng các mô hình cụ thể
và cấp nước sạch nông thôn.
Việc tuyên truyền được thực hiện dưới nhiều hình thức với nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp thu đến người dân nông thôn ở mọi lứa tuổi. Lôi kéo sự tham gia của các ngành, các cấp trong lĩnh vực này như: Thông tin – văn hóa, y tế, giáo dục phụ nữ, thanh niên,… trong đó chú trọng đến giáo dục học đường.
Một thực trạng là người dân nông thôn còn chưa chú trọng và ưu tiên cho cấp nước sạch nông thôn so với các nhu cầu khác, trong khi đó nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sức lao động, thời gian và tiền của. Do vậy phải làm cho người dân hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa nước sạch nông thôn với sức khỏe con người để qua đó người dân thấy được rằng đầu tư xây dựng và sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường sống trong lành là có hiệu quả thiết thực cả về sức khỏe lẫn kinh tế trực tiếp đến mỗi cá nhân trong gia đình và trong cộng đồng.
Các hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông đã được chú trọng thực hiện từ Trung ương đến địa phương, bao gồm các thông tin về sức khỏe và vệ
sinh, các loại mô hình cấp nước, các hệ thống hỗ trợ tài chính và tổ chức cộng
đồng.
Hình thức truyền thông được tổ chức đa dạng, từ phương thức truyền thông trực tiếp tại cộng đồng đến truyền thông đại chúng và các chiến dịch Quốc gia.
Đối tượng truyền thông bao gồm tất cả như trẻ em, phụ nữ, nam giới, các nhà lãnh đạo cộng đồng và các dân tộc khác nhau, các độ tuổi khác nhau.
Hoạt động này có sự tham gia của các Sở chủ chốt như: Sở Y tế, sở Giáo dục và Đào tạo, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, sở Thông tin & Văn hóa và lồng ghép với các Chường trình khác.
8.4 Chính sách trong việc thực hiện Quy hoạch 8.4.1 Chính sách đào tạo