Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vận hành

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 109 - 110)

Để quản lý vận hành hiệu quả, bền vững công trình cấp nước tập trung nông thôn cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

- Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về nước sạch nói chung, về quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung nói riêng để mọi người từ nhà quản lý đến cộng đồng đều thống nhất về tầm quan trọng và đặt đúng vị trí của công tác quản lý vận hành ngay trong nhận thức. Trước khi xây dựng hệ

thống nước sạch phải thông tin đầy đủ cho cộng đồng về mô hình tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động, giá nước, quyền và trách nhiệm của đơn vị cấp nước và người sử dụng nước,... tạo sự đồng thuận cao và sẵn sàng chi trả tiền nước theo giá đã

được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Lựa chọn mô hình phù hợp: Với các hệ thống xây dựng mới, trước khi xây dựng phải cân nhắc lựa chọn mô hình tổ chức quản lý, vận hành phù hợp. Một số nơi gần đây đã sử dụng mô hình Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty tư nhân với phương thức đối tác công tư cả trong đầu tư xây dựng và sau đó quản lý vận hành mang lại hiệu quả bước đầu đáng khích lệ. Với các hệ thống đang hoạt động nhưng không hiệu quả, không bền vững, cần rà soát lại mô hình, chuyển đổi sang mô hình phù hợp cùng với việc điều chỉnh lại cơ chế

hoạt động, tổ chức bộ máy theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng. Mô hình tổ

chức, cơ chế quản lý vận hành phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, lực lượng phải

được đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ đủ năng lực quản lý vận hành theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành.

- Thống nhất xây dựng và quản lý vận hành vào một chủ thể: Sau khi có dự

án công trình cấp nước tập trung được phê duyệt phải xác định đơn vị quản lý vận hành và giao cho đơn vị đó làm chủ đầu tư xây dựng công trình. Tránh tình trạng chủđầu tư và chủ quản lý vận hành là hai đơn vịđộc lập với nhau. Với phương án này, chất lượng xây dựng sẽ tốt hơn do được xác định là chủ quản lý từđầu nên quan tâm đảm bảo chất lượng xây dựng công trình để giảm thiểu chi phí vận hành và bảo dưỡng và kéo dài tuổi thọ công trình. Việc thống nhất chủ đầu tư, chủ sở

101

đầu tư, vận hành khai thác, thu hồi vốn đầu tư và phát triển lâu dài hệ thống nước sạch nông thôn không chỉ nâng cao chất lượng xây dựng mà công tác duy tu bảo trì được quan tâm đúng mức, hư hỏng được sửa chữa kịp thời vừa giảm chi phí vừa giảm tỷ lệ thất thoát.

- Chính sách giá nước phù hợp: Giá thành nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch, thuế và lợi nhuận bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước được Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận. Giá bán nước sạch được xác định phù hợp với đặc điểm nguồn nước, điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương, từng khu vực do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trong khung giá do Bộ Tài chính ban hành đảm bảo người dân nông thôn có thể

chi trả. Trường hợp giá bán nước sạch được quyết định thấp hơn giá thành nước sạch đã được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, Ủy ban nhân dân tỉnh phải sử

dụng ngân sách địa phương trợ giá, cấp bù phần chênh lệch cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ này. Cũng cần xem xét việc thu tối thiểu 3 - 4 m3/tháng đối với những hộ sử dụng ít hơn để bù đắp các chi phí bảo dưỡng, quản lý, ghi thu,... và cũng là khuyến khích người sử dụng dùng nước hợp vệ sinh tối thiểu cho ăn uống. Với nguyên tắc giá thành dịch vụđược tính đúng tính đủ các chi phí hợp lý, thuế

và lợi nhuận định mức, trong đó bao gồm cả khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn là điều kiện để doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng. Khi nguồn vốn của

đơn vị quản lý vận hành được giữ vững cũng có nghĩa nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ

cho chương trình mục tiêu quốc gia được bảo toàn.

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)