Các kịch bản về nước biển dâng

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 74)

Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản

phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2), và kịch bản phát thải cao nhất (A1F1). Kết quả tính toán cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 cm đến 33 cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65 cm đến 100 cm so với thời kỳ 1980-1999. Bảng 32. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 Các mốc thời gian của Thế kỷ 21 Kịch bản 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65 Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75 Cao (A1F1) 12 17 24 33 44 57 71 86 100

Theo tính toán của Bộ tài nguyên và Môi trường thì vào cuối thế kỷ 21 đồng bằng sông Cửu Long sẽ có diện tích bị ngập khoảng 5.133 km2 (tương đương với 12,8% diện tích); 7.580 km2 (tương đương với 19,0% diện tích) và

15.116 km2 (tương đương với 37,8% diện tích), tương ứng với các kịch bản phát

thải thấp B1 (nước biển dâng 65 cm); kịch bản phát thải trung bình B2 (nước biển dâng 75 cm) và kịch bản phát thải cao A1F1 (nước biển dâng 100cm).

Theo ước tính của IPCC, nếu mực nước biển dâng cao 100 cm, thì Đồng

bằng sông Hồng sẽ bị ngập 5.473,48 km2 (trong đó có 1.819,17 km2 bị ngập hoàn

toàn và 3.654,31 km2 bị ngập một phần), còn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập 38.150 km2.

Do còn có nhiều điểm chưa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản

kinh tế xã hội và kèm theo đó là lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai nên

việc xác định chính xác các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng để áp

dụng là rất khó khăn. Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị nên sử dụng kịch bản phát thải trung bình B2.

Theo dự tính trong trường hợp mực nước biển tăng 1m Việt nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn thóc) và 10% thu nhập quốc nội GDP. Tại ĐBSCL sẽ có khoảng hơn 1,5 triệu ha nằm dưới mực nước biển (xem hình vẽ kèm theo).

66

Diện tích ngập ứng với kịch bản trung bình (NBD 75 cm)

67

Rõ ràng Biến đổi khí hậu - nước biển dâng (NBD) là một thực tế đã, đang

và sẽ xảy ra theo chiều hương bất lợi, có ảnh hưởng rất lớn đến ĐBSCL. Trên

thực tế cho thấy vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với các vấn

đề sau:

1. Thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn trong mùa khô.

2. Lũ lớn, ngập úng trong mùa mưa.

3. Chất lượng nước và môi trường sinh thái bị suy giảm.

4. Rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển bị suy kiệt.

5. Bồi lắng, xói lở bờ sông, bờ kênh tăng mạnh.

Các nghiên cứu đều dự báo BĐKH và nước biển dâng đối với ĐBSCL sẽ

rất có tác động làm cho các vấn đề trên càng trở nên trầm trọng hơn.

Để đối phó với các hiểm hoạ, giảm nhẹ và từng bước thích nghi với BĐKH và NBD cần phải có sự phối hợp cả giải pháp công trình và phi công trình. Giải pháp công trình là xây dựng hệ thống công trình thủy lợi để kiểm soát số lượng và chất lượng nguồn nước vào, ra trong vùng, giảm thiệt hại do nước gây ra. Giải pháp phi công trình hướng vào giáo dục tuyên truyền qua các hội thảo, qua hệ thống thông tin truyền thông, phát triển công nghệ dự báo nhằm giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu. Nó cũng bao gồm cả việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu sản xuất hợp lý để tránh thiệt hại và tăng hiệu quả, quản lý và duy trì chức năng của rừng phòng hộ. Sự kết hợp hài hoà cả giải pháp công trình và phi công trình sẽ làm giảm vốn và tăng hiệu quả đầu tư.

Việc tìm cách hạn chế ô nhiễm nguồn nước cho ĐBSCL là rất cấp thiết và đòi hỏi phải triển khai càng sớm càng tốt. Ngoài việc tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng, hướng dẫn và trợ cấp cho nhân dân thực hiện bảo vệ chất lượng môi trường, còn phải đưa ra các quy định chế tài để xử lý những đối tượng cố tình gây ô nhiễm, nhất là các cơ sở sản xuất cố tình không chịu xử lý nước thải trước khi đổ ra sông, rạch.

Để làm được những điều đó phải có quy hoạch một cách đồng bộ, hoàn chỉnh từ khâu bố trí, xây dựng các khu công nghiệp, hệ thống các công trình để sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, không gây ra những hậu quả với môi trường. Muốn thế phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác Đánh giá tác động môi trường các dự án, tuân thủ các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường và Luật Bảo vệ tài nguyên nước. Hướng dẫn nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, trong đó đặc biệt lưu ý đến tài nguyên đất và nước.

Ngoài các giải pháp đó trong thực tế cho thấy vai trò của công tác thủy lợi có ảnh hưởng rất to lớn đến chất lượng nước của vùng. Vì thế cần phải đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và phát huy hiệu quả các hệ thống và công trình thủy lợi đã có, làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch thủy lợi, thực hiện các dự án trong tương lai. Muốn thế cần phải hết sức chú trọng chất lượng của công tác quy hoạch

thủy lợi cho toàn vùng ĐBSCL và các tiểu vùng, đảm bảo tính đồng bộ, hỗ trợ

nhau trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nước, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL một cách bền vững.

68

Vĩnh Long với vị trí địa lý là tỉnh nằm ở vùng ĐBSCL nên được đánh giá là một trong những tỉnh chịu tác động hết sức nhậy cảm với những biến đổi khí hậu và nước biển dâng:

- Mực nước biển dâng đe dọa trực tiếp đến sự xâm nhập ngày càng sâu của nước mặn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngọt, cũng như ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn tỉnh Vĩnh Long.

- Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi hệ sinh thái, phá vỡ cơ sở hạ tầng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người.

Đối phó với những diễn biến của biến đổi khí hậu để bảo vệ thành quả phát triển kinh tế xã hội và môi trường là nhiệm vụ hết sức cấp bách và quan trọng không những ở các cơ quan Trung ương mà còn cảở địa phương.

6.1.2 Phát triển thủy điện của các quốc gia thượng nguồn Mê kông

Trong lưu vực sông Mê kông, hiện tại và trong tương lai, các quốc gia nằm

thượng lưu như: Trung Quốc, Thái Lan, Lào,…có kế hoạch đẩy mạnh phát triển

thủy điện để thay thế cho các nguồn năng lượng đang ngày một cạn kiệt, điều này

sẽ làm cho lưu lượng của dòng Mê kông ở hạ lưu giảm đáng kể. Mặc dù bị các

nhà khoa học và dư luận thế giới phản đối mạnh mẽ việc ngăn dòng Mê kông để xây dựng nhà máy thủy điện song với cái lợi trước mắt của mỗi quốc gia, nhiều

công trình vẫn ngang nhiên được hình thành, đe doạ đến nguồn sống của người

dân vùng sông nước ĐBSCL nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng.

Việc gia tăng sử dụng nước của các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê

kông sẽ có tác động không nhỏ, gây nên những ảnh hưởng chưa thể lường hết về

môi sinh và kinh tế cho các quốc gia ở hạ nguồn, nhất là Campuchia và Việt Nam. Chưa bao giờ tài nguyên nước lại trở nên quý hiếm như những năm gần đây. Việc phải đối mặt thường xuyên với hạn hán, ngập lụt, ô nhiễm đòi hỏi chúng ta phải có

giải pháp tổng thể, toàn diện trong bảo vệ, quản lý để khai thác, sử dụng hợp lý,

tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nước vốn hữu hạn lại rất dễ bị tổn thương. Trong hoàn cảnh như vậy, công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực càng cần thiết phải đặt lên ở tầm cao hơn.

Hiện nay ở ĐBSCL việc khai thác và sử dụng nước ngầm đang rất lãng phí

và không thể kiểm soát được. Về nguyên tắc điều đó tất yếu dẫn đến sụt lún đất,

xâm nhập mặn… và nếu không có biện pháp quản lý kịp thời sẽ còn kéo theo một loạt các hệ lụy khác.

6.1.3 Phát triển công nghiệp và vấn đề ô nhiễm

Mặt khác, theo tài liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, vấn đề môi

trường ở ĐBSCL đang là vấn đề nhức nhối của toàn vùng. Số liệu khảo sát ban

đầu cho thấy, 111 khu, cụm công nghiệp, 119 cơ sở chế biến thủy hải sản và các đơn vị sản xuất, chế biến khác đã thải trên 600.000 tấn/năm chất thải rắn, khoảng

48 triệu m3/năm nước thải công nghiệp, cư dân sống ở các đô thị thải khoảng 102

triệu m3/năm nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý và nông dân hàng năm đã dùng

trên 2 triệu tấn phân bón hóa học, gần 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng

của chúng đổ ra sông Tiền, sông Hậu và các sông khác làm cho nguồn nước các

sông này ngày càng xấu đi, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người dân và gây

69

Vĩnh Long là tỉnh đang phát triển mạnh mẽ về công nghiệp nên vấn đề ô nhiễm môi trường nước do phát triển công nghiệp rất cần được quan tâm, để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho người dân trong tỉnh nói chung, người dân vùng nông thôn của tỉnh nói riêng.

6.2 Xu thế phát triển nguồn lực nội tại tác động đến cấp nước sạch nông thôn 6.2.1 Phát triển nguồn nhân lực 6.2.1 Phát triển nguồn nhân lực

Tỉnh Vĩnh Long hiện có số dân là 1.029.754 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 744.237 (chiếm 69,6%), lao động qua đào tạo đạt 35%. Theo Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 đến 2020, thì năm 2020 số dân của tỉnh là 1.205.800 người.

Đối với đội ngũ nhân lực cho việc quản lý và vận hành khai thác hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: Theo quy phạm chuyên ngành

cấp thoát nước của Bộ Xây dựng một hệ thống cấp nước sạch 1.000 m3/ngày cần

có 6 người và 2 người ở bộ phận gián tiếp ghi thu tiền nước. Tuy nhiên, số lượng

các cán bộ và công nhân viên kỹ thuật của Trung tâm, các trạm chưa đủ đáp ứng

nhu cầu vận hành hệ thống cấp nước hiện nay, đặc biệt là thiếu cán bộ kỹ thuật, kỹ sư chuyên ngành cấp thoát nước và môi trường. Vì thế, cần phải có một chiến lược cụ thể để bổ sung và đào tạo đội ngũ lao động cả về chất lượng và số lượng.

6.2.2 Phát triển kinh tế

Nhằm đảm bảo những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong

phương án chọn, khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp cần phấn đấu đạt mức tăng

trưởng về GTSX bình quân trong thời kỳ 2009-2010 khoảng 5,3%/năm (năm 2009: 5% năm 2010: 5,7%), năm năm 2011-2015 khoảng 5-5,3%/năm và năm năm 2016-2020 tăng trưởng bình quân khoảng 4-4,5%/năm.

6.3 Những cơ hội cần nắm bắt

Chính phủ đã phê duyệt và ban hành Chiến lược quốc gia về nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn đến 2020, xác định rõ những mục tiêu và định

hướng về CNS & VSMTNT đến năm 2020. Các mục tiêu của Chiến lược đã gắn

liền với các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm; Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; các mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn; Mục tiêu Thiên niên kỷ (giảm một nửa số dân nghèo đói trên toàn cầu; phổ cập giáo dục tiểu học; giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và nâng cao sức khỏe bà mẹ trẻ em; tăng cường bình đẳng giới; chống lại các căn bệnh hiểm nghèo và đưa vấn đề gìn giữ môi trường thành một phần trong các chính sách và hành động quốc gia) mà Chính phủ ta đã cam kết thực hiện và đang được cộng đồng quốc tế theo dõi, hợp tác và tài trợ.

Việc hội nhập Quốc tế toàn diện của nước ta là điều kiện để liên kết, hợp

tác đầu tư trong lĩnh vực nước sạch, nhất là nguồn vốn tài trợ, vốn vay ưu đãi dài hạn.

Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về những vấn đề môi trường

trong thời kỳ công nghiệp và Chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết này sẽ tạo nhiều cơ hội để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu CNS & VSMTNT trong thời kỳ mới.

70

Những thành quả của công cuộc xoá đói giảm nghèo (XĐGN), đặc biệt là XĐGN ở miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ tạo điều liện để tăng dần các nguồn nội lực của dân cư nông thôn cho cấp nước và cải thiện vệ sinh môi trường.

Những thành quả và bài học kinh nghiệm rút ra được từ việc thực hiện Chương trình quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (giai đoạn

1998-2005, giai đoạn 2006-2010) và Chiến lược quốc gia Nước sạch và vệ sinh

nông thôn trong những năm qua đã tạo nền tảng quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

Nguồn nước ngọt dồi dào, sông ngòi chằng chịt, nước ngọt quanh năm. Ngoài ra còn có nguồn nước ngầm và nước mưa.

6.4 Những thách thức cần vượt qua

Mặc dù đã có 50,9% dân số nông thôn của tỉnh được tiếp cận với nguồn

nước sạch, tuy nhiên chỉ có khoảng 28,9% được tiếp cận với nguồn nước sạch hợp vệ sinh (theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế) từ hệ thống cấp nước tập trung, trong khi Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến 2020 đảm bảo cho 100% dân cư nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch, với tiêu chuẩn dùng nước tối thiểu là 60 lít/người.ngày. Như vậy, kết quả đạt được về cấp nước sạch mới chỉ là sự khởi đầu và chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới.

Đến nay vẫn còn 49,1% dân số nông thôn chưa được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh nhưng phần lớn trong số này lại tập trung ở những khu vực,

những địa bàn khó khăn nhất về nguồn nước và kinh tế, đó là chưa kể đến điều

kiện địa hình và phong tục tập quán còn nhiều hạn chế. Do đó, nếu chỉ duy trì mức độ đầu tư thấp như hiện nay thì mục tiêu 100% dân cư nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2020 sẽ rất khó có thể đạt được.

Tính đặc thù của các công trình nước sạch nông thôn là: nhỏ lẻ, phân tán trong khi lại phải đảm bảo an toàn về chất lượng, số lượng nước nên việc quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình này rất phức tạp và mang tính xã hội cao.

Xuất đầu tư cao do người dân nông thôn sống phân tán, địa hình phức tạp

và kéo theo nó là quy mô hệ thống không kinh tế, tỷ lệ thất thoát lớn, chi phí quản

lý vận hành cao. Một đặc điểm hết sức quan trọng là người dân nông thôn có thu

nhập thấp, đời sống khó khăn, khả năng chi trả hạn chế. Những đặc điểm trên ảnh hưởng không chỉ quá trình xây dựng mà còn đến hoạt động quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn.

Khó khăn lớn nhất trong quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung là

cơ chế tài chính bất cập. Giá nước không được tính đúng tính đủ chi phí hợp lý,

phổ biến chỉ đảm bảo cho chi phí năng lượng, tiền lương và duy tu bảo dưỡng

thường xuyên. Ngay cả sửa chữa nhỏ cũng chưa được tính đủ trong khi còn phải

khấu hao, sửa chữa lớn và lợi nhuận tối thiểu. Với cách tính giá nước như vậy, tình trạng thu không đủ chi là phổ biến, lại không có nguồn hỗ trợ cụ thể nên việc

bảo dưỡng, sửa chữa không đúng tiêu chuẩn quy định, người lao động thu nhập

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)