0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

NHỮNG THÁCH THỨC CẦN VƯỢT QUA

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 79 -79 )

Mặc dù đã có 50,9% dân số nông thôn của tỉnh được tiếp cận với nguồn

nước sạch, tuy nhiên chỉ có khoảng 28,9% được tiếp cận với nguồn nước sạch hợp vệ sinh (theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế) từ hệ thống cấp nước tập trung, trong khi Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến 2020 đảm bảo cho 100% dân cư nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch, với tiêu chuẩn dùng nước tối thiểu là 60 lít/người.ngày. Như vậy, kết quả đạt được về cấp nước sạch mới chỉ là sự khởi đầu và chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới.

Đến nay vẫn còn 49,1% dân số nông thôn chưa được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh nhưng phần lớn trong số này lại tập trung ở những khu vực,

những địa bàn khó khăn nhất về nguồn nước và kinh tế, đó là chưa kể đến điều

kiện địa hình và phong tục tập quán còn nhiều hạn chế. Do đó, nếu chỉ duy trì mức độ đầu tư thấp như hiện nay thì mục tiêu 100% dân cư nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh vào năm 2020 sẽ rất khó có thể đạt được.

Tính đặc thù của các công trình nước sạch nông thôn là: nhỏ lẻ, phân tán trong khi lại phải đảm bảo an toàn về chất lượng, số lượng nước nên việc quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình này rất phức tạp và mang tính xã hội cao.

Xuất đầu tư cao do người dân nông thôn sống phân tán, địa hình phức tạp

và kéo theo nó là quy mô hệ thống không kinh tế, tỷ lệ thất thoát lớn, chi phí quản

lý vận hành cao. Một đặc điểm hết sức quan trọng là người dân nông thôn có thu

nhập thấp, đời sống khó khăn, khả năng chi trả hạn chế. Những đặc điểm trên ảnh hưởng không chỉ quá trình xây dựng mà còn đến hoạt động quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn.

Khó khăn lớn nhất trong quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung là

cơ chế tài chính bất cập. Giá nước không được tính đúng tính đủ chi phí hợp lý,

phổ biến chỉ đảm bảo cho chi phí năng lượng, tiền lương và duy tu bảo dưỡng

thường xuyên. Ngay cả sửa chữa nhỏ cũng chưa được tính đủ trong khi còn phải

khấu hao, sửa chữa lớn và lợi nhuận tối thiểu. Với cách tính giá nước như vậy, tình trạng thu không đủ chi là phổ biến, lại không có nguồn hỗ trợ cụ thể nên việc

bảo dưỡng, sửa chữa không đúng tiêu chuẩn quy định, người lao động thu nhập

thấp không phấn khởi, công trình xuống cấp nhanh, thất thoát lớn, chất lượng dịch vụ kém thậm chí nhiều công trình không hoạt động. Với cơ chế tài chính như vậy,

71

một vòng xoáy không cưỡng được sẽ xảy ra khi người sử dụng dịch vụ không hài lòng, việc thu tiền nước với giá thấp cũng rất khó khăn, dịch vụ ngày càng thu hẹp, chất lượng dịch vụ ngày càng xấu đi, hệ thống nhanh chóng bị hư hỏng, khi đó lại đòi hỏi phải đầu tư khôi phục với kinh phí không kém đầu tư ban đầu.

Xu hướng tất yếu trong những năm tới là phát triển mạnh các công trình cấp nước tập trung để thay thế dần các công trình cấp nước nhỏ lẻ không còn phù hợp. Tuy thế việc quản lý các công trình cấp nước tập trung như thế nào là vấn đề đến nay vẫn chưa có phương án trả lời thích hợp, vì khác với các công trình hạ

tầng khác, cấp nước vừa mang tính xã hội, tính nhân văn nhưng đồng thời cũng

phải đảm bảo nguyên tắc “nước là một loại hàng hoá kinh tế xã hội”.

Một thách thức nữa không thể không nói đến đó là tình hình biến đổi khí

hậu toàn cầu và hiện tượng xâm nhập mặn theo dự báo sẽ có diễn biến phức tạp trong những năm tới, do đó cần phải có những biện pháp dự phòng.

Thói quen và tập quán sử dụng nước; quản lý phân, rác thải, nước thải... của người dân còn chậm cải thiện, đặc biệt là thay đổi các hành vi vệ sinh chưa có sự đột biến.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng báo động do nước thải sinh hoạt của người dân, nước thải từ hoạt động nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu), nuôi trồng thủy hải sản đặc biệt là nuôi cá Tra, nước thải từ các khu công nghiệp (khu công nghiệp Hòa Phú, Bình Minh, Cổ Chiên và các khu công nghiệp lân cận).

Các nguồn lực để hỗ trợ Chương trình vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là nguồn vốn.

Thu nhập người dân nông thôn thấp do đó việc sử dụng nước của người dân còn hạn chế, chưa khai thác hết công suất của các trạm máy nước hiện có.

72

PHẦN IV

QUY HOCH CP NƯỚC SCH NÔNG THÔN


Chương VII. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 7.1 Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch cấp nước, tiêu chuẩn cấp nước 7.1.1 Quan điểm cơ bản về cấp nước sạch nông thôn

Nước sạch là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia, một khu vực mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu, nó vừa là nhu cầu cơ bản của con người, vừa mang tính xã hội sâu sắc, vừa gắn liền với cuộc sống của cộng đồng. Song thực trạng về cấp nước sạch nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, chưa đảm bảo được nhu cầu thiết yếu đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt còn đạt ở mức thấp, vừa thiếu về số lượng, vừa không đảm bảo về chất lượng.

Xuất phát từ thực trạng đó, nhằm từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho khu vực dân cư nông thôn, nơi chiếm đại bộ phận dân số toàn quốc (75% dân số cả nước) và là bộ phân quan trọng nhất đóng góp cho nền kinh tế quốc dân, Chính phủ đã quyết định Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong bảy chương trình môi trường Quốc gia và phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 tại Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 với mục tiêu đến năm 2020 tất cả mọi người dân nông thôn đều được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh với số lượng 60l/người.ngày.

Nguyên tắc cơ bản của Chiến lược là phát triển bền vững với cách tiếp cận dựa trên nhu cầu (việc xây dựng các công trình cấp nước nhỏ lẻ cho hộ gia đình và vệ sinh dựa trên nhu cầu thực sự của người sử dụng do người sử dụng tự chi trả, xây dựng và quản lý, Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ tư vấn và hỗ trợ cho các gia đình nghèo, các đối tượng ưu tiên và một số loại hình công nghệ cần khuyến khích) thay thế cho cách tiếp cận dựa vào cung cấp trước đây (Nhà nước hoặc các nhà tài trợ cấp kinh phí và quyết định các loại công trình cấp nước nhỏ lẻ cho hộ gia đình và vệ sinh cho người dân). Nhà nước, các tổ chức, công ty, doanh nghiệp phải là các đơn vị chủ động trong đầu tư các công trình cấp nước quy mô trên cơ sở Quy hoạch được duyệt thì Tỉnh mới đủ khả năng cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn và đạt mục tiêu đề ra.

Cảnh quan và môi trường nông thôn "Xanh - Sạch - Đẹp" đang xuất hiện ở nhiều làng xã; tập quán và hành vi vệ sinh cá nhân đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ; đặc biệt là tập quán không sử dụng nhà vệ sinh hoặc sử dụng phân chưa qua xử lý để bón ruộng đã và đang được cải thiện ở nhiều vùng.

7.1.2 Mục tiêu chung

Trước nay việc quản lý, quy hoạch khai thác sử dụng nước sạch chưa được quan tâm nhiều. Chính vì vậy trong những năm gần đây thực hiện chương trình đô thị hóa nông thôn của Đảng và Chính phủ, nhằm nâng cao đời sống vật chất cho

73

người dân và đảm bảo chiến lược an ninh lương thực, trong đó có chiến lược cấp nước sạch cho nhân dân nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Chính phủ đã ban hành quyết định số 104/2000/QĐ- TTg ngày 25/08/2000 về việc “phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020”. Với mục tiêu chung là phát triển toàn diện nền kinh tế quốc dân của tỉnh, tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, tăng tích lũy để tái tạo sản xuất mở rộng, trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cân bằng sinh thái. Từ đó không ngừng thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của người dân.

Thực trạng nhiều năm qua đời sống của nhân dân cũng còn nhiều mặt khó khăn, trong đó công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, cụ thể là giải quyết nước sạch nông thôn, tuy có nhiều cố gắng nhưng vấn còn ở mức độ thấp, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hơn nửa nhịp độ gia tăng dân số quá nhanh, dân cư phân bố không tập trung, không đều,… đã làm tăng thêm khó khăn về nước sạch nông thôn.

Xuất phát từ những vấn đề tổng quát nêu trên, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có chủ trương cấp nước sạch nông thôn phục vụ cho nhân dân vùng nông thôn trong điều kiện hiện nay là hoàn toàn phù hợp, vừa mang tính chất nóng bỏng cấp bách, lại vừa lâu dài, là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm ổn định đời sống nhân dân hiện tại cũng như trong tương lai. Với mục tiêu tổng quan là:

- Làm cơ sở khoa học cho việc quản lý, chỉđạo về cấp nước sạch của tỉnh. - Làm cơ sở cho các địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết cấp nước sạch nông thôn.

- Định hướng lập kế hoạch dài hạn về cấp nước sạch nông thôn.

- Khai thác hợp lý, có hiệu quả các nguồn nước và bảo vệ tài nguyên nước và môi trường bền vững nhằm giải quyết nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân nông thôn.

- Giảm tỷ lệ bệnh tật, nâng cao sức khỏe người dân trong vùng, tiết kiệm sức lực và thời gian lấy nước để tăng cường các hoạt động kinh tế khác (đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em).

- Tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là khu vực nông thôn.

* Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu đến năm 2020 thực hiện thắng lợi chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đảm bảo cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho nhân dân vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long đạt tỷ lệ 100%. Trong đó:

- Mục tiêu đến năm 2015 đảm bảo 60% dân cư nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh từ hệ thống cấp nước tập trung.

- Mục tiêu đến năm 2020 đảm bảo 100% dân cư nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh. Trong đó, 80% dân cư nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh từ hệ thống cấp nước tập trung.

74

7.1.3 Nhiệm vụ quy hoạch cấp nước

- Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, cải tạo, nâng cấp các trạm cấp nước hư hỏng xuống cấp hoặc hoạt động khai thác quá tải.

- Đầu tư hệ thống đường ống để khai thác các trạm cấp nước đã xây dựng nhưng chưa sử dụng, hoặc chưa sử dụng hết công suất.

- Nối mạng đường ống với hệ thống cấp nước đô thị cung cấp nước cho dân cư nông thôn vùng ven.

- Tiếp tục đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt mới cho các cụm, tuyến dân cư và các vùng sâu, vùng khó khăn chưa có nước sạch sinh hoạt.

- Đề xuất mô hình đầu tư, quản lý, khai thác thích hợp nhằm từng bước xã hội hoá công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

7.1.4 Tiêu chuẩn cấp nước

- Về tiêu chuẩn cấp nước là 60 lít/người.ngày và đảm bảo 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh vào năm 2020, theo Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/08/2000 của thủ Tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.

- Về chất lượng nước, đảm bảo theo Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống”; QCVN 02:2009/BYT do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo Thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt”.

7.2 Phân vùng cấp nước

Căn cứ theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, vùng cấp nước được phân như sau:

- Vùng cấp nước Đô thị: Theo ranh giới địa lý bao gồm toàn bộ vùng đô thị của tỉnh Vĩnh Long như: Các Phường thuộc Thành phố Vĩnh Long, các Thị trấn Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm, Cái Nhum, Cái Vồn, Tân Quới, Cái

Ngang, Ba Càng, Quới An, Hựu Thành; các xã Trường An, Tân Ngãi, Tân Hòa

thuộc Thành phố Vĩnh Long; một phần các xã Hòa Phú, Phú Quới, Tân Hạnh, Lộc Hòa và Thanh Đức thuộc huyện Long Hồ.

- Vùng cấp nước Nông thôn: Theo ranh giới địa lý bao trùm toàn tỉnh Vĩnh Long, trong đó có toàn bộ vùng Nông thôn của tỉnh Vĩnh Long.

Nên thực hiện Quy hoạch cấp nước nông thôn mở đối với những vùng lân cận cấp nước đô thị hoặc ngược lại để đảm bảo nhà máy nước đầu tư hiệu quả hơn, kinh tế hơn.

75

Hình 12. Bn đồ ranh gii cp nước

gia đô th và nông thôn đến năm

2020

76

7.2.1 Nguyên tắc phân vùng cấp nước sinh hoạt

- Theo ranh giới địa lý giữa thành thị và nông thôn.

- Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan được ủy quyền với đơn vị cấp nước thực hiện dịch vụ cấp nước trên địa bàn.

- Một đơn vị cấp nước có thể có một hoặc nhiều vùng phục vụ cấp nước khác nhau, mỗi vùng phục vụ cấp nước chỉ do một đơn vị cấp nước thực hiện dịch vụ cấp nước.

- Vùng phục vụ cấp nước được xác định phù hợp với nhu cầu cấp nước, năng lực quản lý, tài chính của đơn vị cấp nước, tình hình nguồn nước và các yếu tố về kinh tế - kỹ thuật khác.

- Đơn vị cấp nước có nghĩa vụ bảo đảm việc đấu nối các khách hàng sử dụng nước vào mạng lưới cấp nước trong vùng phục vụ của mình, bảo đảm cân đối nhu cầu sử dụng nước đối với các mục đích sử dụng nước khác nhau.

- Vùng phục vụ cấp nước được điều chỉnh khi có yêu cầu.

7.2.2 Phân vùng cấp nước sinh hoạt nông thôn

Do nước ngầm phân bố không đều, nước mặt sâu trong nội đồng lại bị ô nhiễm do chất thải và thuốc bảo vệ thực vật, vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long có thểđược chia thành 3 vùng cấp nước sau:

a. Vùng khó khăn

Không có nước ngầm, chỉ có nước mưa và nước mặt dẫn qua các kênh trục cấp I, cấp II, tại vùng này cần có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt nguồn nước mặt, không cho xả nước thải và rác thải bừa bãi, đó là các xã: Tân Lộc, Hòa Thạnh, Mỹ Thạnh Trung, Long Phú thuộc huyện Tam Bình; xã Bình Phước thuộc huyện

Mang Thít; các xã Tân Hưng, Tân Thành, Tân Lược, Thành Trung, Thành Đông,

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 79 -79 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×