CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 108)

Chương VIII CƠ CHẾ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ, CHÍNH SÁCH

8.5CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Đối với các hệ thống cấp nước chưa khai thác hết công suất:

- Phối hợp tốt với các sở ban ngành, chính quyền địa phương truyên truyền vận động người dân nông thôn ở nơi có hệ thống đường ống đi qua sử dụng nước sạch hợp vệ sinh từ hệ thống cấp nước tập trung. Nâng tỷ lệ khai thác của các hệ

thống cấp nước tập trung hiện tại từ 51,9% lên lên 70% đến năm 2015.

- Phát triển thêm chiều dài đường ống cấp cho người dân ở các xã lân cận chưa có nước sạch sử dụng.

Đối với các hệ thống cấp nước đã khai thác quá công suất:

- Ưu tiên nâng công suất trạm cấp nước để phát triển thêm đảm bảo cấp nước cho người dân đủ lượng nước sử dụng.

8.5.2 Giải pháp về vốn

Trên cơ sở huy động nguồn vốn đầu tư cho các công trình cấp nước nông thôn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2000 – 2009:

Tổng nguồn vốn đầu tư: 327.153.897.760đồng. Trong đó:

100

- Vốn Quốc tế: 77.003.591.195đồng chiếm 23,54%. - Vốn Tư nhân: 18.071.000.000đồng chiếm 5,52%. - Vốn của dân: 2.050.000.000đồng chiếm 0,63%. Phương thức huy động vốn

- Đổi mới giải pháp huy động nguồn tài chính của cộng đồng, lấy xã hội hóa nguồn lực tài chính làm trọng tâm: Vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để

khuyến khích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội

đầu tư vào sự phát triển cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; phát huy nội lực, người sử dụng đóng góp một phần chi phí xây dựng công trình và toàn bộ

chi phí vận hành, duy tu bảo dưỡng và quản lý công trình; vận động các nhà tài trợ để thu hút thêm vốn cho cấp nước sạch nông thôn.

- Mở rộng thị trường nước sạch thông qua vốn vay ưu đãi của nhà nước và quốc tếđểđầu tư cho các vùng kinh tế phát triển.

8.5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vận hành

Để quản lý vận hành hiệu quả, bền vững công trình cấp nước tập trung nông thôn cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

- Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về nước sạch nói chung, về quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung nói riêng để mọi người từ nhà quản lý đến cộng đồng đều thống nhất về tầm quan trọng và đặt đúng vị trí của công tác quản lý vận hành ngay trong nhận thức. Trước khi xây dựng hệ

thống nước sạch phải thông tin đầy đủ cho cộng đồng về mô hình tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động, giá nước, quyền và trách nhiệm của đơn vị cấp nước và người sử dụng nước,... tạo sự đồng thuận cao và sẵn sàng chi trả tiền nước theo giá đã

được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Lựa chọn mô hình phù hợp: Với các hệ thống xây dựng mới, trước khi xây dựng phải cân nhắc lựa chọn mô hình tổ chức quản lý, vận hành phù hợp. Một số nơi gần đây đã sử dụng mô hình Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty tư nhân với phương thức đối tác công tư cả trong đầu tư xây dựng và sau đó quản lý vận hành mang lại hiệu quả bước đầu đáng khích lệ. Với các hệ thống đang hoạt động nhưng không hiệu quả, không bền vững, cần rà soát lại mô hình, chuyển đổi sang mô hình phù hợp cùng với việc điều chỉnh lại cơ chế

hoạt động, tổ chức bộ máy theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng. Mô hình tổ

chức, cơ chế quản lý vận hành phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, lực lượng phải

được đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ đủ năng lực quản lý vận hành theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành.

- Thống nhất xây dựng và quản lý vận hành vào một chủ thể: Sau khi có dự

án công trình cấp nước tập trung được phê duyệt phải xác định đơn vị quản lý vận hành và giao cho đơn vị đó làm chủ đầu tư xây dựng công trình. Tránh tình trạng chủđầu tư và chủ quản lý vận hành là hai đơn vịđộc lập với nhau. Với phương án này, chất lượng xây dựng sẽ tốt hơn do được xác định là chủ quản lý từđầu nên quan tâm đảm bảo chất lượng xây dựng công trình để giảm thiểu chi phí vận hành và bảo dưỡng và kéo dài tuổi thọ công trình. Việc thống nhất chủ đầu tư, chủ sở

101

đầu tư, vận hành khai thác, thu hồi vốn đầu tư và phát triển lâu dài hệ thống nước sạch nông thôn không chỉ nâng cao chất lượng xây dựng mà công tác duy tu bảo trì được quan tâm đúng mức, hư hỏng được sửa chữa kịp thời vừa giảm chi phí vừa giảm tỷ lệ thất thoát.

- Chính sách giá nước phù hợp: Giá thành nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch, thuế và lợi nhuận bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước được Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận. Giá bán nước sạch được xác định phù hợp với đặc điểm nguồn nước, điều kiện kinh tế - xã hội từng vùng, từng địa phương, từng khu vực do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định trong khung giá do Bộ Tài chính ban hành đảm bảo người dân nông thôn có thể

chi trả. Trường hợp giá bán nước sạch được quyết định thấp hơn giá thành nước sạch đã được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, Ủy ban nhân dân tỉnh phải sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng ngân sách địa phương trợ giá, cấp bù phần chênh lệch cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ này. Cũng cần xem xét việc thu tối thiểu 3 - 4 m3/tháng đối với những hộ sử dụng ít hơn để bù đắp các chi phí bảo dưỡng, quản lý, ghi thu,... và cũng là khuyến khích người sử dụng dùng nước hợp vệ sinh tối thiểu cho ăn uống. Với nguyên tắc giá thành dịch vụđược tính đúng tính đủ các chi phí hợp lý, thuế

và lợi nhuận định mức, trong đó bao gồm cả khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn là điều kiện để doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng. Khi nguồn vốn của

đơn vị quản lý vận hành được giữ vững cũng có nghĩa nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ

cho chương trình mục tiêu quốc gia được bảo toàn.

8.5.4 Giải pháp về công nghệ cấp nước sạch nông thôn 1. Công nghệ cấp nước nhỏ lẻ (phân tán): 1. Công nghệ cấp nước nhỏ lẻ (phân tán):

- Giếng đào: Cấp nước cho từng hộ, cho từng cụm hộ gia đình hoặc cụm dân cư. Trong tình hình hiện nay ở những vùng nguồn nước mặt hoặc nước ngầm tầng nông bị ô nhiễm nặng không áp dụng loại hình này để khai thác nước cho ăn uống.

- Giếng khoan: Hạn chế tối đa việc phát triển giếng khoan hộ gia đình. Bởi vì các giếng khoan hộ gia đình không đảm bảo chất lượng phải sớm được lấp để

tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

- Lu, bể chứa nước: Áp dụng cho những vùng dân cư thưa thớt không có

điều kiện cấp nước tập trung, nguồn nước mặt và nước ngầm khan hiếm, vùng bị

nhiễm mặn, những nơi không có đủ điều kiện cấp nước tập trung, những nơi dân cư thưa thớt,…

2. Cấp nước tập trung:

- Cấp nước tập trung là một giải pháp cấp nước hoàn chỉnh, đảm bảo chất lượng và khối lượng nước, do đó ở những vùng có điều kiện nguồn nước dồi dào,

địa hình bằng phẳng, dân cư tập trung, kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao thì

ưu tiên phát triển loại hình này nhằm nâng tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước từ các loại hình công nghệ cấp nước tập trung lên 60% vào năm 2015 và

90% vào năm 2020.

102

+ Hệ thống cấp nước sử dụng bơm động lực: Nhằm khai thác nguồn nước ngầm hoặc nước mặt và áp dụng đối với vùng đông dân cư.

+ Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ: Tận dụng giếng khoan đường kính nhỏ, giếng đào, thay bơm tay bằng lắp bơm điện đưa lên tháp nước có thể

tích nhỏ, độ cao từ 5-7m, dùng đường ống dẫn nước đến hộ gia đình, có lắp đồng hồđo nước phục vụ khoảng 50-100 hộ.

8.5.5 Giải pháp bảo vệ nguồn nước

Cần tuyên truyền trong cán bộ và nhân dân về luật bảo vệ nguồn tài nguyên nước, giúp họ tự nguyện bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Triển khai các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước. Tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nghiêm cấm xả chất thải chưa xử lý đạt quy chuẩn môi trường trực tiếp vào nguồn nước,… Việc xử lý các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong nông – lâm nghiệp và xử lý nghiêm đối với mọi trường hợp vi phạm, nhằm bảo vệ nguồn nước nông thôn luôn trong sạch. Đặc biệt cần quan tâm bảo vệ nguồn nước ở

những vùng khó khăn về nguồn nước (nhưở mục a: 7.2.2 – chương VII). Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông:

1. Nguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào sông.

2. Chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản dưới lòng sông và chất thải sinh hoạt của các hộ gia đình sinh sống trên sông phải được kiểm soát và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ

môi trường trước khi thải vào sông.

3. Việc phát triển mới các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư

tập trung trong lưu vực sông phải được xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy, chếđộ thủy văn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực.

4. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án phát triển mới khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô lớn trong lưu vực phải có sự tham gia ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có sông chảy qua.

8.6 Chính sách phân vùng ưu tiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ sở lựa chọn các dự án ưu tiên:

- Ưu tiên cho các xã có khó khăn về cấp nước sạch, tỷ lệ người dân sử nước sạch còn quá thấp.

- Ưu tiên cấp nước cho các xã xây dựng nông thôn mới. - Ưu tiên phát triển cấp nước tại các cụm dân cưđông đúc.

- Ưu tiên phát triển cấp nước tại các khu vực có nguồn nước sẽđem lại hiệu quả kinh tế.

103

- Tính chất đại diện của dự án.

Để tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế và chuyển dịch nền kinh tế

thì việc đầu tư các công trình cấp nước cho các khu công nghiệp chế biến, khu công nghiệp khai thác và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở các vùng có thế

mạnh và truyền thông lâu đời có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết trong những năm tới. Đặc biệt là các thị trấn, các cụm kinh tế - xã hội nông thôn có mật độ dân cư cao nhưng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch thấp, đó cũng là những vùng cần tập trung giải quyết nước sạch trong những năm tới.

8.7 Vai trò và trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm thực hiện quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

1. S nông nghip & phát trin nông thôn

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đã được phân công, tập trung chủ

yếu vào các nội dung sau:

- Chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành, các cấp đề xuất, xây dựng cơ chế

chính sách quản lý, điều hành thực hiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. - Xác định mục tiêu, xây dựng và tổng hợp kế hoạch hàng năm, 5 năm và cân đối phân bổ nguồn lực địa phương.

- Hướng dẫn, phổ biến các hình thức cung cấp nước đảm bảo chất lượng, các biện pháp sử dụng hóa chất trong công tác sự nghiệp.

- Điều phối chung về Thông tin – Giáo dục – Truyền thông. - Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện.

2. S y tế

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế và sức khỏe, trong đó chú trọng:

- Hướng dẫn, phổ biến tiêu chuẩn chất lượng nước sạch nông thôn. - Quản lý nhà nước về chất lượng nước.

3. S Kế hoch & đầu tư và s Tài chính

Thực hiện các chức năng phân bổ các nguồn vốn, điều phối kinh phí chung và điều phối các nguồn tài trợ bao gồm cả việc điều phối ngân sách nhà nước hàng năm cho lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn.

4. S Tài nguyên và Môi trường

Quản lý nhà nước về nguồn nước, về môi trường làng nghề và môi trường nông thôn nói chung.

5. S Xây dng

- Quản lý nhà nước về tiêu chuẩn xây dựng các công trình cấp nước. - Quản lý nhà nước về công tác quy hoạch các khu dân cư nông thôn.

104

- Hướng dẫn, phổ biến, đào tạo nâng cao kiến thức về nước sạch và vệ sinh trường học cho giáo viên, học sinh.

- Kiểm tra, giám sát định kỳ việc xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh trường học.

7. Các s ban ngành khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng dẫn, bố trí vốn xây dựng cơ bản để xây dựng đủ công trình cấp nước phù hợp với nhiệm vụ của công trình chuyên dùng do ngành mình quản lý.

- Trực tiếp hướng dẫn cơ quan chuyên ngành cấp dưới thực hiện đầy đủ

mục tiêu về cấp nước sạch nông thôn cho các công trình công cộng chuyên dùng do ngành mình quản lý.

8. Các t chc qun chúng

Tham gia theo chức năng của mình đặc biệt là tham gia vào các hoạt động Thông tin – Giáo dục – Truyền thông, huy động cộng đồng tham gia tích cực xây dựng, vận hành và quản lý các công trình cấp nước sạch nông thôn, tham gia hoạt

động tín dụng cho cấp nước sạch nông thôn. Giúp người sử dụng thành lập các nhóm hoặc các hình thức quản lý khác để quản lý các công trình cấp nước.

9. Cp huyn

Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại huyện. Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ

của chương trình theo các chỉ tiêu kế hoạch đã được UBND tỉnh, thành phố giao. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định hiện hành của Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng, về quản lý tài chính và ngân sách, thực hiện quy chế dân chủ cơ

sở, công khai tài chính, công khai kế hoạch thực hiện dự án và nguồn vốn được giao thực hiện, tổ chức huy động và sử dụng hợp lý nguồn lực tại chỗ của địa phương cho việc thực hiện các dự án của Chương trình.

10. Cp xã

UBND xã chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động về

nước sạch tại xã, phường. Cử cán bộ theo dõi và phối hợp triển khai thực hiện Chương trình.

105

Chương IX. VỐN ĐẦU TƯ

9.1 Tổng vốn đầu tư và phân bổ vốn 9.1.1 Tổng vốn đầu tư 9.1.1 Tổng vốn đầu tư

Tổng nguồn vốn đầu tư theo quy hoạch đến năm 2020 là: 889.420 triệu

đồng.Trong đó:

- Cấp nước tập trung xây dựng mới : 641.920 triệu đồng.

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 108)