NGUỒN NƯỚC NGẦM

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 32)

Tỉnh Vĩnh Long nằm trong đới sụt lún của vùng đồng bằng Nam Bộ xen kẹp giữa hai đứt gãy lớn sông Tiền và sông Hậu. Nền đá cứng ở đáy dốc nghiêng về phía biển bao gồm các lớp trầm tích bở rời phân bố từ trên mặt đất xuống phía dưới sâu theo thứ tự như sau:

2.4.2 Tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ (QIV)

Các trầm tích Đệ tứ (Holoxen) phủ lên bề mặt diện tích tỉnh Vĩnh Long. Chúng có nguồn gốc rất đa dạng và phức tạp, phân bố xen kẽ hoặc lẫn lộn với nhau như dạng biển, sông, sông - biển hỗn hợp, có khi cả nhiều sông – biển – đầm lầy hỗn hợp,… Thành phần vật chất rất đa dạng bao gồm: cát, sét, bột, bùn sét,… chứa nhiều xác bã

động thực vật phân hủy và bán phân hủy (than bùn, vỏ sò - ốc hến, cây mục,…), sét bentonit, thạch cao,...

Tổng độ dày trầm tích Holoxen trong phạm vi tỉnh Vĩnh Long thay đổi khá lớn từ 46-76m.

Tầng chứa nước Holoxen chứa nước chủ yếu là nước ngầm, có mặt thoáng tự

do, ở một số khu vực dưới lớp sét có thấu kính cát chứa nước, nước có áp lực nhưng áp lực yếu. Tuy chiều dày toàn bộ trầm tích Holoxen trong phạm vi tỉnh khá dày nhưng các lớp hạt thô có khả năng chứa nước kém, sắp xếp xen kẽ với các lớp ít có khả năng thấm nước, nên nhìn chung mức độ chứa nước của tầng rất kém,… Chất lượng nước không cao, nước bị lợ hoặc mặn. Thành phần hóa học nước trong trầm tích Holoxen thường là HCO3, Cl, Na, Mg với độ tổng khoáng hóa thấp, pH thấp.

2.4.3 Tầng chứa nước Pleistoxen giữa – muộn (QII-III)

Trầm tích Pleistoxen giữa – muộn trong phạm vi tỉnh Vĩnh Long bị phủ hoàn toàn bởi các trầm tích Holoxen, chiều sâu mái tầng chứa nước thay đổi từ 50-60m, có nơi tới 80m. Thành phần chính chủ yếu là cát mịn – trung – thô lẫn sạn sỏi, có nhiều thấu kính sét, bột sét xen kẹp. Bên trên cùng của tầng duy trì một lớp sét, bột tương đối dày, chiều dày trung bình khoảng 20-35m, có khả năng bảo vệ tương đối tốt cho các tầng chứa nước ở bên dưới. Chiều dày tầng chứa nước thay đổi khá lớn từ 60-100m. Tầng chứa nước có mức độ phong phú không đồng đều, lưu lượng các lỗ khoan thay

đổi trong phạm vi khá rộng.

Chất lượng nước trong tầng chứa nước Pleistoxen giữa – muộn thay đổi khá phức tạp. Loại hình nước Clorua – Natri chiếm ưu thế tuyệt đối với tổng độ khoáng hóa từ 1-3 g/l, chỉ có một vùng nước nhạt thuộc khu vực các huyện Trà Ôn, phần phía Nam huyện Tam Bình, một phần huyện Bình Minh và Vũng Liêm, thành phần hóa học của nước ởđây là Bicacbonat.

2.4.4 Tầng chứa nước Pleistoxen sớm (QI)

Trầm tích Pleistoxen sớm trong phạm vi toàn tỉnh bị phủ bởi các trầm tích Pleistoxen giữa – muộn (QI-II), chiều sâu mái tầng chứa nước từ 150-200m. Các trầm tích Pleistoxen sớm có nguồn gốc sông với thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt mịn trung, thô lẫn sạn sỏi, có nhiều thấu kính sét, bột sét xen kẹp. Chiều dày tầng chứa

24

thay đổi khá lớn từ 80-150m. Tầng chứa nước mức độ phong phú. Chất lượng nước trong tầng hầu hết bị lợ, mặn. Loại hình hóa học thuộc loại nước Clorua – Natri chiếm

ưu thế tuyệt đối.

2.4.5 Tầng chứa nước trầm tích Plioxen (N2)

Các trầm tích Plioxen bị phủ bởi các trầm tích Pleistoxen và Holoxen bên trên. Thành phần trầm tích Plioxen chủ yếu là hạt cát – cuội – sỏi xen kẹp các lớp bột sét và có mặt các sinh vật môi trường biển. Thành phần đất đá chứa nước chính là cát, cuội sỏi có chiều dày lớn từ 90-120m. Nhìn chung chiều dày tầng chứa nước trong phạm vi tỉnh Vĩnh Long thay đổi không lớn mà tương đối ổn định. Phần trên cùng tầng chứa nước Plioxen bị phong hóa mạnh, sản phẩm phong hóa gồm các lớp sét cao lanh, bột cát màu vàng, nâu đỏ, có lớp bị Laterit màu đỏ hồng, màu sẫm. Lớp phong hóa duy trì rất rộng trên toàn diện tích phân bố của trầm tích Plioxen, tạo thành một lớp thấm nước yếu có tác dụng ngăn cách với tầng chứa nước Plioxen bên trên.

Mực nước áp lực ở các lỗ khoan đều nằm dưới đất nông nhất là 0,32m và sâu nhất là 2,8m. Chưa có lỗ khoan nào có nước tự chảy từ tầng chứa nước Plioxen trong phạm vi tỉnh Vĩnh Long. Tầng chứa nước Plioxen thuộc loại giàu nước, nhưng bị mặn. Tổng độ khoáng hóa 1 ÷ 10 g/l và loại hình hóa học nước đều đồng nhất là Clorua – Natri. Mực nước lớn nhất vào tháng 11 và thấp nhất vào tháng 4 đến tháng 7. Biên độ

dao động từ 0,27 ÷ 0,74m. Mực nước chịu ảnh hưởng của thủy triều do quan hệ truyền áp.

2.4.6 Tầng chứa nước Mioxen muộn (N1)

Phân bố ởđộ sâu trên 350m đến 400m. Các lỗ khoan địa chất thủy văn chỉ mới

đạt phần trên của hệ tầng. Thành phần thạch học phần trên cùng của tầng thường gặp là sét, sét bột phong hóa Laterit cứng chắc có kết vón hạt đậu, sét bột màu nâu vàng, tím rắn chắc, không chứa nước,… Phần dưới là cát hạt mịn màu xám xanh lẫn sạn sỏi, có nơi gặp cuội xen kẹp với các lớp sét bột bị nén ép chặt, tầng chứa nước tốt. Khi khoan qua các lớp cách nước trên cùng của tầng chứa thì xuất hiện nước có áp lực mạnh và dâng lên khỏi mặt đất. Mực nước tĩnh thường cao hơn mặt đất từ 0,3 ÷ 1,1m. Chất lượng nước tốt, hàm lượng Clor từ 31,2 ÷ 216 mg/l. Độ tổng khoáng hóa 0,43 ÷ 0,74 g/l. pH = 7,8 ÷ 8,2. Loại hình nước bicacbonat – clorua. Phân bố của tầng chứa ở

phần phía Bắc của tỉnh Vĩnh Long cho thấy nước có chất lượng tốt.

Tóm lại: Tỉnh Vĩnh Long chỉ có 01 tầng chứa nước có triển vọng khai thác là Pleistoxen giữa – muộn (QII-III). Tầng chứa nước này được khai thác chủ yếu trên 8/10 diện tích huyện Trà Ôn và một phần của huyện Vũng Liêm (xã Hiếu Thành và Hiếu Nghĩa), huyện Tam Bình (có xã Loan Mỹ, Bình Ninh, Ngãi Tứ) và phía Nam của huyện Bình Minh (xã Đông Thành). Đây chính là yếu tố thuận lợi của tỉnh trong việc cung cấp nước sạch của tỉnh. Nhưng hiện tại việc phát triển hệ thống thủy lợi nội đồng nên sử dụng nước mặt là hợp lý nhất, vì nước ngầm chi phí xử lý một số chỉ tiêu như: Độ cứng, sắt, mangan, asen cao.

2.4.7 Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm

Ở Vĩnh Long các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm bao gồm:

- Sự xâm nhập của nước mặt vào các tầng chứa nước, từ tính chất của các lớp

25

- Nước dưới đất vận chuyển từ tầng bị ô nhiễm đến tầng không bị ô nhiễm (sự

thông tầng).

Ngoài ra, nguyên nhân chính gây ra các nguồn ô nhiễm trên là do các hoạt động khoan, đào, quá trình khai thác, xử lý và bảo vệ các giếng khoan không đúng quy trình kỹ thuật làm cho các chất ô nhiễm từ trên mặt xâm nhập vào lòng đất, các giếng khoan hư hỏng không được trám lấp đúng quy định tạo nên sự lưu thông giữa các tầng chứa nước.

2.4.8 Diễn biến ô nhiễm

Trong toàn bộ 7 tầng chứa nước, chỉ có 4 tầng chứa nước có nước nhạt phân bố ở các huyện, thành phố trong tỉnh, song phạm vi chứa nước khá nhỏ so với diện tích toàn tỉnh. Tuy nhiên có một số khu vực có nguồn nước nhạt chất lượng tốt, những khu vực có hàm lượng Clo trong nước ngầm không vượt quá 600mg/l có thể khai thác cho mục đích sinh hoạt hoặc các mục đích sử dụng khác.

2.4.8.1 Chất lượng nước ngầm tầng nông

Việc thu thập mẫu nước ngầm được tiến hành chủ yếu trên địa bàn 7 huyện, thành phố (các trạm quan trắc tại huyện Mang Thít đều bị nhiễm mặn).

Sở TN&MT triển khai chương trình giám sát chất lượng nước ngầm hàng năm (chủ yếu giám sát chất lượng nước ngầm tầng nông được khai thác sử dụng) tổ chức từ

năm 2006 - 2009, kết quả thể hiện như sau:

- Thời điểm lấy mẫu: mùa khô (tháng 3), mùa mưa (tháng 6 hoặc tháng 9). - Thông sốđo tại hiện trường: pH.

- Các thông số phân tích ở phòng thí nghiệm: Độ cứng (tính theo CaCO3), Sắt (Fe), Sunfat (SO42-), Nitrat (NO3-, tính theo N), Coliform, Mangan (Mn), Asen (As), Cadimi (Cd), Clorua (Cl-).

Tổng hợp diễn biến chất lượng nước ngầm theo các thông số cơ bản giai

đoạn 2006 - 2009 như sau:

a. Sắt: Giá trị trung bình thông số sắt trong nước ngầm luôn thấp hơn giá trị

giới hạn của QCVN, biến động từ 0,24 đến 0,96 mg/l; Huyện Tam Bình có giá trị

trung bình cao nhất 1,5 mg/l, Thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ có giá trị trung bình thấp nhất từ 0,09 - 0,11 mg/l.

b. Mn: Giá trị mangan trung bình các năm biến động từ 0,49 - 0,9 mg/l; Giá trị

mangan trung bình 4 năm là 0,74 mg/l và chỉ ở huyện Long Hồ có hàm lượng mangan trung bình thấp hơn giá trị giới hạn của QCVN; còn lại các nơi khác đa số vượt giá trị

26

Bảng 12. Diễn biến Mangan của nước ngầm (giai đoạn 2006 - 2009)

(Đơn vị tính: mg/l) STT Tên huyện, thành phố 2006 2007 2008 2009 TB 4 năm QCVN 09:2008/BTNMT 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 TB Thành phố Vĩnh Long 0,50 0,93 0,56 0,33 0,58 2 TB Huyện Long Hồ 0,24 0,40 0,37 0,04 0,26 3 TB Huyện Vũng Liêm 0,34 2,17 0,94 0,73 1,05 4 TB Huyện Tam Bình 1,43 0,21 0,74 0,67 0,76 5 TB Huyện Bình Minh 1,94 0,23 1,35 0,91 1,11 6 TB Huyện Bình Tân - 1,27 0,73 0,16 0,72 7 TB Huyện Trà Ôn 0,95 0,53 0,61 0,57 0,67 TB các huyện, thành phố 0,90 0,82 0,76 0,49 0,74

c. Độ cứng: Qua kết quả quan trắc, thông số độ cứng (Ca/Mg) của nước ngầm tầng nông trong các năm (2006 - 2009), Giá trịđộ cứng trung bình các năm biến đổi từ

364 đến 466 mg/l; Giá trịđộ cứng trung bình 4 năm là 426 mg/l:

+ Phần lớn các mẫu quan trắc có giá trị trung bình (Ca/Mg) trong nước ngầm vượt giới hạn của QCVN khoảng 50 - 175 mg/l, tập trung ở các huyện Tam Bình, Bình Minh, Bình Tân và Trà Ôn.

+ Hàm lượng trung bình (Ca/Mg) tăng dần qua các năm, vượt giá trị giới hạn của quy chuẩn 9 - 63mg/l vào năm 2008 - 2009, tập trung ở huyện Vũng Liêm.

+ Thành phố Vĩnh Long và Long Hồ có giá trị trung bình (Ca/Mg) trong nước ngầm đều thấp hơn giá trị giới hạn của quy chuẩn, trong đó huyện Long Hồ có hàm lượng độ cứng thấp nhất, dao động từ 30 - 85 mg/l. Bảng 13. Diễn biến độ cứng của nước ngầm (giai đoạn 2006 - 2009) (Đơn vị tính: mg/l) STT Tên huyện, thành phố 2006 2007 2008 2009 TB 4 năm QCVN 09:2008/BTNMT 500 500 500 500 500 1 TB TP Vĩnh Long 197 405 266 240 277 2 TB Huyện Long Hồ 30 43 33 85 47 3 TB Huyện Vũng Liêm 289 491 509 563 463 4 TB Huyện Tam Bình 675 636 541 675 632 5 TB Huyện Bình Minh 553 511 559 561 546 6 TB Huyện Bình Tân - 615 504 496 538 7 TB Huyện Trà Ôn 441 560 502 588 523 TB các huyện, thành phố 364 466 416 458 426 d. Clorua:

Giá trị clorua trung bình năm biến đổi từ 60 - 645 mg/l; Giá trị clorua trung bình năm 2009 là 308 mg/l.

27 Bảng 14. Diễn biến Clorua của nước ngầm (năm 2009) (Đơn vị tính: mg/l) STT Tên huyện, thành phố 2009 QCVN 09:2008/BTNMT 250 1 TB Thành phố Vĩnh Long 156 2 TB Huyện Long Hồ 60 3 TB Huyện Vũng Liêm 272 4 TB Huyện Tam Bình 645 5 TB Huyện Bình Minh 425 6 TB Huyện Bình Tân 160 7 TB Huyện Trà Ôn 437 TB các huyện, thành phố 308 e. Sulfat

Thông số sunfat trong nước ngầm luôn thấp hơn giá trị giới hạn của QCVN. Giá trị sunfat trung bình các năm biến đổi từ 113 đến 204 mg/l; Giá trị sunfat trung bình 4 năm là 157 mg/l. Huyện Tam Bình có giá trị trung bình cao nhất 294 mg/l, Thành phố

Vĩnh Long và huyện Long Hồ có giá trị trung bình thấp nhất từ 36 - 45 mg/l.

f. Nitrat:

Thông số nitrat qua các năm 2006 - 2009 có giá trị trung bình luôn thấp hơn giá trị giới hạn của QCVN, biến động từ 0,26 - 0,75 mg/l; Giá trị nitrat trung bình 3 năm là 0,57 mg/l và không có sự khác biệt lớn giữa các vùng trong tỉnh.

Bảng 15. Diễn biến Nitrat của nước ngầm (giai đoạn 2006 - 2009)

(Đơn vị tính: mg/l) STT Tên huyện, thành phố 2006 2008 2009 TB 3 năm QCVN 09:2008/BTNMT 15 15 15 15 1 TB Thành phố Vĩnh Long 0,53 0,87 0,36 0,59 2 TB Huyện Long Hồ 0,70 0,86 0,34 0,63 3 TB Huyện Vũng Liêm 1,20 0,58 0,31 0,70 4 TB Huyện Tam Bình 0,73 0,60 0,20 0,51 5 TB Huyện Bình Minh 0,63 0,76 0,33 0,57 6 TB Huyện Bình Tân - 0,74 0,11 0,43 7 TB Huyện Trà Ôn 0,68 0,46 0,16 0,43 TB các huyện, thành phố 0,75 0,70 0,26 0,57 g. Asen:

Kết quả quan trắc nước ngầm, hàm lượng asen trung bình chỉ có năm 2007 cao hơn giá trị giới hạn của QCVN, dao động trong khoảng 0,086 - 0,247 mg/l; các năm còn lại đều thấp hơn giá trị giới hạn của quy chuẩn, biến động từ 0,016 - 0,192 mg/l; Giá trị asen trung bình 4 năm là 0,061 mg/l.

28

Bảng 16. Diễn biến Asen của nước ngầm (giai đoạn 2006 - 2009)

(Đơn vị tính: mg/l) STT Tên huyện, thành phố 2006 2007 2008 2009 TB 4 năm QCVN 09:2008/BTNMT 0,05 0,05 0,05 0,05 0,05 1 TB Thành phố Vĩnh Long 0,018 0,166 0,009 0,011 0,051 2 TB Huyện Long Hồ 0,019 0,086 0,01 0,011 0,032 3 TB Huyện Vũng Liêm 0,008 0,139 0,007 0,009 0,041 4 TB Huyện Tam Bình 0,018 0,247 0,012 0,01 0,072 5 TB Huyện Bình Minh - 0,244 0,026 0,028 0,099 6 TB Huyện Bình Tân - 0,268 0,043 0,045 0,119 7 TB Huyện Trà Ôn 0,018 0,191 0,014 0,013 0,059 TB các huyện, thành phố 0,016 0,192 0,017 0,018 0,061 h. Cadimi:

Thông số cadimi được tổ chức lấy mẫu năm 2008 - 2009; giá trị trung bình thông số Cadimi trong nước ngầm luôn thấp hơn giá trị giới hạn của QCVN. Giá trị

cadimi trung bình các năm biến đổi từ 0,001 đến 0,0022 mg/l; Giá trị cadimi trung bình 3 năm là 0,0016 mg/l. Không có sự khác biệt lớn giữa các vùng trong tỉnh.

Bảng 17. Diễn biến Cadimi của nước ngầm (giai đoạn 2008 - 2009)

(Đơn vị tính: mg/l) STT Tên huyện, thành phố 2008 2009 TB 2 năm QCVN 09:2008/BTNMT 0,005 0,005 0,005 1 TB Thành phố Vĩnh Long 0,0007 0,0051 0,0029 2 TB Huyện Long Hồ 0,0005 0,0016 0,0011 3 TB Huyện Vũng Liêm 0,0007 0,0018 0,0013 4 TB Huyện Tam Bình 0,0012 0,0026 0,0019 5 TB Huyện Bình Minh 0,0014 0,001 0,0012 6 TB Huyện Bình Tân 0,0008 KPH 0,0008 7 TB Huyện Trà Ôn 0,0015 0,0012 0,0014 TB các huyện, thành phố 0,0010 0,0022 0,0016

29

i. Coliform:

Bảng 18. Diễn biến Coliform của nước ngầm (giai đoạn 2006 - 2009)

(Đơn vị tính MPN/100ml) STT Tên huyện, thành phố 2006 2007 2008 2009 TB 4 năm QCVN 09:2008/BTNMT 3 3 3 3 3 1 TB Thành phố Vĩnh Long 24 8 306 358 174 2 TB Huyện Long Hồ 4 1 287 29 80 3 TB Huyện Vũng Liêm 1.050 1.583 353 186 793 4 TB Huyện Tam Bình 896 4.954 29 270 1.537 5 TB Huyện Bình Minh 322 2.964 300 1.556 1.285 6 TB Huyện Bình Tân 421 2 150 191 7 TB Huyện Trà Ôn 275 1.603 43 691 653 TB các huyện, thành phố 428 1.648 189 463 682

- Tại hầu hết 7 huyện, thành phố, Coliform có giá trị trung bình 5 năm khá cao so với QCVN cho phép, dao động trong khoảng từ 80 đến 1.537 MPN/100ml; cao nhất là các mẫu nước ngầm thuộc huyện Tam Bình, thấp nhất là Thành phố Vĩnh Long.

- Giai đoạn 2006 - 2009, tỷ lệ mẫu vượt QCVN trên tổng số mẫu được phân tích dao động trong khoảng 56,76% - 65,63%, cao nhất vào năm 2006 và thấp nhất vào năm 2009. Các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Bình Minh, Bình Tân có tỷ lệ mẫu vượt QCVN cao hơn so với các huyện khác.

- Trừ năm 2006, những năm còn lại tỷ lệ mẫu có hàm lượng coliform vượt QCVN trong mùa khô cao hơn mùa mưa.

- Qua thực tế lấy mẫu quan trắc nước ngầm: đa số các giếng có hàm lượng coliform vượt QCVN là do các giếng không được giữ gìn vệ sinh tốt, gần nơi tắm giặt,

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)