Bản đồ hiện trạng cấp nước sạch nông thôn tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 68 - 84)

60

5.2.2 Tình hình tổ chức quản lý các công trình cấp nước hiện tại

Hiện tại tổng số lượng công nhân viên của 102 công trình cấp nước tập trung vùng lũ và đồng bào dân tộc là 144 công nhân quản lý vận hành, trung bình có 1,41 người/trạm. Riêng 26 công trình cấp nước do Cộng đồng, Tư nhân và Doanh nghiệp quản lý có tổng số 32 công nhân quản lý vận hành, trung bình có 1,23 người/trạm.

Kết quảđiều tra tháng 9 năm 2010 của Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long cho thấy, hiện nay đang có 4 mô hình tổ chức quản lý vận hành các công trình cấp nước tập trung, tỷ lệ cụ thể như sau:

- Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long quản lý 102 trạm cấp nước chiếm 79,69%.

- Cộng đồng quản lý 3 trạm cấp nước chiếm 2,34%. - Tư nhân quản lý 11 trạm cấp nước chiếm 8,59%. - Doanh nghiệp quản lý 12 trạm cấp nước chiếm 9,38%.

Do điều kiện địa hình, nguồn nước và kinh tế xã hội không thể có một mô hình chung, song trong 4 mô hình hiện hữu tính chuyên nghiệp của các mô hình Cộng đồng là không cao. Nên trong quy hoạch này đề nghị không sử dụng mô hình Cộng đồng để quản lý các trạm cấp nước nông thôn.

5.2.3 Những thành công và hạn chế, trọng tâm cần giải quyết a. Những thành công a. Những thành công

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng các tổ chức quốc tế (UNICEF, WB, Úc), nhân dân và đặc biệt là Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long nên trong những năm qua (từ năm 1999 đến tháng 9 năm 2010) tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh đạt 50,9%.

Kết quả này đã góp phần tăng thêm cơ sở hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn trong giai đoạn ban đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn; Cải thiện điều kiện sinh hoạt cho một phận dân cư, giúp họ thêm cơ hội thoát nghèo, đồng thời cũng góp phần chống tái nghèo ở các vùng khó khăn thông qua việc tiết kiệm thời gian lấy nước, cải thiện điều kiện vệ sinh để nâng cao sức khỏe.

Nâng cao được một bước nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân sống ở nông thôn về việc sử dụng nước sạch. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Đã có các mô hình huy động vốn đầu tư hiệu quả, bao gồm: các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, lồng ghép với các chương trình khác, các thành phần kinh tế, sự hỗ trợ của quốc tế, vốn tín dụng và sựđóng góp của nhân dân.

Đã xác định được những giải pháp về công nghệ trong cấp nước và vệ sinh phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm dân cư, tập quán và truyền thống sử dụng nước sinh hoạt của địa phương. Các giải pháp này đang được phổ biến nhân rộng để dần dần thay thế những loại hình cấp nước không đảm bảo chất lượng, số lượng và ảnh hưởng không tốt đến nguồn nước.

61

b. Những hạn chế và tồn tại

Kinh phí cho khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch hạn chế, không đủ để khảo sát bổ sung tài liệu cần thiết và tính toán kỹ lưỡng,…

Tính bền vững của việc cấp nước sạch nông thôn đạt được là chưa cao. Số lượng và chất lượng nước cung cấp từ nhiều công trình cấp nước hiện đang bị giảm sút. Thêm vào đó là việc giám sát và kiểm tra chất lượng nước chưa đúng quy định, đặc biệt là đối với các công trình cấp nước nhỏ lẻ. Quản lý bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn sau khi xây dựng còn yếu, các mô hình quản lý công trình cấp nước tập trung mới là thử nghiệm, chưa có tổng kết, đánh giá tính phù hợp.

Người dân sống phân tán trên diện tích rộng nên:

- Rất khó để phát triển một hệ thống cấp nước có quy mô lớn để dễ dàng quản lý.

- Đểđảm bảo cấp nước cho mọi người thì phải đầu tư chi phí đường ống rất lớn.

Tổng vốn đầu tư huy động chưa đáp ứng được nhu cầu.

Công tác thông tin - giáo dục - truyền thông đến người dân nông thôn về sử dụng nước sạch chưa được chú trọng nhiều.

Thị trường nước sạch nông thôn chưa hình thành rõ ràng, các chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế tín dụng hiện có chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là khu vực tư nhân.

Những hạn chế và tồn tại trên chính là những khó khăn và thách thức đặt ra cho Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long cần giải quyết, để hoàn thành mục tiêu của Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.

62

PHẦN III

XU TH PHÁT TRIN, CƠ HI VÀ THÁCH THC ĐỐI VI CP NƯỚC SCH NÔNG THÔN

Chương VI. DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH

THỨC

6.1 Xu thế phát triển nguồn lực bên ngoài về cấp nước nông thôn 6.1.1 Biến đổi khí hậu và nước biển dâng 6.1.1 Biến đổi khí hậu và nước biển dâng

6.1.1.1 Sự biến đổi khí hậu a. Về nhiệt độ a. Về nhiệt độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999

khoảng từ 1,6 đến 1,9oC và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng

từ 1,1 đến 1,4oC (Bảng 26). Bảng 26. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980- 1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) Các mốc thời gian của Thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,6 1,7 1,7 Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 1,7 1,7 Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,5 1,5 1,6 1,6 Bắc Trung Bộ 0,6 0,8 1,1 1,4 1,6 1,7 1,8 1,9 1,9 Nam Trung Bộ 0,4 0,6 0,7 0,9 1,0 1,2 1,2 1,2 1,2 Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 0,9 1,0 1,0 1,1 1,1 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,3 1,3 1,4 1,4

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở Đồng bằng Bắc Bộ, 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở Nam Trung Bộ, 1,6oC ở Tây

Nguyên và 2,0oC ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 (Bảng 27).

Bảng 27. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980- 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) Các mốc thời gian của Thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,1 2,4 2,6 Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,2 1,6 1,8 2,1 2,3 2,5 Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4 Bắc Trung Bộ 0,5 0,8 1,1 1,5 1,8 2,1 2,4 2,6 2,8 Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,7 0,9 1,2 1,4 1,6 1,8 1,9 Tây Nguyên 0,3 0,5 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,5 1,6 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,8 1,9 2,0

63

- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 -

1999 khoảng 3,1 đến 3,6oC, trong đó Tây Bắc là 3,3oC, Đông Bắc là 3,2oC, Đồng

bằng Bắc Bộ là 3,1oC và Bắc Trung Bộ là 3,6oC. Mức tăng nhiệt độ trung bình

năm của các vùng khí hậu phía Nam là 2,4oC ở Nam Trung Bộ, 2,1oC ở Tây

Nguyên và 2,6oC ở Nam Bộ (Bảng 28).

Bảng 28. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980- 1999 theo kịch bản phát thải cao (A2)

Các mốc thời gian của Thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 0,5 0,8 1,0 1,3 1,7 2,0 2,4 2,8 3,3 Đông Bắc 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,7 3,2 Đồng bằng Bắc Bộ 0,5 0,7 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6 3,1 Bắc Trung Bộ 0,6 0,9 1,2 1,5 1,8 2,2 2,6 3,1 3,6 Nam Trung Bộ 0,4 0,5 0,8 1,0 1,2 1,5 1,8 2,1 2,4 Tây Nguyên 0,3 0,5 0,7 0,8 1,0 1,3 1,5 1,8 2,1 Nam Bộ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,3 1,6 1,9 2,3 2,6 b. Về lượng mưa

- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có

thể tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và

từ 1 - 2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 29). Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3-6% ở

các vùng khí hậu phía Bắc và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu

phía Nam có thể giảm tới 7-10% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng

cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và

Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999. Bảng 29. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) Các mốc thời gian của Thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,4 4,6 4,8 4,8 Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,6 4,1 4,5 4,7 4,8 4,8 Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 3,9 4,5 4,8 5,1 5,2 5,2 Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 3,8 4,3 4,7 4,9 5,0 5,0 Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,6 1,8 2,0 2,1 2,2 2,2 Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,7 0,9 0,9 1,0 1,0 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,0 1,0

- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa

năm có hể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc

Trung Bộ và từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 (Bảng 30). Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm

từ 4-7% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung

Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới

64

sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở

Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng trên dưới 1%.

Bảng 30. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) Các mốc thời gian của Thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,6 5,4 6,1 6,7 7,4 Đông Bắc 1,4 2,1 3,0 3,8 4,7 5,4 6,1 6,8 7,3 Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,2 4,1 5,0 5,9 6,6 7,3 7,9 Bắc Trung Bộ 1,5 2,2 3,1 4,0 4,9 5,7 6,4 7,1 7,7 Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,3 1,7 2,1 2,4 2,7 3,0 3,2 Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,0 1,2 1,3 1,4 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,8 1,0 1,1 1,2 1,4 1,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 - 5% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây Nguyên, Nam Bộ (Bảng 31). Lượng mưa thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 sẽ giảm từ 6-9% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể giảm tới 13-22% so với thời kỳ 1980-1999.

Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả

bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nuyên và Nam Bộ chỉ vào khoảng 1-2%.

Bảng 31. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải cao (A2)

Các mốc thời gian của Thế kỷ 21 Vùng 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Tây Bắc 1,6 2,1 2,8 3,7 4,5 5,6 6,8 8,0 9,3 Đông Bắc 1,7 2,2 2,8 2,8 4,6 5,7 6,8 8,0 9,3 Đồng bằng Bắc Bộ 1,6 2,3 3,0 3,8 5,0 6,1 7,4 8,7 10,1 Bắc Trung Bộ 1,8 2,3 3,0 3,7 4,8 5,9 7,1 8,4 9,7 Nam Trung Bộ 0,7 1,0 1,2 1,7 2,1 2,5 3,0 3,6 4,1 Tây Nguyên 0,3 0,4 0,5 0,7 0,9 1,1 1,3 1,5 1,8 Nam Bộ 0,3 0,4 0,6 0,7 1,0 1,2 1,4 1,6 1,9 c. Không khí lạnh

Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại hay xuất hiện với tần xuất ngày càng dầy hơn. Biểu hiện rõ rệt là các đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 01 và 02 năm 2008, cũng tại thời điểm này trong năm 2011 ở Bắc bộ.

65

d. Bão

Những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần vào phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn.

e. Mưa phùn

Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần từ thập kỷ 19981- 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.

6.1.1.2 Các kịch bản về nước biển dâng

Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản

phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2), và kịch bản phát thải cao nhất (A1F1). Kết quả tính toán cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 cm đến 33 cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65 cm đến 100 cm so với thời kỳ 1980-1999. Bảng 32. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 Các mốc thời gian của Thế kỷ 21 Kịch bản 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 65 Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 75 Cao (A1F1) 12 17 24 33 44 57 71 86 100

Theo tính toán của Bộ tài nguyên và Môi trường thì vào cuối thế kỷ 21 đồng bằng sông Cửu Long sẽ có diện tích bị ngập khoảng 5.133 km2 (tương đương với 12,8% diện tích); 7.580 km2 (tương đương với 19,0% diện tích) và

15.116 km2 (tương đương với 37,8% diện tích), tương ứng với các kịch bản phát

thải thấp B1 (nước biển dâng 65 cm); kịch bản phát thải trung bình B2 (nước biển dâng 75 cm) và kịch bản phát thải cao A1F1 (nước biển dâng 100cm).

Theo ước tính của IPCC, nếu mực nước biển dâng cao 100 cm, thì Đồng

bằng sông Hồng sẽ bị ngập 5.473,48 km2 (trong đó có 1.819,17 km2 bị ngập hoàn

toàn và 3.654,31 km2 bị ngập một phần), còn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập 38.150 km2.

Do còn có nhiều điểm chưa chắc chắn trong việc xác định các kịch bản

kinh tế xã hội và kèm theo đó là lượng phát thải khí nhà kính trong tương lai nên

việc xác định chính xác các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng để áp

dụng là rất khó khăn. Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị nên sử dụng kịch bản phát thải trung bình B2.

Theo dự tính trong trường hợp mực nước biển tăng 1m Việt nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn thóc) và 10% thu nhập quốc nội GDP. Tại ĐBSCL sẽ có khoảng hơn 1,5 triệu ha nằm dưới mực nước biển (xem hình vẽ kèm theo).

66

Diện tích ngập ứng với kịch bản trung bình (NBD 75 cm)

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 68 - 84)