Chương II NGUỒN NƯỚC
2.4 NGUỒN NƯỚC NGẦM
2.4.10.2 Môi trường nước ngầm
Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu địa chất thủy văn trên
địa bàn tỉnh như: Bản đồ địa chất thủy văn tỉ lệ 1:500.000 toàn lãnh thổ Việt Nam hoàn thành năm 1985; Bản đồ địa chất thủy văn tỉ lệ 1:200.000 vùng Nam bộ năm 1992; Đề án Điều tra địa chất đô thị vùng Vĩnh Long - Sa Đéc năm 1993,… và điển hình nhất là Đề tài điều tra nước dưới đất và thành lập bản đồ địa chất thủy văn tỉnh Vĩnh Long do Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam phối hợp với Sở NN&PTNT Vĩnh Long thực hiện năm 2005,… kết quả các công trình trên là cơ sở cho việc đánh giá chất lượng nước ngầm nhưng chưa cung cấp nhiều thông tin hơn về chất lượng nước, lưu lượng khai thác, khu vực phân bố nước nhạt nên khó sử dụng cho mục đích quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Ngoài ra, môi trường nước mặt ngày càng bị ô nhiễm, nước ngầm sẽ là một nguồn tài nguyên vô cùng quí giá nếu được khai thác, sử dụng và bảo vệ hợp lý để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất góp phần phát triển KT-XH ởđịa phương.
Một số công trình khai thác nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long như sau:
Hệ thống cấp nước tập trung: Một số vùng còn sử dụng nước ngầm để cấp nước nông thôn như: Hựu Thành, Phú Thành, Thuận Thới, Tích Thiện, Trà Côn, Vĩnh Xuân thuộc huyện Trà Ôn; Ngãi Tứ thuộc huyện Tam Bình.
Hệ thống cấp nước phân tán: Tổng số lượng giếng đào, giếng khoan tính đến tháng 9 năm 2010 là 19.871 (giếng) trong đó số giếng đào, giếng khoan hợp vệ sinh là 16.135 (giếng) tập trung ở các xã Hiếu Thành (562 giếng khoan), Hiếu Nghĩa (1.575 giếng khoan), Trung Ngãi (2 giếng đào, 1 giếng khoan), Trung Thành (248
34
giếng đào) thuộc huyện Vũng Liêm; các xã Thuận An (495 giếng khoan), Đông Thành (464 giếng khoan), Đông Thạnh (602 giếng khoan), Mỹ Hòa 330 (giếng khoan), Đông Bình (654 giếng khoan) thuộc huyện Bình Minh; các xã Thành Lợi (355 giếng khoan), Tân Quới (60 giếng khoan), Tân Bình (79 giếng khoan), Tân Lược (183 giếng khoan), Tân Hưng (21 giếng khoan), Tân Thành (15 giếng khoan), Thành Trung (40 giếng khoan), Nguyễn Văn Thảnh (18 giếng khoan), Mỹ Thuận (8 giếng khoan), Thành Đông (112 giếng khoan), Tân An Thạnh (1 giếng đào, 180 giếng khoan) thuộc huyện Bình Tân; các xã Hựu Thành (1.111 giếng khoan), Tích Thiện (1.606 giếng khoan), Lục Sỹ Thành (349 giếng khoan), Trà Côn (999 giếng khoan), Thiện Mỹ (1.643 giếng khoan), Vĩnh Xuân (2.533 giếng khoan), Thuận Thới (1.152 giếng khoan), Phú Thành (277 giếng khoan), Tân Mỹ (865 giếng khoan) thuộc huyện Trà Ôn; các xã Hòa Hiệp (2 giếng khoan), Long Phú (78 giếng khoan), Mỹ Thạnh Trung (148 giếng khoan), Phú Lộc (16 giếng khoan), Song Phú (10 giếng khoan), Tân Phú (406 giếng khoan), Bình Ninh (904 giếng khoan), Loan Mỹ (163 giếng khoan), Phú Thịnh (29 giếng khoan), Tân Lộc (1 giếng khoan), Mỹ Lộc (98 giếng khoan), Tường Lộc (51 giếng khoan), Ngãi Tứ (1.420 giếng khoan) thuộc huyện Tam Bình; các xã Trường An (1 giếng khoan), Tân Hòa (1 giếng khoan), Tân Ngãi (1 giếng khoan), Tân Hội (1 giếng khoan) thuộc TP. Vĩnh Long.
35
Hình 1. Bản vẽ địa chất công trình tỉnh Vĩnh Long Vĩnh Long
36