Đánh giá chung về chất lượng nước mặt

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 30 - 32)

Chương II NGUỒN NƯỚC

2.3.6.4Đánh giá chung về chất lượng nước mặt

2.3 NGUỒN NƯỚC MẶT

2.3.6.4Đánh giá chung về chất lượng nước mặt

a. Qua diễn biến chất lượng nước mặt trong giai đoạn 2005 - 2009, so với QCVN08:2008/BTNMT cho thấy:

- Giá trị trung bình thông số pH, clorua, nitrat luôn nằm trong giá trị giới hạn của quy chuẩn.

- Giá trị trung bình thông số DO đa số thấp hơn giá trị giới hạn của quy chuẩn. Sự khác biệt giữa các mùa trong năm không đáng kể (mùa khô và mùa mưa).

- Giá trị trung bình thông số sắt đa số mùa mưa vượt giá trị giới hạn của quy chuẩn, nhưng mùa khô thấp hơn giá trị giới hạn của quy chuẩn. Giá trị sắt trung bình tăng dần qua các năm.

- Giá trị trung bình thông số COD đa số thấp hơn giá trị giới hạn của QCVN, nhưng ở các sông rạch gần khu vực nội đồng cao hơn giá trị giới hạn của QCVN từ

2,47 - 3,51 mg/lít.

- Giá trị trung bình thông số BOD đa số vượt giá trị giới hạn của quy chuẩn, nhưng ở sông Hậu, sông Tiền, sông Cổ Chiên thì các giá trị BOD trung bình thấp hơn giá trị giới hạn của quy chuẩn.

- Giá trị trung bình thông số nitrit, Crom VI đa số vượt không quá 2 lần; TSS, Amoni vượt không quá 3 lần giá trị giới hạn của quy chuẩn.

- Giá trị trung bình phosphat vượt từ 6,5 - 36,5 lần giá trị giới hạn của QCVN. Có khác biệt giữa các mùa trong năm, mùa khô có hàm lượng cao hơn mùa mưa.

- Giá trị trung bình thông số Coliform đều vượt từ 10,2 - 31,1 lần giá trị giới hạn của quy chuẩn. Có khác biệt giữa các mùa trong năm, mùa khô có giá trị thấp hơn mùa mưa và khu vực nội đồng, khu vực đô thị có giá trị cao hơn sông Hậu, sông Tiền, sông Cổ Chiên.

Tóm lại chất lượng nước mặt giai đoạn 2005 - 2009 trên các sông, rạch trong tỉnh như sau:

- Nguồn nước sông rạch đã bị ô nhiễm vi sinh (Coliform) và phosphat ở mức độ cao; ô nhiễm nhẹ bởi TSS, Amoni, nitrit, Crom VI, BOD, COD; ô nhiễm nhẹ bởi sắt vào mùa mưa.

- Càng vào sâu trong khu vực nội đồng mức độ ô nhiễm càng cao (thể hiện: DO thấp hơn, các chỉ tiêu khác như TSS, COD, BOD, NH4+, NO2-, phosphat, Coliform và sắt đều vượt hơn so với quy chuẩn và có giá trị cao hơn so với các sông: sông Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên). Điều này chứng tỏ ô nhiễm nguồn nước ở khu vực nội đồng cao, chủ yếu do hoạt động nông nghiệp gây ra và mức độ tự làm sạch, tính đệm

22

và khả năng chịu tải nguồn nước ở khu vực nội đồng không cao so với nguồn nước trên các sông rạch lớn.

- Đối với khu vực đô thị mức độ ô nhiễm coliform vượt hơn so với QCVN gấp 23 lần và ô nhiễm hơn so với nguồn nước trên các sông rạch lớn (sông Hậu, sông Tiền, sông Cổ Chiên) gấp 3,2 - 3,4 lần.

b. Dư lượng thuốc BVTV trong nguồn nước:

- Thông số Fenofucard, Cypermethrin (vùng trồng lúa, cây ăn quả), Padan, Dimethoate có phát hiện năm 2005, nhưng ở các năm 2006-2009 không phát hiện.

- Thông số Diajinon (trên sông Tiền, sông Hậu), Malathion, Endosulfan, Dual, Fenvalerat phát hiện năm 2005-2006 nhưng ở các năm 2007-2009 không phát hiện.

- Thông số Cypermethrin (trên vùng trồng rau) phát hiện vào năm 2005, 2006, 2007 nhưng ở các năm 2008, 2009 không phát hiện.

- Riêng thông số Diajinon (trên vùng trồng lúa, cây ăn quả, rau) trong giai đoạn 2005-2009 phần lớn tại các vị trí giám sát nước mặt có nồng độ từ 0,02 - 0,64 µg/l và vùng trồng màu có nồng độ 0,011 - 0,262 µg/l, đều dưới ngưỡng QCQG loại A2 nhỏ

hơn 0,32 µg/l.

Các kết quả trên cho thấy, nước mặt ở sông Tiền, sông Hậu; các sông rạch chính tại các vùng trọng điểm trồng lúa, cây ăn quả và trong vùng trồng rau an toàn trong tỉnh có sự tồn lưu của hóa chất BVTV nhưng với nồng độ chưa cao, có chiều hướng giảm dần qua các năm. Điều nầy được giải thích là do sự pha loãng của các sông Tuy nhiên, kết quả trên cũng chưa phản ánh hết mức độ tồn lưu của hóa chất BVTV trong nước mặt, vì còn tùy thuộc vào thời điểm, số lần lấy mẫu, loại hóa chất BVTV đang được sử dụng trong nông nghiệp.

c. Diễn biến môi trường nước mặt trong giai đoạn 2005-2009 so với giai

đoạn 2000-2004:

Có 7 chỉ tiêu vượt QCVN trong cả 2 giai đoạn (2000-2004 và 2005-2009) là DO, TSS, sắt, BOD, phosphat, Amoni và Coliform.

So với giai đoạn 2000 - 2004, chất lượng nước mặt trên các sông, rạch chính trong tỉnh có chiều hướng ô nhiễm hơn bởi các thông số Phosphat, Amoni, Nitrat, sắt, TSS, Clorua, DO và có chiều hướng giảm ô nhiễm hơn bởi các thông số Coliform, COD, BOD; Riêng pH giá trị trung bình không dao động lớn.

Tóm lại, hệ thống sông, rạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có mật độ tương đối cao và phân bố khá đồng đều, bình quân toàn tỉnh là 11,6m/ha, chếđộ thủy văn điều hòa, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa và ít chịu sự chi phối của thủy triều. Do đó khả năng khai thác nguồn nước mặt trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhằm mục đích phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân là hoàn toàn đảm bảo, nhưng trước khi dùng sinh hoạt phải được xử lý để đảm bảo chất lượng. Ở những vùng nguồn nước ngầm khó khăn và tập trung dân cư có thể xây dựng hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nước mặt quy mô vừa và lớn.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên khác có liên quan, nên khi khai thác cần phải chú ý: Chênh lệch mực nước giữa mùa mưa và mùa khô, điều kiện giao thông thủy. Đặc biệt chú ý đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở các sông để

23

có giải pháp phòng ngừa và bảo vệ; chú ý các vùng bị xâm nhập mặn Vũng Liêm, Nàng Âm và Tích Thiện để có kế hoạch khai thác hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4 NGUỒN NƯỚC NGẦM 2.4.1 Đặc điểm địa chất thủy văn

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 30 - 32)