Chất lượng nước ngầm tầng sâu

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 41)

Chương II NGUỒN NƯỚC

2.4 NGUỒN NƯỚC NGẦM

2.4.8.2 Chất lượng nước ngầm tầng sâu

Công tác thu mẫu nước ngầm tầng sâu chỉ tiến hành ở một số vị trí thuộc huyện Long Hồ và TP Vĩnh Long, ở một phần khu vực phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, do vậy kết quả thu thập được mang tính đại diện trong việc đánh giá chất lượng nước ngầm tầng sâu của tỉnh Vĩnh Long, cụ thể như sau:

- Thành phần hóa lý cơ bản:

Thông số pH của nước ngầm tầng sâu khá hơn so với Quy chuẩn Việt Nam (5,5 - 8,5), biến thiên trong khoảng 8,5 - 8,9. Như vậy nguồn nước ngầm tầng sâu hơi bị kiềm hóa, thành phần bicarbonate chiếm ưu thế sẽ gây lên những tác động nhất

định nếu sử dụng cho mục đích sinh hoạt mà không xử lý.

Giá trị độ dẫn điện (EC) biến thiên trong khoảng từ 80 - 100mS/m, đây là một giá trị khá cao. Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng trên là do nguồn nước bị

nhiễm mặn nhẹ. Xu hướng này thể hiện qua giá trị Clo biến thiên trong khoảng 1,5 - 3,5meq/l trong khi đó giá trị Sunphat lại khá thấp chỉ khoảng 0,6 - 07 meq/l. Tuy nhiên hiện tượng nhiễm mặn ở tầng sâu chỉ diễn ra với mức độ nhẹ, kết quả phân tích

độ mặn cho thấy tất cả các giá trị độ mặn đều <1‰.

Giá trị sắt, một số kim loại và Mangan khá thấp, đạt QCVN và hoàn toàn không ảnh hưởng đến khả năng cấp nước của nguồn nước ngầm tầng sâu.

Giá trị Ca, Mg và độ cứng không cao, biến thiên trong khoảng 0,4 - 2,0meq/l và giá trị độ cứng <300mgCaCO3 cho thấy nguồn nước ngầm tầng sâu hơi mềm so với tiêu chuẩn.

- Thành phần dinh dưỡng và hữu cơ:

Gía trị nitrit, nitrat biến thiên trong khoảng 0,2 - 0,35mg/l, điều này cho thấy oxít nitơ trong nguồn nước ngầm tầng sâu chủ yếu là nitrit. Mặc dù hàm lượng này còn khá thấp và chưa đến ngưỡng gây độc trực tiếp nhưng trong quá trình sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt cần xử lý nước trước khi sử dụng.

Giá trị Amoni biến thiên trong khoảng 0,1 - 0,2mg/l, phốt phát biến thiên trong khoảng 0,02 - 0,05mg/l, Mn biến thiên trong khoảng 0,4 - 1,5mg/l. Như vậy giá trị

của các thông số này rất thấp và hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến khả năng sử dụng nguồn nước ngầm tầng sâu cho các hoạt động dân sinh kinh tế xã hội.

- Thành phần kim loại nặng:

Hàm lượng As biến thiên trong khoảng 2 - 7μg/L. Như vậy hàm lượng As thấp hơn so với tiêu chuẩn là 50μg/L. Tương tự như vậy hàm lượng các kim loại nặng khác như Cd, Cr, Cu và Pb đều thấp hơn so với QCVN 09:2008/BTNMT, đặc biệt là thành phần Hg không tìm thấy trong nước ngầm tầng sâu.

- Thành phần vi sinh:

Thành phần vi sinh hầu như không xuất hiện trong nước ngầm tầng sâu, điều này cho thấy tầng nước ngầm tầng sâu vẫn đang được bảo vệ tốt, chưa có hiện tượng thẩm thấu chất ô nhiễm từ bề mặt xuống tầng nước nầy.

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)