Những thành công và hạn chế, trọng tâm cần giải quyết

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 69 - 71)

a. Những thành công

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng các tổ chức quốc tế (UNICEF, WB, Úc), nhân dân và đặc biệt là Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long nên trong những năm qua (từ năm 1999 đến tháng 9 năm 2010) tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch hợp vệ sinh đạt 50,9%.

Kết quả này đã góp phần tăng thêm cơ sở hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn trong giai đoạn ban đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn; Cải thiện điều kiện sinh hoạt cho một phận dân cư, giúp họ thêm cơ hội thoát nghèo, đồng thời cũng góp phần chống tái nghèo ở các vùng khó khăn thông qua việc tiết kiệm thời gian lấy nước, cải thiện điều kiện vệ sinh để nâng cao sức khỏe.

Nâng cao được một bước nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân sống ở nông thôn về việc sử dụng nước sạch. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá.

Đã có các mô hình huy động vốn đầu tư hiệu quả, bao gồm: các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, lồng ghép với các chương trình khác, các thành phần kinh tế, sự hỗ trợ của quốc tế, vốn tín dụng và sựđóng góp của nhân dân.

Đã xác định được những giải pháp về công nghệ trong cấp nước và vệ sinh phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm dân cư, tập quán và truyền thống sử dụng nước sinh hoạt của địa phương. Các giải pháp này đang được phổ biến nhân rộng để dần dần thay thế những loại hình cấp nước không đảm bảo chất lượng, số lượng và ảnh hưởng không tốt đến nguồn nước.

61

b. Những hạn chế và tồn tại

Kinh phí cho khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch hạn chế, không đủ để khảo sát bổ sung tài liệu cần thiết và tính toán kỹ lưỡng,…

Tính bền vững của việc cấp nước sạch nông thôn đạt được là chưa cao. Số lượng và chất lượng nước cung cấp từ nhiều công trình cấp nước hiện đang bị giảm sút. Thêm vào đó là việc giám sát và kiểm tra chất lượng nước chưa đúng quy định, đặc biệt là đối với các công trình cấp nước nhỏ lẻ. Quản lý bền vững công trình cấp nước sạch nông thôn sau khi xây dựng còn yếu, các mô hình quản lý công trình cấp nước tập trung mới là thử nghiệm, chưa có tổng kết, đánh giá tính phù hợp.

Người dân sống phân tán trên diện tích rộng nên:

- Rất khó để phát triển một hệ thống cấp nước có quy mô lớn để dễ dàng quản lý.

- Đểđảm bảo cấp nước cho mọi người thì phải đầu tư chi phí đường ống rất lớn.

Tổng vốn đầu tư huy động chưa đáp ứng được nhu cầu.

Công tác thông tin - giáo dục - truyền thông đến người dân nông thôn về sử dụng nước sạch chưa được chú trọng nhiều.

Thị trường nước sạch nông thôn chưa hình thành rõ ràng, các chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế tín dụng hiện có chưa thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là khu vực tư nhân.

Những hạn chế và tồn tại trên chính là những khó khăn và thách thức đặt ra cho Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long cần giải quyết, để hoàn thành mục tiêu của Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.

62

PHẦN III

XU TH PHÁT TRIN, CƠ HI VÀ THÁCH THC ĐỐI VI CP NƯỚC SCH NÔNG THÔN

Chương VI. DỰ BÁO XU THẾ PHÁT TRIỂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH

THỨC

6.1 Xu thế phát triển nguồn lực bên ngoài về cấp nước nông thôn 6.1.1 Biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Một phần của tài liệu QH CNSNT VINH LONG PHE DUYET (Trang 69 - 71)