Những tồn tại, hạn chế và khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ở công ty TNHH một thành viên thủy lợi liễn sơn tỉnh vĩnh phúc (Trang 87 - 90)

3.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển nguồn NL tại Công ty TNHH MT

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và khó khăn

ên cạnh một số kết quả đạt đƣợc nêu trên thì công tác phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục nhƣ sau:

*Thứ nhất : Đối với hoạt động tuyển dụng

+ Nguồn tuyển dụng: mới chỉ chú trọng vào nguồn bên trong, ƣu tiên con em trong ngành. Điều này làm cho cho đơn vị chƣa có nhiều cơ hội để lựa chọn các ứng viên từ bên ngoài.

+ Trong quá trình thực hiện công tác tuyển dụng: số lƣợng hồ sơ không đạt yêu cầu còn cao và có xu hƣớng tăng. Ngoài ra, hiệu quả công tác tuyển dụng cũng chƣa đƣợc đánh giá cao thông qua chỉ tiêu số lƣợng nhân viên bỏ việc trong 2 tháng đầu thử việc là khá cao. Đặc biệt, trong quá trình tuyển dụng, công ty chƣa thực hiện khâu đánh giá hiệu quả tuyển dụng.

Đào tạo cần thiết phải có đƣợc một hệ thống đánh giá chất lƣợng chính xác và hiệu quả cao. Việc đánh giá phải đƣợc thực hiện ở cả 2 vấn đề là chƣơng trình đào tạo và kết quả thực hiện công việc sau đào tạo. Hiệu quả của chƣơng trình đào tạo là cơ sở nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động về những kiến thức kĩ năng công việc hiện tại và tƣơng lai để họ thực hiện công việc với kết quả mong muốn mà tổ chức đề ra. Vì vậy để có thể đem đến lợi ích tối đa cho tổ chức trƣớc hết phải có đƣợc chƣơng trình đào tạo tốt, sau đó là ngƣời lao động phải tự vận dụng một cách linh hoạt vào trong quá trình thực hiện công việc của mình. Trên thực tế, việc đánh giá này chƣa đƣợc công ty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn thực hiện.

- an lãnh đạo đã nhận rõ tầm quan trọng của yếu tố nguồn NL nhƣng chƣa đầu tƣ thích đáng cho việc phát triển, đào tạo nguồn NL, chƣa có kế hoạch và hoạch định nguồn nhân lực rõ ràng cụ thể.

- Đa số cán bộ lãnh đạo, quản lý của Công ty TNHH MTV thủy lợi Liễn Sơn đều có xuất phát là những cán bộ làm công tác chuyên môn về kỹ thuật sản xuất, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ là kỹ thuật, sản xuất trong khi đòi hỏi của công tác quản lý bao hàm nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế, tài chính, nhân lực… đã làm cho công tác quản lý chƣa thật sự khoa học và hiệu quả.

- Việc bố trí sử dụng lao động hiện nay chủ yếu dựa vào chuyên môn bằng cấp đƣợc đào tạo mà chƣa chú ý đến các kỹ năng và phẩm chất cá nhân làm hạn chế việc phát triển các năng lực cá nhân.

*Thứ 3: Hoạt động sắp xếp, bố trí lao động

Công ty chƣa thực hiện phân tích công việc, chƣa xây dựng đƣợc hệ thống chi tiết ản mô tả công việc, ản yêu cầu đối với ngƣời thực hiện công việc, ản tiêu chuẩn thực hiện công việc, điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng công việc và chất lƣợng nguồn NL của Công ty vì:

Trong quá trình tuyển dụng, ngƣời làm công tác tuyển dụng và ứng viên sẽ không có cái nhìn chính xác nhất về công việc, đôi khi ảnh hƣởng đến chất lƣợng tuyển dụng. Ngƣời lao động sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm việc,

nhất là nhân viên mới, họ không nắm rõ đƣợc mình cần phải làm những gì, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đến đâu, mình cần phải có những tiêu chuẩn gì để đáp ứng công việc và yêu cầu khi thực hiện công việc là gì. Điều này đã khiến nhiều nhân viên lúng túng khi làm việc, khó định hƣớng phấn đấu cho bản thân, hiệu quả công việc phần nào bị ảnh hƣởng.

*Thứ 4:Chính sách lương, thưởng, phúc lợi

Trả lƣơng chƣa căn cứ vào chất lƣợng thực hiện công việc. Kết quả thực hiện công việc chủ yếu đƣợc dùng để đánh giá thi đua, khen thƣởng, sử dụng khi thực hiện đề bạt – thăng tiến mà chƣa gắn với việc trả lƣơng, do đó chƣa tạo đƣợc động lực lao động mạnh mẽ cho NLĐ. Cách trả lƣơng nhƣ hiện tại chủ yếu dựa vào quy định đã có sẵn, không có sự sáng tạo, đổi mới. Mức lƣơng và các chế độ phụ cấp, phúc lợi còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của ngƣời lao động vì thế chƣa thực sự trở thành động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc.

ên cạnh đó, cách chi trả lƣơng và mức tiền lƣơng của Công ty không có gì khác biệt, nổi trội so với các công ty khác cùng ngành nên tiền lƣơng chƣa thực sự trở thành động lực thúc đẩy ngƣời lao động làm việc, chƣa trở thành nhân tố góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn NL trong Công ty.

Những năm trƣớc đây, số lƣợng ngƣời lao động, ngƣời trực tiếp sản xuất đƣợc khen thƣởng còn ít, đa phần là khen thƣởng cán bộ có chức vụ nên phần nào làm giảm ý nghĩa của việc khen thƣởng, không tạo đƣợc sự khích lệ đối với ngƣời lao động.

Các chính sách thƣởng cũng chƣa thực sự trở thành động lực thúc đẩy nâng cao chất lƣợng nguồn NL do mức khuyến khích chƣa cao. Giá trị phần thƣởng mang tính khích lệ tinh thần là chính, giá trị vật chất thấp nên không ảnh hƣởng nhiều đến thu nhập của ngƣời lao động do đó “thƣởng” chƣa tạo đƣợc những kích thích, tác động mạnh mẽ đến ngƣời lao động. Việc sử dụng các

chính sách lƣơng, thƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn NL chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả cao.

*Thứ 5:Hoạt động xây dựng văn hóa lành mạnh trong Công ty.

Văn hóa doanh nghiệp có sức mạnh tinh thần to lớn, là nguồn động lực khích lệ tinh thần, khiến ngƣời lao động cảm thấy tự hào, vinh dự vì mình là ngƣời của Công ty, tạo nên những thói quen, tâm lí muốn gắn bó lâu dài, tạo ra nhiệt huyết khiến ngƣời lao động muốn cống hiến hết mình vì Công ty. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên động lực lao động. Tuy nhiên, Công ty chƣa chú trọng đến việc xây dựng cho mình một chƣơng trình văn hóa doanh nghiệp bài bản. Những yếu tố văn hóa doanh nghiệp trong Công ty chủ yếu mang tính tự phát, thói quen, thông lệ mà chƣa có một sự định hƣớng rõ ràng, cụ thể. Do đó, hiệu quả mà văn hóa doanh nghiệp mang lại đối với công tác tạo động lực lao động là chƣa cao.

Công ty chƣa tạo đƣợc sự khác biệt rõ nét về văn hóa với các Công ty khác. Văn hóa Công ty mới chỉ dừng lại ở đặc thù hoạt động kinh doanh của mình, quan hệ lao động, một số hoạt động kỉ niệm tiêu biểu của ngành mà chƣa có sự thể hiện rõ hơn nhƣ: trang phục, logo,…

Việc kiểm tra, giám sát thực hiện nội quy, quy chế Công ty chƣa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm, ngƣời lao động trong cùng một phòng, đơn vị, tổ, nhóm đánh giá lẫn nhau. Mọi ngƣời còn tâm lý e ngại nên chủ yếu chỉ nêu những mặt tích cực của nhau, tránh không nói đến hạn chế, nhƣợc điểm, sợ mất lòng nhau nên tính khách quan trong đánh giá chƣa thực sự đƣợc đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ở công ty TNHH một thành viên thủy lợi liễn sơn tỉnh vĩnh phúc (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)